Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Qua bài học này giúp các em học sinh biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam. Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất. Để hiểu sự phân bố dân cư của nước ta và hình thành hai loại hình quần cư như thế nào mời các em cùng tìm hiểu bài học dưới đây.

Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

1. Tóm tắt lý thyết

1.1. Mật độ dân số và phân bố dân cư

- Mật độ dân số: cao, ngày một tăng

  • Năm 2009 MĐDS là 259 người/km2, so với thế giới 48 người/km2.
  • Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² (thế giới: 47 người/km²), năm 2016: 280 người/km² (thế giới: 57 người/km²).
  • Mật độ dân số được tính bằng: Số dân / Diện tích (=người/km2)

- Cao hơn 5 lần trung bình của thế giới và cao hơn trung bình của nhiều quốc gia, nhiều châu lục.

Phân bố dân số ở nước ta

- Dân cư nước ta phân bố không đều:

+ Không đồng đều theo vùng:

  • Dân cư tập trung đông: Ven biển, đồng bằng. (trên 1000 người/km2). Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2).
  • Dân cư thưa thớt: Vùng núi, trung du. (khoảng 100 người/km2). Thấp nhất là khu vực Tây Bắc.
  • Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất. 

→ Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế - xã hội và môi trường.

+ Không đồng đều theo thành thị và nông thôn:

  • Tập trung đông ở nông thôn (74%).
  • Tập trung ít ở thành thị (26%).

→ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. ở miền núi dân cư thưa thớt.

- Nguyên nhân: Những vùng đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi hơn: đi lại dễ dàng, sản xuất phát triển, đời sống văn hóa cao….Vùng núi đi lại khó khăn, đời sống khó khăn.

1.2. Các loại hình quần cư

Một số hình ảnh nông thôn và thành thị

a. Quần cư nông thôn

  •  Sống ở nông thôn, hoạt động trong các ngành nông lâm ngư nghiệp.
  •  Sống tập trung thành các điểm dân cư: làng, xóm, thôn, bản, buôn, plây, phum, sóc…
  •  Sự thay đổi cơ cấu kinh tế đang làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi: Nhiều cơ sở dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp… ra đời, đời sống thay đổi, quan hệ cũng thay đổi…
  • Mật độ dân cư: thấp

b. Quần cư thành thị

  •  Mật độ dân số cao. Kiểu nhà ống san sát, chung cư cao tầng…
  •  Hoạt động kinh tế chủ yếu: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật…
  •  Là những trung tâm văn hóa, kinh tế chính trị của mỗi địa phương.
  • Mật độ dân cư: cao

1.3. Đô thị hóa

- Đặc điểm:

  • Số dân thành thị tăng lên: Từ 1985 đến 2003 là 11,3 triệu lên 21 triệu người. Tỉ lệ tăng lên 25,8% (2003)
  • Trình độ đô thị hóa còn thấp.

  • Quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.

  • Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra nhưng không thực sự nhanh do nền kinh tế chuyển hướng chậm và quá trình công nghiệp hóa chậm. Phần lớn đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.

  • Mở rộng các đô thị, lối sống thành thị đã và đang ảnh hưởng đến các vùng nông thôn ngoại thành và vùng nông thôn thuần túy.

- Xu hướng: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng → Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.

- Nguyên nhân của đô thị hóa:

  • Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
  • Chính sách phát triển dân số.

2. Luyện tập

Câu 1: Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết?

Gợi ý làm bài

Đường liên xã, ấp được bê tông hóa, nhiều nhà cao tầng mọc lên.

Câu 2: Hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao?

Gợi ý làm bài

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị, vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống (địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, giao thông thuận lợi,...).

- Ở miền núi dân cư thưa thớt, vì ở đây ít có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống (địa hình dốc, giao thông khó khăn).

Câu 3: Hãy lấy ví dụ minh họa về việc mở rộng quy mô các thành phố?

Gợi ý làm bài

- Có 2 đô thị với quy mô dân số trên 1 triệu người, 3 đô thị với quy mô dân số từ 350 nghìn đến 1 triệu người, nhiều đô thị có quy mô dân số từ 100 nghìn đến dưới 350 nghìn người.

- Một số đô thị từ loại 3 lên loại 2, từ loại 2 lên loại 1.

- Việc mở rộng quy mô đô thị đặt ra nhiều vấn đề phức tạp về xã hội và môi trường do dân cư tập trung quá đông ở các thành phố lớn (Hà Nội, TP. HỒ Chí Minh).

Câu 4: Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.

Gợi ý làm bài

- Quần cư nông thôn:

  • Ở nông thôn, người dân thường sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau.
  • Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tuỳ theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp… Do hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai mà các điểm dân cư nông thôn thường được phân bô trải rộng theo lãnh thổ.

- Quần cư thành thị:

  • Các đô thị, nhất là các đô thị lớn của nước ta có mật độ dân số rất cao.
  • Ở nhiều đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến, ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Nhìn chung, các đô thị của nước ta đều có nhiều chức năng.

3. Kết luận

Qua bài học này các em phải nắm được:

- Sự phân bố dân cư ở Việt Nam

- Các quần cư được hình thành đó là quần cư nông thôn và quần cư thành thị.

- Đô thị hóa là gì? Được hình thành như thế nào.

Ngày:22/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM