Địa lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch
Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về thương mại và du lịch trong chương trình Địa lí 9, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 15 Địa lí 9. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nội thương
- Cả nước là một thị trường thống nhất. Hàng hoá dồi dào, đa dạng, tự do lưu thông. Hệ thống các chợ hoạt động tấp nập ở cả thành thị và nông thôn.
- Hoạt động thương mại giữa các vùng trong nước khác nhau: tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng lớn nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó đến Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng; thấp nhất ở Tây Nguyên.
- Hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
1.2. Ngoại thương
- Ngoại thương
Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất ở nước ta. Nền kinh tế càng phát triển và mở cửa thì hoạt động ngoại thương càng quan trọng, có tác dụng trong việc giải quyết đầu ra cho các sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất với chất lượng cao và cải thiện đời sống nhân dân.
- Ý nghĩa
Có tác dụng trong việc:
- Giải quyết đầu ra cho các sản phẩm.
- Đổi mới công nghệ.
- Mở rộng sản xuất với chất lượng cao.
- Cải thiện đời sông nhân dân.
- Mặt hàng xuất khẩu: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông, lâm, thuỷ sản.
- Mặt hàng nhập khẩu: máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu...
Hiện nay, nước ta buôn bán nhiều với Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, một sô' vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hồng Công, thị trường châu Âu và Bắc Mĩ.
1.3. Du lịch
Du lịch ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu kinh tế cả nước, đem lại nguồn thu nhập lớn, góp phần mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới và cải thiện đời sống nhân dân.
Ý nghĩa:
- Đem lại nguồn thu nhập lớn.
- Góp phần mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới.
- Cải thiện đời sông nhân dân.
Tài nguyên du lịch giàu có:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên (phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, có nhiều động vật quý hiếm,...).
- Tài nguyên du lịch nhân văn (các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống, văn hoá dân gian,...).
- Nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng đã được công nhận là di sản thế giới: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, Cố đô Huế, Di tích Mĩ Sơn, Phố cổ Hội An.
- Khách du lịch trong nước và quốc tế ngày càng đông. Sản phẩm du lịch đa dạng.
2. Luyện tập
Câu 1: Quan sát hình 15.1, hãy cho biết hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở những vùng nào của nước ta?
Gợi ý làm bài
Hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở:
- Đông Nam Bộ (89, 4 nghìn tỉ đồng).
- Đồng bằng sông Cửu Long (53,8 nghìn tỉ đồng).
- Đồng bằng sông Hồng (53,2 nghìn tỉ đồng).
Câu 2: Hãy nhận xét biểu đồ và kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta mà em biết.
Gợi ý làm bài
Nhận xét:
- Chiếm tỉ trọng cao nhất là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (40,6%).
- Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 (31,8%).
- Hàng nông – lâm – thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất (27,6%).
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là:
- Than, dầu khí.
- Gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, tôm, cá.
- Da giày, quần áo, hàng thủ công mỹ nghệ.
Câu 3: Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương?
Gợi ý làm bài
Nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương vì:
- Thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm các quốc gia như Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây- li-a.
- Đây hầu hết là các quốc gia thuộc khu vực châu Á (đặc biệt khu vực Đông Nam Á), có nhiều nét tương đồng với nước ta trong văn hóa phương Đông như: ăn uống, trang phục, làm đẹp…nên các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đáp ứng được thị hiếu của khu vực này.
- Các thị trưởng này có vị trí địa lí gần, dân cư đông, tốc độ phát triển nhanh.
- Ngược lại các thị trường châu Âu, Bắc Mỹ là những thị trường khó tính, nét văn hóa khác biệt với Việt Nam.
3. Kết luận
Sau bài học cần nắm các nội dung sau:
- Nắm được các đặc điểm phát triển và phân bố ngành thương mại và du lịch nước ta.
- Chứng minh và giải thích được tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là các trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất nước ta.
-Nắm được nước ta có tiềm năng du lịch khá phong phú và ngành du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng.
Tham khảo thêm
- doc Địa lí 9 Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
- doc Địa lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- doc Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- doc Địa lí 9 Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
- doc Địa lí 9 Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ
- doc Địa lí 9 Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
- doc Địa lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
- doc Địa lí 9 Bài 13: Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
- doc Địa lí 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
- doc Địa lí 9 Bài 16: Thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế