Công nghệ 9 Bài 3: Sắp xếp và trang trí nhà bếp

Mời các em cùng tham khảo các cách sắp xếp và trang trí các khu vực trong nhà bếp hợp lí và khoa học để tạo sự gọn gàng ngăn nắp và thoải mái khi nấu ăn. Thông qua nội dung bài 3: Sắp xếp và trang trí nhà bếp trong chương trình Công nghệ 9. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!

Công nghệ 9 Bài 3: Sắp xếp và trang trí nhà bếp

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cách sắp xếp và trang trí nhà bếp

- Những công việc cần làm trong nhà bếp

  • Cất giữ thực phẩm
  • Cất giữ dụng cụ làm bếp
  • Chuẩn bị sơ chế thực phẩm
  • Nấu nướng, thực hiện món ăn
  • Bày dọn thức ăn và bàn ăn

Sắp xếp và trang trí nhà bếp thời xưa

Sắp xếp và trang trí nhà bếp thời nay

- Những đồ dùng cần thiết để thực hiện các công việc nhà bếp

  • Tủ cất giữ thực phẩm hoặc tủ lạnh
  • Bàn sửa soạn thức ăn
  • Bàn cắt, thái, chậu rửa
  • Bếp đun
  • Bàn để các nồi thức ăn vừa nấu xong
  • Tủ, kệ chứa thức ăn và các đồ dùng cho chế biến và dọn ăn

1.2. Cách sắp xếp nhà bếp hợp lý

a. Thế nào là sắp xếp nhà bếp hợp lý?

  • Sắp xếp nhà bếp hợp lý là: bố trí các khu vực làm việc trong bếp thuận lợi cho người nội trợ để công việc được triển khai gọn gàng và khoa học.

Các khu vực hoạt động trong nhà bếp

  • Sơ đồ các khu vực trong nhà bếp: 

Sơ đồ nhà bếp

b. Bố trí các khu vực hoạt động trong nhà bếp

- Bố trí các khu vực hoạt động

  • Tủ cất giữ thực phẩm nên đặt gần cửa ra vào nhà bếp.
  • Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm.
  • Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp.
  • Cạnh bếp đun nên đặt kệ nhỏ để các loại gia vị dùng cho việc nấu nướng và bàn để thức ăn vừa chế biến xong.

Ví dụ bố trí nhà bếp

- Chú ý

  • Nên đặt bồn rửa ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và bếp đun
  • Tủ chứa thức ăn, bếp và nơi dọn thức ăn được tạo thành một tam giác đều (theo tưởng tượng) để tiện việc đi lại, di chuyển và ít tốn thời gian. Nếu nhà bếp quá hẹp nên đặt thẳng hàng
  • Để nối liền các khu vực làm việc nêu trên, cần có những tủ, ngăn chứa tất cả những đồ dùng cần thiết; những tủ này có thể dài hay ngắn tùy theo nhà bếp rộng hay hẹp
  • Chiều cao của tất các tủ, bồn rửa phải vừa tầm tay, trung bình 80cm, chiều rộng khoảng 60cm
  • Bề mặt của tủ, bồn rửa nên làm bằng nhôm hay gạch men hoặc đá mài cho dễ lau chùi

1.3. Một số cách sắp xếp, trang trí nhà bếp thông dụng

  • Dù nhà ở thuộc loại nào (nhà lá, nhà gỗ, nhà gạch, nhà bê tông…) cũng cần phải sắp xếp và trang trí nhà bếp thích hợp để tạo thuận lợi cho công việc ăn uống thường ngày của gia đình.
  • Tùy thuộc vào cấu trúc của nhà ở và điều kiện kinh tế của gia đình, có thể sắp xếp và trang trí nhà bếp theo một trong các dạng sau đây:

a. Dạng chữ I

- Sử dụng một bên tường (hình 3)

  • Tủ chứa thức ăn (1)
  • Nơi rửa dọn (2)
  • Nơi đun nấu (3)

Hình 3- Sắp xếp nhà bếp dạng chữ I

  • Các khu vực làm việc được nối liền bởi các ngăn và kệ tủ.
  • Trên tường có các ngăn tủ chứa bát đĩa, thức ăn và dụng cụ cần thiết.

b. Dạng hai đường thẳng song song

Sử dụng hai bức tường đối diện (hình 4)

Hình 4- Sắp xếp nhà bếp dạng hai đường thẳng song song

c. Dạng chữ U

Khu vực làm việc đặt theo 3 cạnh tường (hình chữ U) (hình 5)

Hình 5- Sắp xếp nhà bếp dạng chữ U

d. Dạng chữ L

  • Sử dụng hai bức tường thẳng góc (hình 6)

Sắp xếp nhà bếp dạng chữ L

  • Đối với các loại nhà xây bằng những vật liệu thô sơ hoặc nhà được xây dựng ở những vùng không có hệ thống nước máy của Nhà nước cũng cần quan tâm đến việc sắp xếp nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp, hợp lí và khoa học để công việc nấu ăn được dễ dàng thuận lợi.

2. Luyện tập

Câu 1: Hãy kể những công việc thường làm trong nhà bếp?

Gợi ý làm bài

  • Cất giữ thực phẩm
  • Cất giữ dụng cụ làm bếp
  • Chuẩn bị sơ chế thực phẩm
  • Nấu nướng, thực hiện món ăn
  • Bày dọn thức ăn và bàn ăn

Câu 2: Có mấy khu vực hoạt động trong nhà bếp? Cho biết cách sắp xếp thích hợp? 

Gợi ý làm bài

- Có 5 khu vực: Cất, giữ thực phẩm; sửa soạn thực phẩm; thái, rửa thực phẩm; nấu nướng; bày, dọn thức ăn.

- Sắp xếp nhà bếp hợp lý là: bố trí các khu vực làm việc trong bếp thuận lợi cho người nội trợ để công việc được triển khai gọn gàng và khoa học.

  • Tủ cất giữ thực phẩm nên đặt gần cửa ra vào nhà bếp
  • Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm
  • Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp
  • Cạnh bếp đun nên đặt kệ nhỏ để các loại gia vị dùng cho việc nấu nướng và bàn để thức ăn vừa chế biến xong

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết cách sắp xếp và trang trí các khu vực trong nhà bếp hợp lí và khoa học, tạo sự gọn gàng ngăn nắp và thoải mái khi nấu ăn
  • Biết vận dụng kiến thức đã học vào điều kiện cụ thể ở gia đình
  • Sắp xếp và trang trí các khu vực trong nhà bếp hợp lí và khoa học
Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM