Sinh học 9 Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường

Qua nội dung Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường giúp các em nhìn lại hệ thống kiến thức của phần sinh học môi trường, các mối quan hệ giữa các kiến thức và khái quát kiến thức chương trình Sinh học 9.

Sinh học 9 Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái

Bảng 63.1: Môi trường và các nhân tố sinh thái

1.2. Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái

Bảng 63.2: Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái

1.3. Quan hệ cùng loài và khác loài

 Bảng 63.3: Quan hệ cùng loài và khác loài

1.4. Hệ thống hoá các khái niệm

Bảng 63.4: Hệ thống hoá các khái niệm

1.5. Các đặc trưng của quần thể

 Bảng 63.5: Các đặc trưng của quần thể

1.6. Các dấu hiệu điển hình của quần xã

Bảng 63.6: Các dấu hiệu điển hình của quần xã

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Quần thể người khác với quần thệ sinh vật khác ở những đặc trưng nào? Nêu ý nghĩa của hình tháp dân số?

Hướng dẫn giải:

- Quần thể người khác quần thể sinh vật: quần thể người có các đặc trưng về kinh tế xã hội như pháp luật, hôn nhân, giáo dục, văn hoá. Do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.

+ Ý nghĩa của tháp dân số: tháp dân số thể hiện đặc trưng dân số của mỗi nước. Tháp dân số gồm: tháp dân số trẻ và tháp dân số già.

- Tháp dân số trẻ: là tháp dân số có đáy rộng do số lượng trẻ em sinh ra hằng năm cao. Cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn biểu hiện ti lệ người tử vong cao do đó tuổi thọ trung bình thấp.
Tháp dân số già: là tháp dân số có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp do đó tuổi thọ trung bình cao.

Bài 2: Vì sao nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoại động của con người gây ra? Nêu những biện pháp hạn chế ô nhiễm.

Hướng dẫn giải:
- Nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra vì ô nhiễm môi trường do nguyên nhân từ hoạt động của tự nhiên rất ít như: núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm, thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển…. Còn rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu đều do hoạt động của con người gây ra.

- Những biện pháp hạn chế ô nhiễm:

  • Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
  • Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, Mặt Trời).
  • Tạo bể lắng và lọc nước thải.
  • Xây dựng nhà máy xử lí rác.
  • Chôn lâp và đô't cháy rác một cách khoa học.
  • Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.
  • Xây dựng thâm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng,…
  • Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây.
  • Giáo dạc để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống.
  • Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao.
  • Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học.
  • Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật không?

Câu 2: Nêu những điểm khác biệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài?

Câu 3: Quần xã và quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ cơ bản nào?

Câu 4: Trình bày những hoạt động tiêu cực và tích cực của con người đối với môi trường?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái?

A. Gần điểm gây chết dưới.
B. Gần điểm gây chết trên.
C. Ở điểm cực thuận
D. Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên.

Câu 2: Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng?

A. Vì con người có tư duy, có lao động.
B. Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác.
C. Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.
D. Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên.

Câu 3: Mật độ của quần thể động vật tăng khi nào?

A. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, ...
B. Khi khu vực sống của quần thể mở rộng.
C. Khi có sự tách đàn của một số cá thể trong quần thể.
D. Khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào.

Câu 4: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực.
B. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa.
C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.
D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắc Việt Nam.

Câu 5: Nếu một nước có số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm trên 30% dân số, số lượng người già chiếm dưới 10%, tuổi thọ trung bình thấp thì được xếp vào loại nước có

A. Tháp dân số tương đối ổn định  
B. Tháp dân số giảm sút
C. Tháp dân số ổn định    
D. Tháp dân số phát triển

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần nắm được các yêu cầu sau:

  • Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường, biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
  • Rèn cho hs kĩ năng so sánh tổng hợp, khái quát kiến thức, hoạt động nhóm.
  • Giáo dục cho hs lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.
Ngày:24/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM