Toán 4 Chương 2 Bài: Biểu thức có chứa ba chữ

Mời các em cùng tham khảo bài giảng Biểu thức có chứa ba chữ do eLib biên soạn với đầy đủ nội dung bám sát chương trình SGK Toán lớp 4. Hy vọng với bài học này sẽ giúp các em học tập thật tốt bài Biểu thức có chứa ba chữ.

Toán 4 Chương 2 Bài: Biểu thức có chứa ba chữ

1. Tóm tắt lý thuyết

Ví dụ: An, Bình và Cường cùng đi câu cá. An câu được ... con cá, Bình câu được ... con cá, Cường câu được ... con cá. Cả ba người câu được ... con cá.

Số cá câu được có thể là:

 a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ.

  • Nếu a = 2; b = 3 và c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 5 + 4 = 9 ; 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
  • Nếu a = 5; b = 1 và c = 0 thì a + b + c = 5 + 1 + 0 = 6 + 0 = 6 ; 6 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
  • Nếu a = 1; b = 0 và c = 2 thì a + b + c = 1 + 0 + 2 = 1 + 2 = 3 ; 3 là một giá trị của biểu thức a + b + c.

Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Tìm giá trị của m + n + p nếu

a) m = 6; n = 5; p = 29;           

b) m = 15; n = 10; p = 5.

Phương pháp giải

  • Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
  • Biểu thức chỉ có phép cộng thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

Hướng dẫn giải

a) Nếu m = 6; n = 5; p = 29 thì m + n + p = 6 + 5 + 29 = 40.

b) Nếu m = 15; n = 10; p = 5 thì m + n + p = 15 + 10 + 5 = 30.

Câu 2: Tính giá trị của m x n x p nếu:

a) m = 8, n = 3 và p = 5;           

b) m = 20, n = 1 và p = 5.

Phương pháp giải

  • Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
  • Biểu thức chỉ có phép cộng thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

Hướng dẫn giải

a) Nếu m = 8, n = 3 và p = 5 thì m x n x p = 8 x 3 x 5 = 24 x 5 = 120.

b) Nếu m = 20, n = 1 và p = 5 thì m x n x p = 20 x 1 x 5 = 100.

Câu 3: Cho biết m = 2, n = 8, p = 5 tìm giá trị biểu thức

a) m + n + p          b) m - n - p             c) m + n x p 

    m + (n + p)            m - (n + p)             (m + n) x p

Phương pháp giải

  • Thay chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
  • Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
  • Biểu thức chỉ có phép cộng, phép trừ thì tính lần lượt từ trái sang phải
  • Biểu thức có phép cộng và phép nhân thì thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép cộng sau.

Hướng dẫn giải

Nếu m = 25, n = 8, p = 7 thì

a) m + n + p = 25 + 8 + 7 = 33 + 7 = 40.

m + (n + p) = 25 + (8 + 7) = 25 + 15 = 40.

b) m - n - p = 25 - 8 - 7 = 17 - 7 = 10.

m - (n + p )= 25 - (8 + 7) = 25 - 15 = 10.

c) m + n x p = 25 + 8 x 7 = 25 + 56 = 81.

(m + n) x p = (25 + 8) x 7 = 33 x 7 = 231.

3. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Nhận biết được biểu thức có chứa ba chữ, giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
  • Biết cách tính giá trị của biểu thức có chứa ba chữ theo các giá trị của các số.
Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM