Toán 4 Chương 4 Bài: Quy đồng mẫu số các phân số
eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em nội dung bài học Quy đồng mẫu số các phân số dưới đây. Bài học gồm các phần kiến thức cần nhớ cùng một số bài tập minh họa nhằm giúp các em có thể chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp cũng như có thể ôn tập một dễ dàng.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
Cho hai phân số \(\frac{1}{3}\) và \(\frac{2}{5}\). Hãy tìm hai phân số có cùng mẫu số, trong đó một phân số bằng \(\frac{1}{3}\) và một phân số bằng \(\frac{2}{5}\).
Dựa vào tính chất cơ bản của phân số, ta có:
\(\frac{1}{3} = \frac{{1 \times 5}}{{3 \times 5}} = \frac{5}{{15}}\) ; \(\frac{2}{5} = \frac{{2 \times 3}}{{5 \times 3}} = \frac{6}{{15}}\)
Nhận xét:
- Hai phân số \(\frac{5}{{15}}\) và \(\frac{6}{{15}}\) có cùng mẫu số là 15.
- \(\frac{5}{{15}} = \frac{1}{3}\) và \(\frac{6}{{15}} = \frac{2}{5}\).
Ta nói rằng : Hai phân số \(\frac{1}{3}\) và \(\frac{2}{5}\) đã được quy đồng mẫu số thành hai phân số \(\frac{5}{{15}}\) và \(\frac{6}{{15}}\) ; 15 gọi là mẫu số chung của hai phân số \(\frac{5}{{15}}\) và \(\frac{6}{{15}}\).
- Mẫu số chung 15 chia hết cho mẫu số của hai phân số \(\frac{1}{3}\) và \(\frac{2}{5}\).
Cách quy đồng mẫu số các phân số
Nhận xét: Khi quy đồng mẫu số hai phân số \(\frac{1}{3}\) và \(\frac{2}{5}\) :
- Ta lấy tử số và mẫu số của phân số \(\frac{1}{3}\) nhân với mẫu số của phân số \(\frac{2}{5}\).
- Ta lấy tử số và mẫu số của phân số \(\frac{2}{5}\) nhân với mẫu số của phân số \(\frac{1}{3}\).
Khi quy đồng mẫu số hai phân số ta có thể làm như sau:
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Quy đồng mẫu hai phân số (theo mẫu)
Mẫu: \(\frac{5}{9}\) và \(\frac{1}{3}\)
Ta có : \(\frac{5}{9} = \frac{{5 \times 3}}{{9 \times 3}} = \frac{{15}}{{27}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{1}{3} = \frac{{1 \times 9}}{{3 \times 9}} = \frac{9}{{27}}\)
Vậy quy đồng mẫu của \(\frac{5}{9}\) và \(\frac{1}{3}\) được và \(\frac{{15}}{{27}}\) và \(\frac{9}{{27}}\).
a) \(\frac{4}{3}\) và \(\frac{3}{5}\)
b) \(\frac{9}{5}\) và \(\frac{7}{{10}}\)
Hướng dẫn giải
a) \(\frac{4}{3} = \frac{{4 \times 5}}{{3 \times 5}} = \frac{{20}}{{15}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{3}{5} = \frac{{3 \times 3}}{{5 \times 3}} = \frac{9}{{15}}\)
b) \(\frac{9}{5} = \frac{{9 \times 10}}{{5 \times 10}} = \frac{{90}}{{50}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{7}{{10}} = \frac{{7 \times 5}}{{10 \times 5}} = \frac{{35}}{{50}}\).
Câu 2: Quy đồng mẫu các phân số \(\frac{2}{3}\) và \(\frac{7}{{15}}\) (chọn 15 là mẫu số chung (MSC) để quy đồng mẫu số hai phân số trên).
Hướng dẫn giải
Ta có : \(\frac{2}{3} = \frac{{2 \times 5}}{{3 \times 5}} = \frac{{10}}{{15}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\frac{7}{{15}} = \frac{{7 \times 1}}{{15 \times 1}} = \frac{7}{{15}}\)
Vậy quy đồng mẫu số của \(\frac{2}{3}\) và \(\frac{7}{{15}}\) được \(\frac{{10}}{{15}}\) và \(\frac{7}{{15}}\).
3. Kết luận
Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:
- Giúp HS biết cách quy đồng mẫu số 2 phân số (trường hợp đơn giản).
- Bước đầu biết thực hành quy đồng mẫu số 2 phân số.
Tham khảo thêm
- doc Toán 4 Chương 4 Bài: Phân số
- doc Toán 4 Chương 4 Bài: Phân số và phép chia số tự nhiên
- doc Toán 4 Chương 4 Bài: Phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp theo)
- doc Toán 4 Chương 4 Bài: Phân số bằng nhau
- doc Toán 4 Chương 4 Bài: Rút gọn phân số
- doc Toán 4 Chương 4 Bài: Quy đồng mẫu số các phân số (tiếp theo)
- doc Toán 4 Chương 4 Bài: So sánh hai phân số cùng mẫu số
- doc Toán 4 Chương 4 Bài: So sánh hai phân số khác mẫu số
- doc Toán 4 Chương 4 Bài: Phép cộng phân số
- doc Toán 4 Chương 4 Bài: Phép trừ phân số
- doc Toán 4 Chương 4 Bài: Phép nhân phân số
- doc Toán 4 Chương 4 Bài: Tìm phân số của một số
- doc Toán 4 Chương 4 Bài: Phép chia phân số
- doc Toán 4 Chương 4 Bài: Hình thoi - Diện tích hình thoi