Sinh học 9 Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

Qua nội dung Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái giúp các em tìm hiểu về sự đa dạng của hệ sinh thái, các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái. Từ đó giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.

Sinh học 9 Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự đa dạng của các hệ sinh thái

- Có 3 hệ sinh thái chủ yếu:

+ Hệ sinh thái trên cạn: Rừng, Savan…

Hệ sinh thái rừng Savan

+ Hệ sinh thái nước mặn: Rừng ngập mặn

Hệ sinh thái rừng ngập mặn

+ Hệ sinh thái nước ngọt: ao, hồ…

Hệ sinh thái nước ngọt

1.2. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

a. Bảo vệ hệ sinh thái rừng

- Xây dung kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên rừng để tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên.

+ Xây dựng khu bảo tồn để giữ cân bằng và bảo vệ nguồn gen.

+ Trồng rừng → phục hồi hệ sinh thái, chống xói mòn.

+ Vận động định cư → bảo vệ rừng đầu nguồn

+ Phát triển dân số hợp lí → giảm lực về tài nguyên.

+ Tuyên truyền bảo vệ rừng → toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng.

b. Bảo vệ hệ sinh thái biển

- Bảo vệ bãi cát và không săn bắt tự do.

- Tích cực bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng.

Khu bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn

- Xử lí các nguồn chất thải trước khi đổ ra sông, biển.

- Làm sạch bãi biển.

c. Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp

- Hệ sinh thái nông nghiẹp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.

- Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp:

+ Duy trì sinh thái nông nghiệp chủ yếu: Lúa nước, cây công nghiệp.

Duy trì sinh thái nông nghiệp lúa nước

+ Cải tạo hệ sinh thái đưa giống mới để có năng suất cao

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng? Biện pháp bảo vệ.

Hướng dẫn giải:

Việt Nam rừng chiếm một diện tích khá lớn, gồm nhiều loại rừng như rừng rậm nhiệt đới, rừng núi đá vôi…Hiện nay rừng đang bị khai thác nhiều, làm diện tích rừng thu hẹp dần. Rừng là môi trường sống của nhiều laoif sinh vật, cung cấp thức ăn cho sinh vật là lá phổi xanh của nhân loại, rừng điều hoà khí hậu, chống rửa trôi xói mòn, giữa vững cân bằng sinh thái. Bảo vệ rừng chính là bảo vệ các loài sinh vật, điều hoà khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của trái đất.

- Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng:

+ Xây dựng kế hoạch khai thác tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng.

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc gia, góp phần bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn.

+ Trồng rừng để giảm áp lực sử dụng tài nguyên rừng quá mức.

+ Phòng chống cháy rừng, tạo ý thức toàn dân tham gia bảo vệ rừng.

+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư để hạn chế mức độ khai thác, không khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.

+ Phát triển dân số hợp lí, hạn chế di dân tự do, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen quý đang trên con đường tuyệt chủng.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ rừng, góp phần phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hoá, chống xói mòn đất và tăng nguồn nước.

Bài 2: Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển? Biện pháp bảo vệ.

Hướng dẫn giải:

- Biển là hệ sinh thái khổng lồ các loài hệ sinh thái biển rất phong phú, là nguồn thức ăn giàu đạm. Hiện nay mức độ khai thác tài nguyên sinh vật biển tăng quá nhanh, nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị cạn kiệt. Do vậy chúng ta phải có biện pháp bảo vệ kịp thời.

- Các biện pháp bảo vệ sinh thái biển: muốn bảo vệ hệ sinh thái biển ta cần có kế hoạch khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí. Kết hợp nuôi trồng thuỷ sản. Bảo vệ nơi cư trú của sinh vật biển, tránh làm ô nhiễm nguồn nước, nơi sinh sống của nhiều sinh vật biển.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Hãy nêu các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất?

Câu 2: Hãy chứng minh rằng ở nước ta có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú. Cần làm gì để bào vệ sự phong phú của các hệ sinh thái đó?

Câu 3: Cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật?

Câu 4: Hãy liệt kê các hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước khác biệt nhau bởi

A. đặc tính vật lí.

B. đặc tính hoá học.

C. đặc tính sinh học.

D. cả A, B và C.

Câu 2: Các hệ sinh thái trên cạn gồm

A. các hệ sinh thái rừng.

B. các hệ sinh thái thảo nguyên, hoang mạc, núi đá vôi.

C. các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng.

D. cả A, B và C.

Câu 3: Hệ sinh thái nào cung cấp lương thực, thực phẩm và nhiều loại nguyên liệu cho công nghiệp?

A. Các hệ sinh thái thảo nguyên.

B. Các hệ sinh thái nước mặn.

C. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng.

D. Các hệ sinh thái nước ngọt.

Câu 4: Bảo vệ các hệ sinh thái rừng là góp phần

A. bảo vệ các loài sinh vật.

B. điều hoà khí hậu.

C. giữ cân bằng sinh thái trên Trái Đất.

D. cả A, B và C.

Câu 5: Để bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp, cần

A. duy trì các hệ sinh thải nông nghiệp chủ yếu.

B. chống ô nhiễm môi trường đất, nước.

C. cải tạo các hệ sinh thái nông nghiệp để đạt năng suất và hiệu quả cao.

D. cả A, B và C.

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được các yêu cầu sau:

  • Đưa ra ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái và đề xuất biện pháp bảo vệ.
  • Rèn cho hs kĩ năng hoạt động nhóm, khái quát kiến thức. Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ môi trường.
Ngày:22/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM