Giải SBT Sinh 12

Để giúp các em nâng cao hiệu quả học tập, tiết kiệm thời gian làm bài, eLib đã tổng hợp tài liệu Giải SBT Sinh 12 bao gồm phương pháp giải nhanh chóng và hướng dẫn giải rõ ràng cho từng bài tập. Mời các em cùng tham khảo!

1. Tổng quan Sinh học 12

Sinh học là một môn khoa học ứng dụng vì thế nếu muốn học giỏi môn học này người học cần phải nắm vững kiến thức cả các môn học khác như toán, hoá và lí và vì thế rất cần cách học thông minh, sáng tạo. Tuy nhiên, cũng như các môn học khác người học cần phải hiểu bản chất và học cách vận dụng kiến thức chứ không phải chỉ biết học thuộc lòng một cách máy móc.

Sinh học đã vượt qua giai đoạn mô tả chuyển sang giai đoạn thực nghiệm dựa trên các nguyên lý Sinh học cơ bản và hệ quả tất yếu là khoảng cách giữa kiến thức lý thuyết cơ bản với công nghệ ứng dụng ngày càng rút ngắn. Đặc điểm này đòi hỏi việc dạy và học của chương trình môn Sinh học phải tinh giản các nội dung có tính mô tả để tổ chức cho học sinh tìm tòi, nhận thức các kiến thức sinh học có tínhnguyên lý, cơ sở cho quy trình công nghệ ứng dụng sinh học hiện đại.

2. Một số phương pháp học tập hiệu quả

2.1. Nội dung bài tập SBT Sinh học 12

Nội dung chương trình bài tập SBT Sinh học 12 bám sát nội dung chương trình SBT Sinh học 12. Gồm 10 chương với 46 bài. Khái quát nội dung Cơ chế di truyền, Tính quy luật của các hiện tượng di truyền, Tiến hóa, Sinh thái và sinh quyển,....

2.2. Các dạng bài tập chính trong chương trình SBT Sinh học 12

Các dạng bài tập chính trong chương trình Sinh học 12: 

  • Các dạng bài tập cơ bản về di truyền như: gen, ADN, số nucleotit,...
  • Các dạng bài tập về di truyền học quần thể
  • Các dạng bài tập về Sinh thái học

2.3. Bám sát kiến thức sách giáo khoa

Kiến thức trong sách giáo khoa là cơ bản nhất.

Sách giáo khoa là nơi chứa những kiến thức cơ bản trong các kỳ thi. Bám sát kiến thức trong sách giáo khoa những khái niệm, đặc trưng, quy luật, công thức sẽ là nền tảng, hành trang cho bạn để tiếp cận với những kiến thức mở rộng, nâng cao hơn.

2.4. Thường xuyên giải bài tập

Giải bài tập là một bí quyết để học tốt môn Sinh học. Các bạn học sinh nên hiểu rõ vấn đề trước khi luyện bài tập, luyện nhiều bài, áp dụng linh hoạt các công thức. Để giải được bài tập học sinh cần tìm ra những đặc điểm chung, đặc điểm riêng của các sự vật, hiện tượng, quy luật trong môn Sinh học.

2.5. Hiểu bài

Khi học Sinh học, học sinh nên lập dàn ý chi tiết cho mỗi bài bằng cách vạch ra các ý chính và nắm chắc kiến thức cốt lõi đó, trong mỗi ý chính tìm ra các ý phụ ...

Xây dựng mối liên hệ giữa các bài, các chương thành hệ thống phân loại kiến thức bằng cách lập sơ đồ, qua đó cũng cố được kiến thức cơ bản vừa tránh được sự nhầm lẫn kiến thức.

Vậy để hiểu được bài cách tốt nhất là tái hiện lại kiến thức: Sau khi nghe giáo viên giảng, ghi chép đầy đủ. Về nhà, sau một thời gian nghỉ ngơi, học sinh ngồi vào bàn tái hiện lại kiến thức ngay (nghe buổi sáng, tái hiện lại buổi chiều, nghe buổi chiều tái hiện ngay buổi tối), với bài tập, che bài giải của giáo viên, để giải lại.

Ở đây, cần đề cao phương pháp tự học ở nhà nghĩa là không phải học thuộc lòng mà phải tự mình trả lời câu hỏi, giải bài tập trong phiếu in sẵn trên cơ sở kiến thức đã tiếp từ sách "biến đổi" thành vốn liếng của mình.

2.6. Hệ thống hóa kiến thức

Để hiểu và nhớ sách giáo khoa, học sinh phải khái quát, tổng kết về chương trình Sinh 12, nắm vững ý chính của từng bài. Điều này sẻ giúp hệ thống hóa kiến thức của mình và không mông lung, rối lên vì nhiều kiến thức.

Để hệ thống hóa kiến thức, thí sinh có thể làm các bước sau:

  • Nắm vững 10 chương của chương trình sinh học 12
  • Nắm vững số bài trong một chương (Ví dụ: Chương I - Cơ chế di truyền và biến dị có 7 bài).
  • Nắm vững ý chính trong 1 bài (Ví dụ: Bài 3 - Điều hòa hoạt động gen có 2 ý).
  • Nắm vững số ý phụ trong 1 ý chính (Ví dụ: Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ có 2 ý)
  • Nắm vững các ví dụ trong sách giáo khoa.

2.7. Không nên học “vẹt”

Sinh học là một môn có kiến thức lý thuyết khá nhiều nên các bạn học sinh dành rất nhiều thời gian cho việc học thuộc lòng. Tuy nhiên, các bạn không nên chỉ học thuộc lòng. Học thuộc lòng tạo cho người người học tiếp cận kiến thức một cách thụ động. Có thể bạn thuộc làu những phần được hỏi khi được hỏi xuôi nhưng nếu hỏi ngược thì rất nhiều bạn rơi vào tình trạng khó khăn vì không hiểu bản chất của vấn đề.

2.8. Tự học

Tự học sẽ giúp cho bạn sắp xếp được thời gian phù hợp với bản thân và tìm thấy sự say mê trong việc học của mìn. Tự học cần kết hợp song song cả phần lý thuyết và phần thực hành. Soạn đề cương cho bản thân để kiểm tra trình độ của mình đang ở mức nào, phần nào chưa vững cần bổ sung và phần nào cần nâng cao kiến thức. Với cách học như vậy thì môn Sinh học sẽ trở nên dễ dàng trong mắt bạn.

2.9. Tái hiện lại kiến thức

Trên lớp ghi chép đầy đủ kiến thức và lắng nghe giáo viên giảng bài. Sau khi về nhà thì bắt đầu tái hiện lại kiến thức vừa học được. Đối với lý thuyết thì lập dàn ý chi tiết theo các ý chính còn đối với phần bài tập thì tiến hành làm lại và cố gắng không nhìn vào đáp án của giáo viên. Trước khi bước vào buổi học sau thì lấy lại bài đọc lại một lần nữa để tái hiện lại kiến thức.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM