Địa lí 9 Bài 4: Lao động việc làm và chất lượng cuộc sống

Mời các bạn cùng ôn tập các kiến thức về dân số trẻ, lực lượng lao động của nước ta qua các giai đoạn thời gian qua thông qua bài 4 Địa lí 9 Lao động việc làm và chất lượng cuộc sống. Nội dung chi tiết thâm khảo tại đây.

Địa lí 9 Bài 4: Lao động việc làm và chất lượng cuộc sống

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nguồn lao động và sử dụng lao động

a. Nguồn lao động

- Số lượng: dân số nước ta có khoảng 80,9 triệu người (2003) trong đó tỉ lệ người trong độ tuổi lao động là khoảng 58.4% vì thế nước ta có lực lượng lao động dồi dào với hơn 40 triệu lao động

- Chất lượng:

+Thế mạnh:

  • Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.
  • Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh, thông minh, sáng tạo, cần cù.

+ Hạn chế: Hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.

+ Biện pháp:

  • Để nâng cao chất lượng lao động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động cần thực hiện việc phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.
  • Nhiều kinh nghiệm, tiếp thu khoa học kĩ thuật.

Biểu đồ co cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo, năm 2003 (%)

b. Sử dụng lao động

- Đặc điểm:

  • Lao động nước ta chủ yếu đang hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp.
  • Tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn đang diễn ra.

- Xu hướng:

+ Số lao động có việc làm tăng lên.

+ Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:

  • Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.
  • Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm.

→ Thay đổi phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá – hiện đại hóa đất nước hiện nay.

1.2. Vấn đề việc làm

  • Thuận lợi khi xây dựng cơ cấu kinh tế và mở rộng quy mô sản xuất, giá nhân công rẻ…
  • Khó khăn: Vấn đề giải quyết việc làm khó khăn vì nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển, mỗi năm yêu cầu phải có thêm 1 triệu việc làm cho 1 triệu người đến tuổi lao động
  • Thời gian lao động ít nhất là ở khu vực nông thôn: đạt 77,7%
  • Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao: đạt khoảng 6%.

1.3. Chất lượng cuộc sống

  • Đảng và nhà nước đã và đang có sự quan tâm đến đời sống và cải thiện đời sống cho nhân dân bằng nhiều chính sách mới: Xóa đói giảm nghèo, cho vay vốn phát triển sản xuất, quỹ ủng hộ người nghèo…
  • Trước cách mạng tháng 8 và trong chiến tranh: đói nghèo, bệnh tật, thu nhập thấp, mù chữ.
  • Ngày nay: Sau 20 năm đổi mới bộ mặt đời sống đã có nhiều thay đổi:
  • Người biết chữ đạt 90.3%
  • Ttuổi thọ bình quân đạt 67,5 tuổi (Nam) và 74 tuổi (Nữ)
  • Thu nhập trung bình đạt trên 400 USD/ năm.
  • Chiều cao thể trọng đều tăng…

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào hình 4.2 trong SGK, hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta. Giải thích vì sao có sự thay đổi đó?

Gợi ý làm bài

- Nhận xét: có sự chuyển dịch lao động giữa các ngành, cụ thể:

  • Số lao động hoạt động trong ngành nông, lâm, ngủ nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao. Từ năm 1989 đến năm 2003, tỉ trọng có xu hướng giảm, giảm 11,2%.
  • Số lao động hoạt động trong ngành công nghiệp – xây dựng luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất. Từ năm 1989 đến năm 2003 tỉ trọng có xu hướng tăng, tăng 5,3%.
  • Số lao động trong ngành dịch vụ có xu hướng tăng, tăng 5,9%.

- Giải thích: do nước ta ngành nông, lâm, ngư nghiệp vẫn là ngành chiếm tỉ trọng cao và có lịch sử lâu đời nên số lao động trong ngành này cao. Sự chuyển dịch lao động giữa các ngành là do tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã làm thúc đấy sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ nên lao động của hai ngành này tăng.

Câu 2: Nêu một số thành tự về nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nước ta. 

Gợi ý làm bài

- Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% (năm 1999), hiện nay là 97,3% (năm 2015).

- Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng.

- Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.

- Tuổi thọ trung bình tăng.

- Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều bệnh dịch đã bị đẩy lùi.

Câu 3: Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?

Gợi ý làm bài

Còn nhiều người trong độ tuổi lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm

- Năm 2005:

  • Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 5,3%
  • Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3%

- Nguồn lao động là vốn quý của quốc gia, nếu không sử dụng hết sẽ vừa gây lãng phí, vừa gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, ổn đinh xã hội.

3. Kết luận

Qua bài này các em phải nắm được các vấn đề sau:

- Nguồn lao động và sử dụng lao động

- Vấn đề việc làm

- Chất lượng cuộc sống

Ngày:22/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM