Địa lí 9 Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về sự phát triển nền kinh tế của Việt nam trong chương trình Địa lí 9, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 6 Địa lí 9. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- GDP của ngành Nông – lâm – ngư nghiệp giảm dần
- Công nghiệp – Xây dựng và dịch vụ tăng lên. Khu vực Dịch vụ đã chiến tỉ trọng khá cao nhưng vẫn còn ẩn chứa nhiều biến động
- Quá trình tăng trưởng của nền kinh tế đặc biệt là xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta đang diễn ra nhanh. Chú trọng xây dựng nền kinh tế về cơ bản là công nghiệp và giảm dần tỉ trọng của nông lâm ngư nghiệp.
- Thành phần kinh tế được mở rộng: Quốc doanh, tập thể, tư nhân, liên doanh – liên kết đang phát triển mạnh mẽ. Giảm dần sự phụ thuộc vào kinh tế Nhà nước.
- Hiện nay chúng ta đã có 7 vùng kinh tế trong đó có ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Mục đích: Khai thác và tận dụng tối đa các nguồn lợi từ thiên nhiên vào sản xuất đảy mạnh chuyên môn hóa tạo năng suất cao trong lao động và sản xuất.
1.2. Những thành tựu và thách thức
- Thuận lợi:
- Tăng trưởng kinh tế vững chắc trên 7%/năm
- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng có lợi cho quá trình công nghiệp hóahiện đại hóa.
- Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: Dầu khí, điện, chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
- Phát triển nền sản xuất hướng ra xuất khẩu và thu hút đầu tư.
- Khó khăn và thách thức:
- Vượt qua nghèo nàn, lạc hậu. Rút ngắn khoảng cách đói nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp trong xã hội.
- Tài nguyên đang dần cạn kiệt vì khai thác quá mức.
- Vấn đề việc làm, an ninh xã hội, y tế giáo dục còn nhiều hạn chế…
- Thách thức lớn khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
⇒ Nước ta cần nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách.
2. Luyện tập
Câu 1: Dựa vào hình 6.1, hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực nào?
Gợi ý làm bài
* Nhận xét:
- Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa:
+ Nông –lâm-ngư nghiệp giảm nhanh từ 38,7% (1990) xuống 23% (2002), giảm 15,7%.
+ Công nghiệp –xây dựng tăng nhanh từ 22,7% (1990) lên 38,5% (2002), tăng 15,8%.
+ Dịch vụ luôn đạt tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu (trừ năm 1991) và có sự biến động: giai đoạn đầu (1990 -1995) khá nhanh từ 38,6% lên 44%; giai đoạn sau lại giảm liên tục xuống còn 38,5% (năm 2002).
* Xu hướng thay đổi tỉ trọng thành phần thể hiện rõ nhất ở khu vực công nghiệp – xây dựng.
Câu 2: Dựa vào hình 6.2, hãy xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm. Kể tên các vùng kinh tế giáp biển, vùng kinh tế không giáp biển.
Gợi ý làm bài
- Các vùng kinh tế của nước ta gồm:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Đồng bằng sông Hồng.
+ Bắc Trung Bộ.
+ Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Tây Nguyên.
+ Đông Nam Bộ.
+ Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phạm vi lãnh thổ các vùng kinh tế trọng điểm:
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: gồm Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh.
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: gồm Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: gồm TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang.
- Các vùng kinh tế giáp biển:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ (phía đông nam giáp biển Đông).
+ Đồng bằng sông Hồng (phía đông nam giáp vịnh Bắc Bộ).
+ Bắc Trung Bộ (phía đông giáp biển Đông).
+ Duyên hải Nam Trung Bộ (phía đông giáp biển Đông).
+ Đông Nam Bộ (phía đông nam giáp biển).
+ Đồng bằng sông Cửu Long (ba mặt giáp biền: phía đông – tây- nam)
- Vùng kinh tế không giáp biển là Tây Nguyên.
3. Kết luận
Sau bài học cần nắm các nội dung sau:
- Hiểu và trình bày tóm tắt quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những thập kỷ gần đây.
- Hiểu và trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế , những thành tựu, khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Biết việc khai thác tài nguyên quá mức, môi trường bị ô nhiễm là một khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.
- Hiểu được để phát triển bền vững thì phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
Tham khảo thêm
- doc Địa lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- doc Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- doc Địa lí 9 Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
- doc Địa lí 9 Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ
- doc Địa lí 9 Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
- doc Địa lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
- doc Địa lí 9 Bài 13: Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
- doc Địa lí 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
- doc Địa lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch
- doc Địa lí 9 Bài 16: Thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế