Giải SBT Sinh 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
eLib xin giới thiệu nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 12 Bài 5 nhằm giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng làm bài liên quan đến các kiến thức về NST và các dạng đột biến cấu trúc của NST. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 4 trang 7 SBT Sinh học 12
Nhiễm sắc thể (NST) bình thường có trình tự gen như sau:
Hãy xác định dạng đột biến NST được minh hoạ trong các trường hợp sau:
Phương pháp giải
- Đảo đoạn: là hiện tượng NST bị đứt ở hai chỗ, đoạn bị đứt quay 180 độ rồi gắn lại vị trí cũ
- Lặp đoạn: là hiện tượng một đoạn nhiễm sắc thể được lặp đi lặp lại một hay nhiều lần
- Mất đoạn: là hiện tượng đột biến làm mất từng đoạn NST, mất đầu mút hoặc đoạn giữa NST
Hướng dẫn giải
a, Đảo đoạn DEF.
b, Lặp đoạn EF
c, Mất đoạn
2. Giải bài 6 trang 8 SBT Sinh học 12
Những sắp xếp gen sau đây trên 1 NST đã thấy ở ruồi giấm D. melanogaster tại các vùng địa lí khác nhau :
a) ABCDEFGHI d) ABFCGHEDI
b) HEFBAGCDI e) ABFEHGCDI
c) ABFEDCGHI
Cho rằng sắp xếp ở a là sắp xếp ban đầu, các đảo đoạn khác nhau có thể xuất hiện theo trình tự nào?
Phương pháp giải
So sánh sai khác giữa các NST vàp phỏng đoán đột biến đã xảy ra
Hướng dẫn giải
Một chuỗi các đảo đoạn có thể xuất hiện tuần tự là
Các vùng đảo đoạn ở mỗi bước được minh hoạ như sau
3. Giải bài 23 trang 14 SBT Sinh học 12
Đột biến NST gồm các dạng
A. đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.
B. thêm đoạn và đảo đoạn NST.
C. lệch bội và đa bội.
D. đa bội chẵn và đa bội lẻ.
Phương pháp giải
Đột biến NST là những biến đổi bất thường về NST
Hướng dẫn giải
Đột biến NST gồm đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.
Chọn A
4. Giải bài 24 trang 14 SBT Sinh học 12
Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống ?
A. Chuyển đoạn nhỏ.
B. Mất đoạn.
C. Lặp đoạn.
D. Đảo đoạn
Phương pháp giải
Xem lí thuyết về đột biến NST
Hướng dẫn giải
Đột biến mất đoạn làm giảm số lượng gen => gây giảm sức sông hoặc gây chết sinh vật.
Chọn B