Công nghệ 9 Bài 12: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà
Người ta thường hay kiểm tra định kì mạng điện trong gia đình để biết mạng điện trong nhà đang sử dụng có an toàn hay không. Vậy quá trình kiểm tra gồm những khâu nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung Bài 12: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
- Cấu tạo của mạng điện trong nhà:
- Đồng hồ đo điện.
- Dây dẫn điện và vật liệu cách điện của mạng điện.
- Các thiết bị điện.
- Đồ dùng điện.
- Để kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà, cần phải tiến hành kiểm tra những phần tử của mạng điện:
- Kiểm tra dây dẫn điện
- Kiểm tra cách điện của mạng điện
- Kiểm tra các thiết bị điện
- Kiểm tra đồ dùng điện
Chú ý: Trước khi kiểm tra phải cắt điện.
1.1. Kiểm tra dây dẫn điện
- Dây dẫn điện trong nhà không nên dùng dây trần vì rất nguy hiểm đến tính mạng con người.
- Dây dẫn điện trong nhà thường được sử dụng dây có vỏ bọc cách điện tốt
- Trong thời gian sử dụng phải kiểm tra định kỳ để phát hiện ra dây dẫn có vết nứt, hở chỗ cách điện
- Biện pháp khắc phục:
- Dây dẫn không buộc lại với nhau, tránh làm tăng nhiệt độ, hỏng lớp cách điện
- Thay dây mới, dùng băng keo quấn cách điện chỗ bị hở
1.2. Kiểm tra cách điện của mạng điện
- Kiểm tra rò điện.
- Kiểm tra các ống nhựa cách điện luồn dây dẫn
- Nếu bị dập, vỡ thì có thể thay ống nhựa cách điện mới
1.3. Kiểm tra các thiết bị điện
a. Cầu dao, công tắc
- Khi kiểm tra các thiết bị cần kiểm tra: Vỏ; mối nối dây dẫn điện với phụ kiện; các ốc, vít; hướng chuyển động của núm đóng cắt của thiết bị.
- Một số hiện tượng hư hỏng và cách khắc phục:
b. Cầu chì
- Cầu chì lắp ở dây pha, bảo vệ cho thiết bị và đồ dùng điện
- Các cầu chì phải có nắp che, không để hở
- Kiểm tra sự phù hợp của số liệu định mức cầu chì với yêu cầu làm việc của mạng điện
c. Ổ cắm điện và phích cắm điện
- Một số đặc điểm cần kiểm tra:
- Các bộ phận: vỏ, các chốt cắm, các cực, ốc, vít,….phải đảm bảo chắc chắn.
- Các đầu dây nối phải đảm bảo chắc chắn tránh bị chập mạch, đánh lửa.
- Các cấp điện áp khác nhau sử dụng các ổ cắm khác nhau.
- Tránh để ở những nơi ẩm ướt, quá nóng, nhiều bụi.
- Yêu cầu cần đạt được:
- Phích cắm điện không bị vỡ vỏ cách điện, các chốt cắm phải đảm bảo chắc chắn, tiếp xúc tốt.
- Ổ cắm điện phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn điện, để tránh bị chập mạch, đánh lửa
1.4. Kiểm tra các thiết bị điện
- Một số đặc điểm cần lưu ý khi kiểm tra các thiết bị điện:
- Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện.
- Kiểm tra dây dẫn và các mối nối.
- Kiểm tra các bộ phận của đồ dùng điện.
- Phải kiểm tra định kì và sửa chữa các đồ dùng điện kịp thời.
Lưu ý: Các đồ dùng điện phải đảm bảo về an toàn điện mới được đưa vào sử dụng.
- Yêu cầu cần đạt được:
- Các bộ phận cách điện bằng cao su, chất dẻo, thuỷ tinh phải nguyên vẹn, không sứt vỡ, chi tiết nào vỡ phải thay ngay.
- Dây dẫn điện không bị hở cách điện, khụng rạn nứt.
- Phải kiểm tra định kỳ các đồ dùng điện.
2. Luyện tập
Câu 1:
Dây dẫn điện trong nhà có nên dùng dây trần không? Tại sao?
Nếu cách xử lí những dây dẫn cũ có những vết nứt hở?
Gợi ý trả lời
- Dây dẫn điện trong nhà không nên dùng trong nhà để đảm bảo tính an toàn. Sau một thời gian dài sử dụng dây dẫn điện có thể gặp một số hỏng hóc như bị chuột cắn, nứt, gãy dây sẽ để hở phần lõi điện sẽ có khả năng gây nguy hiểm cao.
- Đối với những dây dẫn đã cũ thì cách tốt nhất là thay toàn bộ nhưng sẽ tốn kém và phức tạp. Do đó ta có thể tìm những đoạn dây bị hỏng và dùng băng dính cách điện để dán lại các chỗ đã bị nứt.
Câu 2: Nếu các ống cách điện luồn dây dẫn bị giập vỡ cần xử lí như thế nào?
Gợi ý trả lời
Với những ống cách điện luồn dây dẫn bị giập vỡ ta có thể mua mới và thay thế được một cách dễ dàng và thuận tiện. Hoặc chúng ta có thể dùng băng dính cách điện cùng màu ống cách điện để dán lại phần bị giập. Vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo tính thẩm mĩ.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Giải thích được tại sao cần phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà thường xuyên.
- Nêu được cách các yêu cầu an toàn cho mạng điện trong nhà.
- Kiểm tra được một số yêu cầu về an toàn điện mạng điện trong nhà.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 9 Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng
- doc Công nghệ 9 Bài 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà
- doc Công nghệ 9 Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện
- doc Công nghệ 9 Bài 4: Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện
- doc Công nghệ 9 Bài 5: Thực hành: Nối dây dẫn điện
- doc Công nghệ 9 Bài 6: Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện
- doc Công nghệ 9 Bài 7: Thực hành lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang
- doc Công nghệ 9 Bài 8: Thực hành lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn
- doc Công nghệ 9 Bài 9: Thực hành lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn
- doc Công nghệ 9 Bài 10: Thực hành lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn
- doc Công nghệ 9 Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà