Địa lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về Vùng Tây Nguyên trong chương trình Địa lí 9, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 28 Địa lí 9. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

  • Diện tích: 54,7 nghìn km2, (chiếm 16,5% diện tích cả nước)
  • Số dân 5.525,8 nghìn người (6,1% dân số cả nước- năm 2014).
  • Gồm các tỉnh: Đăk Lăk, Lâm Đồng và Đăk Nông, Kon Tum, Gia Lai
  • Phía đông giáp vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía tây giáp Lào và Campuchia.
  • Tây Nguyên có vị trí ngã 3 biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia, có khả năng mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông.
  • Là vùng duy nhất không giáp biển.

  • Vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng. Cầu nối giữa Việt Nam với Lào, Cam-pu-chia.

1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Lược đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên

- Có địa hình cao nguyên xếp tầng, có các dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận.

- Có nhiêu tài nguyên thiên nhiên:

  • Đất bazan: nhiều nhất cả nước, thích hợp với cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu… 1,36 triệu ha (66% diện tích đất badan cả nước), thích hợp với việc trồng cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, bông, chè, dâu tằm.
  • Rừng tự nhiên: gần 3 triệu ha rừng (chiếm 25% diện tích rừng cả nước).
  • Khí hậu: Trên nền nhiệt đới cận xích đạo, có khí hậu miền núi mát mẽ. Sông ngòi: là nơi bắt nguồn của nhiều sông như: Sông Ba, sông Đồng Nai, sông Xêxan, …có nhiều thác gềnh, sông có trữ lượng thủy năng lớn.
  • Nguồn nước và tiềm năng thuỷ điện lớn (chiếm khảng 21% trữ năng thuỷ điện cả nước)
  • Khoáng sản : có Bô-xit với trữ lượng lớn, có giá trị phát triển công nghiệp luyện kim màu.
  • Tài nguyên du lịch sinh thái: khí hậu mát mẻ, nhiều nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp (Đà Lạt, hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang Biang, vườn quồc gia Yok Đôn,...).
  • Thuận lợi: có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành.
  • Khó khăn: thiếu nước vào mùa khô.

1.3. Đặc điểm dân cư xã hội

  • Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người.
  • Là vùng thưa dân nhất nước ta (81 người/km2 năm 2002)
  • Dân tộc kinh phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông, các nông trường, lâm trường.
  • Đời sống dân cư còn nhiều khó khăn và đang được cải thiện đáng kể.
  • Vấn đề đặt ra cho vùng là nâng cao chất lượng cuộc sống định canh định cư, xoá nghèo, nâng cao mặt bằng dân trí, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, ngăn chặn phá rừng, bảo vệ đất, động vật hoang dã, trồng rừng.

2. Luyện tập

Câu 1: Quan sát hình 28.1, hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.

Gợi ý làm bài

- Giới hạn lãnh thổ Tây Nguyên:

+ Phía Đông giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía Nam giáp Đông Nam Bộ.

+ Phía Tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.

+ Là vùng duy nhất không giáp biển.

- Ý nghĩa vị trí địa lí của Tây Nguyên:

+ Phía Đông giáp duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ - một vùng kinh tế năng động của cả nước. Vì vậy Tây Nguyên dễ dàng tiếp nhận nguồn vật tư kĩ thuật, thiết bị, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng.

Câu 2: Quan sát hình 28.1, hãy tìm các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và về phía Đông Bắc Cam-pu-chia.

Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các dòng sông này.

Gợi ý làm bài

- Các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và về phía Đông Bắc Cam-pu-chia:

+ Sông Xê-xan

+ Sông Xrê –pôk

+ Sông Ba

+ Sông Đồng Nai

- Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các dòng sông này:

+ Trước hết sẽ giúp bảo vệ chính nguồn năng lượng, nguồn nước cho Tây Nguyên.

+ Tây Nguyên là thượng nguồn của các con sông đổ về Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Việc bảo vệ rừng khu vực đầu nguồn ở đây có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần điều tiết dòng chảy sông ngòi, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất.

+ Việc bảo vệ rừng giúp điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm, hạn chế hạn hán thiếu nước vào mùa khô (đặc biệt ở Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ).

Câu 3: Quan sát hình 28.1, hãy nhận xét sự phân bố các vùng đất badan, các mỏ bô-xit. Dựa vào bảng 28.1, hãy cho biết Tây Nguyên có thể phát triển những ngành kinh tế gì?

Gợi ý làm bài

- Sự phân bố các vùng đất badan, các mỏ bô-xit:

+ Các vùng đất badan phân bố trên các cao nguyên như: cao nguyên Kon Tum, Pleiku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.

+ Bô-xít với trữ lượng lớn, phân bố ở Kon Tum, Đăk Lăk,...

- Tây Nguyên có thể phát triển các ngành: 

+ Nông nghiệp: Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi và lâm nghiệp.

+ Công nghiệp: Thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

+ Dịch vụ: du lịch, xuất khẩu nông sản,...

3. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

  • Trình bày được đặc điển tự nhiên: Địa hình, đất, rừng, tài nguyên khí hậu, nguồn nước và tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch của vùng.
  • Biết được Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người đồng thời cũng là vùng thưa dân nhất nước ta.
  • Kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế.
Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM