Sinh học 9 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Qua nội dung Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái các em sẽ được tìm hiểu khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật, khái niệm về giới hạn sinh thái. Từ đó phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái
a. Định nghĩa
- Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật.
+ Có 4 loại môi trường chủ yếu:
- Môi trường nước.
- Môi trường cạn (trên mặt đất – không khí)
- Môi trường trong đất.
- Môi trường sinh vật.
b. Nhân tố sinh thái
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật.
- Các nhân tố sinh thái có thể xếp thành 2 loại chính là các nhân tố vô sinh và các nhân tố hữu sinh; trong đó nhóm nhân tố hữu sinh lại chia thành nhân tố con người và nhân tố các sinh vật khác.
+ Các nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình...
+ Các nhân tố hữu sinh.
- Nhân tố con người: tác động tích cực: Cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép.... tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá làm cháy rừng....
- Nhân tố các sinh vật khác: VSV, nấm, động vật, thực vật,..
1.2. Giới hạn sinh thái
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.
- Giới hạn sinh thái của sinh vật với một nhân tố sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái đó.
+ Ví dụ: Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.
+ Ví dụ: Giới hạn nhiệt độ của cây xương rồng ở Việt Nam.
2. Bài tập minh họa
Bài 1: Chuột sống trong một rừng mưa nhiệt đới, các nhân tố sinh thái sau ảnh hưởng tới đời sống của chuột sống trong rừng: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn mổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây có, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy chia các nhân tố đó thành nhóm các nhân tố sinh thái.
Hướng dẫn giải:
Có hai nhóm nhân tố sinh thái chính:
Nhóm nhân tố sinh thái sống: kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá cây.
Nhân tố sinh thái không sống: mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa.
Bài 2: Khi đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan đó sẽ thay đổi. Em hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó.
Hướng dẫn giải:
Cây phong lan sống trong rừng rậm thường ờ dưới tán rừng nên ánh sáng chiếu thường yếu (rừng thường có nhiều tầng cây), khi chuyển về vườn nhà cây cối mọc thưa hơn nên ánh sáng chiếu vào cây phong lan mạnh, độ ẩm trong rừng cao hơn trong vườn, nhiệt độ trong rừng ổn định hơn ở ngoài rừng...
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Trình bày khái niệm và phân loại môi trường sống của sinh vật?
Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của:
- Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 00c đến 90°c, trong đó điểm cực thuận là 55°c.
- Loài xương rống sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0°c đến 56°c, trong đó điểm cực thuận là 32°c.
Câu 3: Nhân tố sinh thái của môi trường là gì? Hãy phân loại nhân tố sinh thái?
Câu 4: Con người nghiên cứu sinh vật và môi trường với mục đích?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Môi trường là:
A. Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật
B. Các yếu tố của khí hậu tác động lên sinh vật
C. Tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật
D. Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm
Câu 2: Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là:
A. Đất, nước, trên mặt đất- không khí
B. Đất, trên mặt đất- không khí
C. Đất, nướcvà sinh vật
D. Đất, nước, trên mặt đất- không khí và sinh vật
Câu 3: Môi trường sống của cây xanh là:
A. Đất và không khí
B. Đất và nước
C. Không khí và nước
D. Đất
Câu 4: Môi trường sống của vi sinh vật là:
A. Đất, nước và không khí
B. Đất, nước, không khí và cơ thể sinh vật
C. Đất, không khí và cơ thể động vật
D. Không khí, nước và cơ thể thực vật
Câu 5: Môi trường sống của giun đũa là:
A. Đất, nước và không khí
B. Ruột của động vật và người
C. Da của động vật và người; trong nước
D. Tất cả các loại môi trường
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật.
- Trình bày được khái niệm về giới hạn sinh thái.
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
- doc Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
- doc Sinh học 9 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
- doc Sinh học 9 Bài 45-46: TH: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật