Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về tình hình phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng  trong chương trình Địa lí 9, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 21 Địa lí 9. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tình hình phát triển kinh tế

  • Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Biểu đồ cơ cấu kinh tế Đồng bằng sông Hồng (%)

Lược đồ kinh tế Đồng bằng sông Hồng

a. Công nghiệp

  • Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh.
  • Các ngành công nghiệp tập trung ở các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng.

b. Nông nghiệp

- Trồng trọt 

  • Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực; đứng đầu cả nước về năng xuất lúa. 
  • Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây ngô đông, khoai tây, su hào… vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.

- Chăn nuôi

  • Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước. Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển.

- Dịch vụ

  • Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch phát triển.
  • Hà Nội là trung tâm thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, là một trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của nước ta.

1.2. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm

  • Hai thành phố, trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Hải Phòng.
  • Tam giác kinh tế: Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh.
  • Các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc. 

2. Luyện tập

Câu 1: Căn cứ vào hình 21.1,hãy nhận xét sự chuyển biến về tỉ trọng khu vực  công nghiệp – xây dựng ở đồng bằng sông Hồng.

Gợi ý làm bài

Giai đoạn 1995 – 2002, tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng của vùng đồng bằng sông Hồng tăng lên khá nhanh, từ 26,6% lên 36% (tăng 9,4%).

Câu 2: Dựa vào hình 21.2, cho biết địa bàn phân bố của các ngành công nghiệp trọng điểm. 

Gợi ý làm bài

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Yên, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình.

- Công nghiệp sản xuâ't hàng tiêu dùng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Yên, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình.

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình.

- Công nghiệp cơ khí: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Yên, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình.

Câu 3: Dựa vào bảng 21.1, hãy so sánh năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Gợi ý làm bài

- Năng suất lúa đồng bằng sông Hồng (56,4 tạ/ha_năm 2002):

+ Cao hơn năng suất lúa đồng bằng sông Cửu Long (46,2 tạ/ha_năm 2002).

+ Cao hơn năng suấ lúa cả nước (45,9 tạ/ha_năm 2002).

- Trong giai đoạn 1995 — 2002, năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn tăng năng suất lúa của cả nước và năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 4: Nêu lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất lúa chính ở đồng bằng sông Hồng?

Gợi ý làm bài

- Các sản phẩm rau màu vụ đông mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ lớn.

- Đạng hóa cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ của vùng.

- Khắc phục tính mùa vụ, tạo việc làm cho người dân, tránh lãng thời gian lao động  dư thừa của người nông dân.

Câu 5: Dựa trên hình 21.2 và sự hiểu biết, xác định vị trí và nêu ý nghĩa kinh tế - xã hội của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài.

Gợi ý làm bài

  • Vị trí:

- Cảng Hải Phòng thuộc thành phố Hải Phòng, nằm ở vùng ven biển phía đông của Hải Phòng.

- Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc TP. Hà Nội.

  • Ý nghĩa:

- Đều là những hệ thống vận tải quốc tế lớn nhất và sôi động nhất ở khu vực phía Bắc.

- Có vai trò quan trọng trong  giao lưu, vận chuyển hàng hóa và hành khách trên những tuyến đường xa, quan trọng. Thúc đẩy quá trình hội nhập, phát triển kinh tế của đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước.

3. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Trình bày tình hình phát triển kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.

- Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Ngày:04/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM