Sinh học 9 Bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiết 3)

Trong bài học này các em hệ thống được kiến thức về di truyền và biến dị, tổng hợp các kiến thức về sinh vật và môi trường. Các em hình thành được logic tổng quát kiến thức sinh học trung học cơ bản.

Sinh học 9 Bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiết 3)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Di truyền và biến dị

a. Tổng quát di truyền học

Sơ đồ khái quát về Di Truyền học

b. Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền

Bảng 66.1 Các cơ chế của hiện tượng di truyền

- Quá trình nhân đôi ADN

Quá trình nhân đôi ADN

- Quá trình phiên mã

Sơ đồ tư duy quá trình phiên mã

- Qúa trình dịch mã

Sơ đồ tư duy về quá trình dịch mã

c. Biến dị

Sơ đồ tư duy về tính biến dị

1.2. Sinh vật và môi trường

Sơ đồ tư duy về hệ sinh thái

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: "Di truyền học đã chỉ rõ hậu quả của việc kết hôn gần làm cho các đột biến......., có hại được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp".

Hướng dẫn giải:

"Di truyền học đã chỉ rõ hậu quả của việc kết hôn gần làm cho các đột biến lặn có hại được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp".

Bài 2: Hãy giải thích sơ đồ (hình 66) theo chiều mũi tên:

Hướng dẫn giải:

Giải thích:

- Môi trường bao gồm các nhân tố sinh thái

+ Các nhân tố sinh thái được chia làm hai loại là:

  • Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh
  • Nhân tố hữu sinh có yếu tố con người có vai trò tác động rất lớn

- Các cấp độ tổ chức bao gồm: Cá thể, quần thể và quần xã
- Giữa các nhân tố môi trường và các cấp độ tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động, trao đội qua lại với nhau và với con người.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 66.3

Câu 2: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 66.2

Câu 3: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 66.5

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Phương pháp nào sau đây không được dùng để nghiên cứu di truyền người:

A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ
B. Phương pháp tế bào học
C. Phương pháp lai phân tích
D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh

Câu 2: Tại sao không nên kết hôn ở độ tuổi ngoài 35?

A. Phụ nữ ngoài 35 tuổi sinh con thì con dễ mắc các bệnh di truyền
B. Khi con lớn thì bố mẹ đã già, không đủ sức để cho con điều kiện phát triển tốt
C. Phụ nữ ở độ tuổi này có khả năng thụ thai thấp
D. Luật Hôn nhân và gia đình không cho phép sinh con ở độ tuổi này

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chức năng của y học di truyền tư vấn?

A. Chẩn đoán
B. Cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền
C. Cung cấp thông tin
D. Điều trị các bệnh, tật di truyền

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về đồng sinh cùng trứng:

A. Luôn giống nhau về giới tính
B. Luôn khác nhau về giới tính
C. Giới tính có thể giống hoặc khác
D. Ngoại hình luôn giống hệt nhau

Câu 5: Nhận định nào sau đây không thuộc về phương pháp nghiên cứu phả hệ:

A. Giúp nhận ra gen quy định tính trạng là trội hay lặn
B. Giúp nhận ra gen quy định tính trạng là nằm trên NST thường hay NST giới tính
C. Biết được tính trạng do mấy cặp gen quy định
D. Biết được sự biểu hiện của gen có phụ thuộc vào sự tác động của môi trường hay không

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nhận dạng và phân biệt được các quy luật di truyền.
  • Nêu được các dạng đột biến và vai trò của nó.
  • Nêu được các mối quan hệ trong hệ sinh thái và hệ sinh thái với môi trường.
  • Hệ thống được toàn bộ kiến thức sinh học trung học cơ sở.
Ngày:24/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM