Giải SBT Sinh 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 12 Bài 40 do eLib tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết tại đây.

Giải SBT Sinh 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

1. Giải bài 1 trang 139 SBT Sinh học 12

Hãy giải thích vai trò của các loài cộng sinh trong địa y.

Phương pháp giải

Địa y là một dạng kết hợp giữa nấm và một loại sinh vật có thể quang hợp trong một mối quan hệ cộng sinh. Photobiont có thể là tảo lục hay khuẩn lam. Hình thái học, sinh lý học và hóa sinh học của địa y rất khác biệt với nấm và tảo riêng biệt.

Hướng dẫn giải

Vai trò của các loài cộng sinh trong địa y:

- Nấm và vi khuẩn sử dụng cacbohiđrat do tảo tổng hợp qua quá trình quang hợp.

- Tảo sử dụng vitamin, hợp chất hữu cơ do nấm chế tạo, sử dụng nước trong tản nấm.

- Tảo và vi khuẩn sống trong tản của nấm, nhờ vỏ dày của tản nấm nên chống được ánh sáng mạnh và giữ ẩm.

2. Giải bài 2 trang 139 SBT Sinh học 12

Hãy giải thích vai trò của động vật đối với thụ phấn và phát tán của thực vật.

Phương pháp giải

Trong quá trình sử dụng hạt phấn hoặc các loại quả hạt của thực vật làm thức ăn động vật giúp chúng phát tán đi xa

Hướng dẫn giải

Vai trò của động vật đối với thụ phấn và phát tán của thực vật:

Thực vật là thức ăn cho nhiều loài động vật. Tuy nhiên, trong quá trình ăn lá cây, quả, hạt, lấy mật hoa... động vật đã góp phần thụ phấn và phát tán cho cây.

3. Giải bài 3 trang 139 SBT Sinh học 12

Hãy trình bày 2 ví dụ về 2 mối quan hệ giữa nấm với các loài khác

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức đã học có thể nêu một số mới quan hệ như: cộng sinh, kí sinh,.....

Hướng dẫn giải

2 ví dụ về 2 mối quan hệ giữa nấm với các loài khác :

- Vi khuẩn, nấm men và động vật đơn bào cộng sinh trong ống tiêu hoá của sâu bọ, giúp tăng cường khả năng tiêu hoá xenlulôzơ của sâu bọ.

- Nấm cộng sinh với rễ cây (ví dụ rễ cây thông) hình thành nấm rễ, giúp cho cây hấp thụ nước và muối khoáng tốt hơn.

4. Giải bài 4 trang 139 SBT Sinh học 12

Xét về các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, các trường hợp sau thuộc mối quan hệ nào?

- Sán lá

- Hiện tượng thắt nghẹt ở các cây đa, si...

- Ong hút mật hoa.

- Chim ăn quả có hạt cứng.

- Địa y sống bám trên thân cây cao.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức đã học về các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã để nêu các quan hệ: kí sinh, hợp tác, hội sinh, cộng sinh, sinh vật ăn sinh vật khác,......

Hướng dẫn giải

Các trường hợp thuộc mối quan hệ:

- Sán lá gan ở người (kí sinh).

- Bệnh sốt rét (kí sinh).

- Hiện tượng thắt nghẹt ở các cây đa, si... (đầu tiên là hội sinh nhưng về sau là kí sinh).

- Ong hút mật hoa: Trong trường hợp hoa chỉ có thể thụ phấn được nhờ loài ong đó thì là quan hệ cộng sinh. Nếu ngoài ong ra, hoa có thể được thụ phấn nhờ các sinh vật khác nữa thì đó là quan hệ hợp tác

- Chim ăn quả có hạt cứng: cũng tương tự như trường hợp ong hút mật hoa (có thể là hệ cộng sinh, hợp tác hoặc sinh vật ăn sinh vật khác)

- Địa y sống bám trên thân cây: địa y hội sinh trên thân cây.

5. Giải bài 5 trang 140 SBT Sinh học 12

Vì sao nói cạnh tranh là nguyên nhân hình thành ổ sinh thái khác nhau trong quần xã?

Phương pháp giải

Sự cạnh tranh giữa các loài sẽ dẫn tới sự phân li về nhiều đặc điểm giữa các nhóm cá thể, từ đó hình thành nên ổ sinh thái của từng loài (hoặc từng nhóm cá thể).

Hướng dẫn giải

Cạnh tranh là nguyên nhân hình thành các ổ sinh thái khác nhau :

Các sinh vật sống chung trong cùng một vùng, có cùng nhu cầu về nguồn sống sẽ cạnh tranh gay gắt giành thức ăn, nơi ở... Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các loài sẽ dẫn tới sự phân li về nhiều đặc điểm giữa các nhóm cá thể, từ đó hình thành nên ổ sinh thái của từng loài (hoặc từng nhóm cá thể).

- Cạnh tranh ảnh hưởng tới nơi ở của các loài. Có loài sống trên cao, loài ở dưới thấp, hoặc các loài phân bố ở nhiều vùng địa lí khác nhau...

- Cạnh tranh về mặt dinh dưỡng dẫn đến nhiều loài tuy cùng sống chung trong một vùng nhưng ăn những loại thức ăn khác nhau, thức ăn có kích thước to và nhỏ khác nhau hoặc cách thức bắt mồi của mỗi loài cũng khác nhau...

- Cạnh tranh dẫn tới sự phân hoá về mặt hình thái cơ thể của sinh vật: Loài chim ăn hạt to có mỏ to hơn mỏ của loài chim ăn hạt nhỏ...

6. Giải bài 1 trang 141 SBT Sinh học 12

Hãy nêu ví dụ về một loài chiếm ưu thế trên một vùng, nêu lên ít nhất 3 nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới sự phân bố và số lượng của loài đó. Giải thích sự ảnh hưởng của mỗi nhân tố sinh thái đó

Phương pháp giải

Trong quần xã các loài chiếm ưu thế là các loài có số lượng lớn và có tầm quan trọng làm thay đổi các nhân tố vô sinh trong quần xã

Hướng dẫn giải

Loài chiếm ưu thế phổ biến thường là loài có số lượng lớn và có tầm quan trọng làm thay đổi các nhân tố vô sinh trong quần xã (ví dụ : Trong rừng cây gỗ sồi thì cây gỗ sồi có số lượng nhiều, có kích thước lớn và khi cây gỗ lớn lên đã làm thay đổi toàn bộ các yếu tố của môi trường vô sinh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm...) Vì vậy, cây gỗ sồi là loài chiếm ưu thế. Các nhân tố làm ảnh hưởng tới phân bố và số lượng của cây gỗ sồi như nguồn nước, động vật ăn quả và phát tán cây (sóc chuyên ăn hạt quả sồi) và có thể là hoạt động bảo vệ rừng sồi của con người.

Trong một khu vườn, sự phân bố và số lượng của loài sâu ăn lá cây phụ thuộc vào kẻ thù của sâu là số lượng chim ăn sâu, yếu tố khí hậu (ảnh hưởng tới thời gian đẻ trứng và nở của trứng sâu) và các biện pháp phòng trừ sâu hại của con người...

7. Giải bài 2 trang 141 SBT Sinh học 12

Hình bên mô tả sự thay đổi mật độ sâu ăn lá cây có trên một cây hoa hồng:

Sự thay đổi mật độ sâu ăn lá cây có trên một cây hoa hồng

Mật độ sâu trên cây bị ống chế ở dưới mức điều linh. Sau thời điểm t, mật độ ta tăng lên nhanh chóng. Mật ộ sâu thay đổi có thể là do lững nguyên nhân :

a) Do cây ra nhiều lá (lá cây là thức ăn chủ yếu của sâu).

b) Do số lượng chim sâu giảm.

c) Do số lượng ong mắt đỏ giảm (ong mắt đỏ kí sinh làm hỏng trứng của sâu).

Hãy cho biết :

Trong 3 nguyên nhân a, b và c nêu trên, nguyên nhân nào là chủ yếu làm tăng mật độ của quần thể sâu ? Hãy giải thích vì sao.

Hãy nêu tên mối quan hệ sinh thái giữa các sinh vật trên cây hoa hồng nếu nguyên nhân chủ yếu lần lượt là a, b hoặc c.

Thế nào là mức điều chỉnh của một quần thể sinh vật ? Để giữ cho quần thể sinh vật gây hại đối với cây trồng có mật độ dưới mức điều chỉnh, người ta thường dùng phương pháp sinh học nào ?

Phương pháp giải

Dựa vào hình vẽ và các kiến thức về các mối quan hệ trong quần xã để nêu các mối quan hệ như: cạnh tranh, sinh vật ăn một sinh vật khác,.....

Hướng dẫn giải

1. Nguyên nhân b là chủ yếu làm tăng số cá thể của quần thể, vì b là mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi, là mối quan hệ khắc nghiệt diễn ra nhanh và có dạng đồ thị hợp với dạng đồ thị của đề bài.

2.

- Nguyên nhân a ứng với mối quan hệ cạnh tranh giữa cá thể cùng loài (sâu - sâu), trong khi lá cây là nguồn sống của môi trường.

- Nguyên nhân b ứng với mối quan hệ giữa một sinh vật ăn một sinh vật khác (vật ăn thịt và con mồi).

- Nguyên nhân c cũng ứng với mối quan hệ giữa một sinh vật ăn sinh vật khác nhưng diễn ra chậm chạp vì trải qua giai đoạn trứng.

3. Quần thể ở dưới mức điều chỉnh có số lượng cá thể-thấp hơn mức gây hại táng kể cho sinh vật mà nó lấy nguồn sống (trong trường hợp này, số lượng sâu ’lông gây hại đáng kể cho cây hoa hồng).

Để giữ cho quần thể sâu gây hại đối với cây trồng có kích thước dưới mức điều chỉnh, người ta thường dùng phương pháp điều khiển sinh học, dùng thiên địch khống chế số lượng của sinh vật gây hại ở dưới mức điều chỉnh (như biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp — IPM đang được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp hiện nay).

8. Giải bài 3 trang 141 SBT Sinh học 12

Loài dây leo thuộc họ Thiên lí sống bám trên thân cây gỗ. Một phần thân của dây leo phồng lên tạo nhiều khoang trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sinh sống trong đó. Loài dây leo thu nhận chất dinh dưỡng là thức ăn của kiến đem về dự trữ trong tổ. Kiến sống trên cây gỗ góp phần diệt chết các loài sâu đục thân cây. Hãy kể tên các quan hệ sinh thái giữa các sinh vật là cây gỗ, dây leo và kiến. Trình bày khái niệm về các quan hệ sinh thái đó.

Phương pháp giải

- Dây leo và kiến là cộng sinh

- Dây leo và thân cây gỗ là hội sinh

- Kiến và cây gỗ là hợp tác

Hướng dẫn giải

- Dây leo và kiến là cộng sinh (+:+): Dây leo được cung cấp nguồn dinh dưỡng là thức ăn dự trữ của kiến, kiến có nơi ở là phần thân dây leo phì ra. Cộng sinh là quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia cộng sinh đều có lợi.

- Dây leo và thân cây gỗ là hội sinh (4- : 0): Dây leo có nơi sống là thân cây trong khi cây gỗ không được lợi cũng như không bị hại. Hội sinh là quan hệ hợp tác giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì.

- Kiến và cây gỗ là hợp tác (+: +): Kiến kiếm được thức ăn trên thân cây là các loài sâu, trong khi đó diệt chết sâu đục thân cây. Hợp tác là quan hệ giữa hai loài nhưng không nhất thiết phải có hợp tác đối với mỗi loài. Trong mối quan hệ này, cả hai loài cùng có lợi.

9. Giải bài 4 trang 142 SBT Sinh học 12

Nghiên cứu về rừng cây dẻ bị chết, người ta cho rằng chim chuông - loài chim chuyên ăn nhộng và sâu đục thân cây dẻ là nguyên nhân gây chết cây. Ngoài ăn sâu ra, chim chuông còn ăn nhiều vỏ hạt của cây. Số lượng chim chuông phụ thuộc chủ yếu vào số lượng sâu có trong khu rừng.

- Em có cho rằng chim chuông là nguyên nhân làm cho cây dẻ bị chết không ? Vì sao ?

- Chúng ta cần làm gì với chim chuông để bảo vệ rừng ?

Phương pháp giải

Do số lượng chim chuông giảm dẫn đến tạo điều kiện để sâu đục thân cây dẻ có điều kiện phát triển

Hướng dẫn giải

- Chim chuông không phải là nguyên nhân trực tiếp làm cho cây dẻ bị chết. Tuy nhiên, khi số lượng chim chuông giảm đi thì sâu đục thân cây dẻ có điều kiện phát triển và phá chết cây.

- Do vậy, để bảo vệ rừng, ta cần bảo vệ loài chim chuông.

10. Giải bài 5 trang 142 SBT Sinh học 12

Trong quá trình sống, động vật cần thực vật, còn thực vật thì ngược lại sẽ phát triển tốt hơn nếu không có động vật. Em có đồng ý với câu nói đó không ? Hãy giải thích vì sao.

Phương pháp giải

Thực vật cung cấp thức ăn, nơi ở,   cho động vật còn động vật cung cấp phân bón, giữ cân bằng sinh thái trong quần xã, .....

Hướng dẫn giải

Không đồng ý với ý đó vì trong quá trình sống, động vật cần thực vật cung cấp thức ăn, nơi ở và điều hoà khí hậu. Tuy vậy, thực vật cũng rất cần động vật : hoạt động của nhiều loài động vật góp phần thụ phấn và phát tán thực vật, động vật cung cấp phân bón và phân giải mùn bã hữu cơ, qua đó cung cấp khoáng cho cây... Ngoài ra, hoạt động của động vật cũng góp phần giữ cân bằng sinh thái trong quần xã.

11. Giải bài 8 trang 143 SBT Sinh học 12

Vào đầu những năm 1920, xương rồng bà (Opuntia stricta) là loại chịu hạn được nhập về trông tại bang Queensland và bang New South Well của Ôxtrâylia để làm thức ăn cho loài rệp son dùng sản xuất hoá chất nhuộm màu đỏ trong công nghiệp. Sau đó, người dân địa phương trồng xương rồng bà làm cảnh và làm hàng rào ở nhiều nơi. Không ngờ rằng, những năm sau đó, chúng phát triển quá nhanh chóng lên tới diện tích 8 triệu hecta, làm mất nhiều đất nông nghiệp và gây khô hạn đất.

Để khắc phục điều đó, người ta buộc phải thực hiện các biện pháp như đào cây, đốt và phun axit để diệt cây nhưng đều không đạt hiệu quả. Năm 1925, Igười ta phải nhập từ Achentina loài nhậy (Cactoblastỉs cactorum) chuyên ăn cày xương rồng về để khống chế sự phát triển lan rộng của loài cây xương rồng bà đó.
Qua ví dụ trên, theo em khi nhập một loài sinh vật lạ vào hệ sinh thái cần phải chú ý điều gì ? Hãy cho một ví dụ mà em biết về tác hại của sinh vật lạ này hại đối với môi trường và đời sống của sinh vật.

Phương pháp giải

Dựa vào mức độ tác động của sinh vật đó đối với môi trường sống mới và với các sinh vật xung quanh. Sự thay đổi quần xã khi nhập loài mới về.

Hướng dẫn giải

VD: loài Ốc bươu vàng: Ốc bươu vàng (danh pháp khoa học: Pomacea canaliculata), là loại ốc thuộc họ (Ampullariidae, lớp Chân bụng (Gastropoda), ngành Thân mềm (Mollusca), có nguồn gốc Trung và Nam Mĩ. Ốc được du nhập vào Việt Nam trong những năm 1985-1988 và đã trở thành một trong những sinh vật gây hại nghiêm trọng nhất cho nền nông nghiệp Việt Nam.

12. Giải bài 9 trang 143 SBT Sinh học 12

Hãy cho ít nhất 2 ví dụ về tác động của sinh vật làm thay đổi môi trường sống

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức đã học và kiến thức thực tế đê nêu một số ví dụ như: loài ngoại lai,...

Hướng dẫn giải

VD1: loài ngoại lai

Ốc bươu vàng (danh pháp khoa học: Pomacea canaliculata), là loại ốc thuộc họ (Ampullariidae, lớp Chân bụng (Gastropoda), ngành Thân mềm (Mollusca), có nguồn gốc Trung và Nam Mĩ. Ốc được du nhập vào Việt Nam trong những năm 1985-1988 và đã trở thành một trong những sinh vật gây hại nghiêm trọng nhất cho nền nông nghiệp Việt Nam

VD2: Lợi ích của việc trồng rừng

- Tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường, giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển, góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn.

- Góp phần bảo vệ, bảo tồn nguồn gen sinh vật.

- Tăng nguồn tài nguyên rừng cho đất nước (gỗ và các lâm sản khác như tre, nứa, rau quả rừng, cây thuốc,…)

- Góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu, tạo việc làm cho dân cư.

+ Chúng ta vừa khai thác vừa phải bảo vệ rừng vì: ¾ diện tích nước ta là đồi núi, chế độ mưa theo mùa, nếu khai thác không đi đôi với trồng rừng sẽ làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút, gây mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường suy thoái, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác (nông nghiệp, công nghiệp, chế biến lâm sản, thủy điện…) và dân sinh.

13. Giải bài 1-TN trang 143 SBT Sinh học 12

Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết

A. mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã

B. mức độ sử dụng thức ăn của các sinh vật tiêu thụ

C. mức độ phân giải hữu cơ của các vi sinh vật.

D. con đường trao đổi vật chất trong quần xã

Phương pháp giải

Trao đổi vật chất trong quần xã được thể hiện ở quan hệ dinh dưỡng trong quần xã

Hướng dẫn giải

Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết con đường trao đổi vật chất trong quần xã

Chọn D

14. Giải bài 2 trang 143 SBT Sinh học 12

Quần xã sinh vật có các đặc trưng cơ bản về

A. khu vực phân bố của quần xã.

B. số lượng các loài và số cá thể của mỗi loài.

C. mức độ phong phú về nguồn thức ăn trong quần xã.

D. mối quan hệ gắn bó giữa các cá thể trong quần xã.

Phương pháp giải

Một số đặc trưng cơ bản của quần xã: Số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã.

Hướng dẫn giải

Xét các đặc trưng đề cho đặc trưng chính xác nhất là số lượng các loài và số cá thể của mỗi loài.

Chọn B

15. Giải bài 3 trang 143 SBT Sinh học 12

Chu trình dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết

A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.

B. con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã.

C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.

D. mức độ tiêu thụ chất hữu cơ của các sinh vật.

Phương pháp giải

Muốn xác định con đường trao đổi chất và năng lượng trong quần xã người ta dựa chu trình dinh dưỡng

Hướng dẫn giải

Chu trình dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã.

Chọn B

16. Giải bài 4 trang 143 SBT Sinh học 12

Khả năng nào trong số các khả năng dưới đây có thể là nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã?

A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.

B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau

C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.

D. Tất cả các khả năng trên.

Phương pháp giải

Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì sự cạnh tranh càng khốc liệt, có thể loại trừ nhau, loài thua cuộc bị tiêu diệt hoặc phải rời đi nơi khác. Do đó, các loài gần nhau về nguồn gốc khi sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn, chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái để tránh cạnh tranh.

Hướng dẫn giải

Tất cả các khả năng trên đều là những là nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã

Chọn D

17. Giải bài 5 trang 143 SBT Sinh học 12

Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensis sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống., Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp?

A. Vật ăn thịt - con mồi

B. Hợp tác

C. Kí sinh

D. Cộng sinh.

Phương pháp giải

- Một số mối quan hệ cộng sinh là cố định, có nghĩa là cả hai vật cộng sinh hoàn toàn phụ thuộc vào nhau để tồn tại.

- Quan hệ hỗ trợ: cộng sinh, hội sinh, hợp tác. Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài trong quần xã.

Hướng dẫn giải

Quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp là mối quân hệ cộng sinh

Chọn D

18. Giải bài 6 trang 143 SBT Sinh học 12

Quan hệ gần gũi giữa hai loài, trong đó cả hai loài đều có lợi nhưng có một loài có lợi nhiều hơn so với loài kia, đó là quan hệ nào dưới đây?

A. Kí sinh

B. Hội sinh

C. ức chế - cảm nhiễm

D. Hợp tác

Phương pháp giải

Quan hệ hợp tác là quan hệ giữa hai loài mà đôi bên cùng có lợi nhưng không nhất thiết phải xảy ra.

Hướng dẫn giải

Quan hệ gần gũi giữa hai loài, trong đó cả hai loài đều có lợi nhưng có một loài có lợi nhiều hơn so với loài kia, đó là quan hệ hợp tác.

Chọn D

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã Sinh học 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:24/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM