Giải SBT Sinh 12 Bài 42: Hệ sinh thái

eLib xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 12 Bài 42 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về hệ sinh thái. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết tại đây.

Giải SBT Sinh 12 Bài 42: Hệ sinh thái

1. Giải bài 2 trang 148 SBT Sinh học 12

Chúng ta cần làm gì để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển của nước ta ?

Phương pháp giải

Tình hình tài nguyên sinh vật biển ở nước ta: Khai thác thủy hải sản đã vượt quá mức cho phép, nhiều loài bị tiêu diệt hoặc bị suy giảm mạnh về sản lượng. 

Hướng dẫn giải

Để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển của nước ta, chúng ta cần phải:

- Khai thác có mức độ và đúng kĩ thuật, đảm bảo cho các loài sinh vật biển có thể tiếp tục sinh sản và phát triển ở mức độ cao.

- Khai thác kết hợp với bảo vệ các loài sinh vật biển. Thiết lập các vùng bảo vộ tài nguyên sinh vật biển, đó là những vùng sinh sống tập trung hoặc nơi sinh sản của các loài sinh vật quý hiếm nhằm bảo vệ các loài này.

- Bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm, đó là những loài có giá trị kinh tế cao và là đối tượng đang bị khai thác triệt để, các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các biện pháp bảo vệ này rất đa dạng như xác định mức độ khai thác phù hợp, kĩ thuật khai thác hợp lí... và cấm khai thác những loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.

- Bảo vệ các hệ sinh thái ven bờ như hệ sinh thái rừng ngập mặn, san hô, đầm phá, bãi ngập triều... là nơi sinh sản, nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng của nhiều loài sinh vật biển.

- Chống bồi lấp biển do khai thác tài nguyên khoáng sản, không đổ đất cát ra biển.

- Chống ô nhiễm môi trường biển như ô nhiễm dầu, rác thải, thuốc trừ sâu trôi ra từ đất liền.

2. Giải bài 1 trang 150 SBT Sinh học 12

Hãy đưa ví dụ về 2 chuỗi thức ăn, 1 chuỗi bắt đầu bằng sinh vật sản xuất và 1 chuỗi bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã.

Phương pháp giải

Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.

Hướng dẫn giải

- Cây cam ⟶ sâu ăn lá cây ⟶ chim sâu ⟶ diều hâu.

- Giun đất ăn mùn bã ⟶ chuột ăn giun ⟶ mèo bắt chuột ⟶ cáo. (chú ý : mỗi mắt xích là một loài, do vậy cần ghi rõ tên loài).

3. Giải bài 3 trang 150 SBT Sinh học 12

Thế nào là một hệ sinh thái? Hãy:

- Kể tên 10 hệ sinh thái phổ biến của Việt Nam mà em biết.

- Lấy ví dụ về hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, chỉ ra các thành phần cấu trúc của 2 hệ sinh thái đó.

- Chỉ ra năng lượng đầu vào và năng lượng đầu ra của 2 hệ sinh thái đó.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức đã học và thực tế nêu một số hệ sinh thái ở nước ta như: hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp,....

Hướng dẫn giải

- Hệ sinh thái là hệ thống bao gồm tất cả sinh vật và các nhân tố vô sinh ở một khu vực nhất định, có sự tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau. Hệ sinh thái bao gồm các quần xã sinh vật và nơi sống của chúng (sinh cảnh). Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. Nhờ có các tác động qua lại đó mà hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

- Ví dụ về các hệ sinh thái điển hình của Việt Nam như : đồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long hay Đồng bằng Bắc Bộ, rừng mưa nhiệt đới như rừng Cúc Phương, rừng ngập mặn Cà Mau, rừng tràm U Minh, hệ sinh thái trung du Phú Thọ, hệ sinh thái vùng núi đá ở Tây Bắc, hệ sinh thái đất ngập nước ven biển từ Bắc vào Nam, hệ sinh thái hồ nước ngọt...

- Hệ sinh thái tự nhiên: Rừng ngập mặn: cấu trúc:

+ thành phần vô sinh:

  • Ngoài các thành phần chính như C,N,CO2,H2OC,N,CO2,H2O... Thì hệ sinh thái rừng ngập mặn còn có những chất vô cơ đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn do các sản phẩm bồi tụ như: lưu huỳnh, photpho, các oxit sắt và nhôm
  • Khí hậu: là nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 20−25oC, lượng mưa từ 2200-2600mm.

+ thành phần hữu sinh( sinh vật) :

  • Sinh vật sản xuất: Thực vật nổi ,các loài thực vật thuộc họ Đước (Rhizophoraceae), họ Mắm (Avicemiaceae), họ Bần (Sounerrtiaceae), họ Đơn Nem (Myrsinaceae), và họ Dừa (palmae)
  • Sinh vật tiêu thụ: Thân mềm , động vật nổi, cá , giáp xác, chim, thú...
  • Sinh vật phân giải: vi sinh vật.

- Hệ sinh thái nông nghiệp: Hệ sinh thái ao hồ nước ngọt: cấu trúc:

+ thành phần vô sinh: nhiệt độ, ánh sáng, nồng độ oxi hòa tan, pH...

4. Giải bài 4 trang 151 SBT Sinh học 12

Có người nói: Vật chất trao đổi qua hệ sinh thái là trao đổi một chiều. Em có đồng ý như vậy không ? Vì sao ?

Mô tả quá trình chủ yếu liên quan tới luân chuyển nitơ trong hệ sinh thái

Phương pháp giải

Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái là vòng tuần hoàn kín. Ví dụ: chu trình nito

Hướng dẫn giải

- Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái là vòng tuần hoàn, không phải một chiều.

- Quá trình luân chuyển nitơ: Các muối amôn (NH4), nitrat (NO3), nitrit (NO2) được hình thành trong tự nhiên bằng các con đường vật lí, hoá học và sinh học.

Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối đó. Trong quần xã, nitơ được luân chuyển qua lưới thức ăn, từ sinh vật sản xuất chuyển lên sinh vật tiêu thụ ở bậc cao hơn. Khi sinh vật chết, prôtêin ở xác sinh vật lại tiếp tục được phân giải thành đạm của môi trường.

Vòng tuần hoàn được khép kín qua hoạt động của một số vi khuẩn phản nitrat, các vi khuẩn này phân giải đạm trong đất, nướC... và giải phóng nitơ vào trong không khí. Một phần hợp chất nitơ không trao đổi liên tục tReo vòng tuần hoàn kín mà lắng đọng trong các trầm tích sâu của môi trường đất, nước.

Chu trình nito

5. Giải bài 5 trang 151 SBT Sinh học 12

Trong một buổi thực hành, học sinh quan sát hệ sinh thái một rừng bạch đàn đã tìm thấy các loài : chim hút mật, xén tóc, nhện đen, chuột đồng, sóc, cáo, ong bắp cày, châu chấu, dưới sàn rừng có nhiều nấm túi và cỏ mọc.

Hãy :

- Đựa ra giả thuyết về một lưới thức ăn với các loài trên.

- Sắp xếp các loài trong lưới thức ăn đó theo các bậc dinh dưỡng.

Phương pháp giải

Lưới thức ăn trong một quần xã gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

Hướng dẫn giải

- Sắp xếp các loài trong lưới thức ăn đảm bảo nguyên tắc : sinh vật sản xuất là các loài cây cỏ. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là sinh vật ăn thực vật như ong, chim hút mật, xén tóc, châu chấu, chuột đồng. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là các loài ăn thịt như nhện đen, sóc. Cáo là thú dữ thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất. Sinh vật phân giải hữu cơ là các loài nấm.

6. Giải bài 8 trang 151 SBT Sinh học 12

Hãy lấy các ví dụ về những hệ sinh thái điển hình có ở nước ta mà em biết và chỉ vị trí của các hệ sinh thái đó trên bản đồ Việt Nam : rừng mưa nhiệt đới, rừng ngập mặn, rừng cây thông, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, hệ sinh thái đồng cỏ, bãi cát, rừng cây cao su, san hô, các đảo đá ven biển, đầm phá.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức đã học và kiến thức thực tế có thể nêu một số hệ sinh thái như: rừng mưa nhiệt đới, rừng ngập mặn, rừng cây thông,.....

Hướng dẫn giải

Ví dụ về các hệ sinh thái như : rừng mưa nhiệt đới (rừng Cúc Phương, rừng Nam Cát Tiên...), rừng ngập mặn (Cà Mau, Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh, Tiên Yên - Quảng Ninh...), rừng cây thông (Đà Lạt, Quảng Ninh...), hồ tự nhiên (Hồ Ba Bể....), hồ nhân tạo (Hồ Thác Bà, Đa Nhim..), hệ sinh thái đồng cỏ (đồng cỏ trên cao nguyên Mộc Châu...), bãi cát (bãi cát ven biển Ninh Thuận), rừng cây cao su (rừng cao su Phú Riềng), san hô (Nha Trang, Hạ Long), các đảo đá ven biển (Vịnh Hạ Long, Hà Tiên), đầm phá (Phá Tam Giang, Cầu Hai, Ô Loan...).

7. Giải bài 9 trang 151 SBT Sinh học 12

Xét về mặt năng lượng đầu vào và chu trình tái tạo vật chất trong hệ sinh thái, các hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái thành phố khác nhau như thế nào ? Hãy lập bảng so sánh

Phương pháp giải

So sánh năng lượng đầu vào và vật chất tái sinh của các hệ sinh thái

Hướng dẫn giải

8. Giải bài 12 trang 152 SBT Sinh học 12

Người ta tìm thấy 3 loài động vật chân khớp kích thước nhỏ ở một vùng cửa sông. Hai sơ đồ sau mô tả sự phân bố của 3 loài đó, khoảng cách phân bố xa vùng cửa sông và độ mặn của nước.

Hãy :

- Mô tả độ mặn của nước có ảnh hưởng như thế nào tới sự phân bố của mỗi loài

Ngoài những nhân tố trên, theo em còn có nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phân bố của các loài đó không ?

Phương pháp giải

Dựa vào hình vẽ để nêu các loài sống ở các vùn nước khác nhau

Hướng dẫn giải

Hệ sinh thái ven biển có độ mặn nước ảnh hưởng tới phân bố cá thể : loài 3 sống vùng nước ngọt, loài 2 sống vùng nước lợ, loài 1 sống vùng nước mặn.

Thuỷ triều lên xuống làm cho độ mặn nước thay đổi, do vậy thuỷ triều cũng là nhân tố ảnh hưởng tới phân bố của các loài.

9. Giải bài 13 trang 153 SBT Sinh học 12

Nhóm học sinh nghiên cứu một hệ sinh thái hồ đã tìm thấy các loài tảo lục đơn bào, ấu trùng chuồn chuồn, tôm, cá quả, lươn. Chim bói cá thỉnh thoảng xuất hiện trên bờ đầm và ngoài ra còn có nhiều thú nhỏ như chuột. Hãy đưa ra giả thuyết một lưới thức ăn trong hồ với các loài trên, sắp xếp các loài đó theo bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái.

Giả sử, người ta phun thuốc trừ sâu và hầu hết côn trùng trong vùng bị chết. Điều gì có thể xảy ra đối với lưới thức ăn của hệ sinh thái ? Hãy giải thích vì sao.

Phương pháp giải

Xây dựng lưới thức ăn, trong đó sinh vật sản xuất là tảo lục đơn bào.

Hướng dẫn giải

- Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là ấu trùng chuồn chuồn, tôm. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là cá quả, chim bói cá, lươn. Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất là thú ăn thịt.

- Khi bị phun thuốc trừ sâu, ấu trùng chuồn chuồn và tôm sẽ là những sinh vật bị ảnh hưởng nặng trước hết, tuy nhiên toàn bộ hệ sinh thái sẽ bị suy giảm về số lượng và có thể bị tiêu diệt.

10. Giải bài 14 trang 153 SBT Sinh học 12

So sánh sự khác nhau về cấu trúc, chu trình dinh dưỡng và chuyển hoá năng lượng giữa các hệ sinh thái tự nhiên với các hệ sinh thái nhân tạo.

Phương pháp giải

Các đặc điểm so sánh:

- Thành phần cấu trúc

- Chu trình dinh dưỡng

- Chuyển hoá năng lượng

Hướng dẫn giải

* Hệ sinh thái tự nhiên :

- Sự khác nhau về thành phần cấu trúc:

+ Thành phần loài phong phú, số lượng cá thể nhiều..

+ Kích thước cá thể đa dạng, các cá thể có tuổi khác nhau...

+ Phân bố không gian nhiều tầng...

+ Hệ sinh thái có đủ sinh vật sản xuất, tiêu thụ và phân giải.

- Sự khác nhau về chu trình dinh dưỡng:

+ Lưới thức ăn phức tạp, tháp sinh thái có hình đáy rộng.

+ Tất cả thức ăn cho sinh vật đều được cung cấp bên trong hệ sinh thái.

- Sự khác nhau về chuyển hoá năng lượng. Năng lượng cung cấp chủ yếu từ Mặt Trời

* Hệ sinh thái nhân tạo :

- Sự khác nhau về thành phần cấu trúc :

+ Số lượng loài ít, số cá thể của mỗi loài nhiều...

+ Các loài có kích thước cơ thể, tuổi... gần bằng nhau.

- Sự khác nhau về chu trình dinh dưỡng :

+ Lưới thức ăn đơn giản có ít mắt xích, tháp sinh thái có hình đáy hẹp.

+ Một phần sản lượng sinh vật được thu hoạch mang ra ngoài hệ sinh thái.

- Sự khác nhau về chuyển hoá năng lượng : Ngoài năng lượng cung cấp từ Mặt Trời, hệ sinh thái còn được cung cấp thêm một phần sản lượng và năng lượng khác (ví dụ, phân bón...).

11. Giải bài 2 trang 153 SBT Sinh học 12

Hoang mạc, đồng cỏ, đồng ruộng, rừng cây bụi, rừng rậm nhiệt đới là

A. các ví dụ về hệ sinh thái

B. các ví dụ về sự tương tác giữa các sinh vật.

C. các giai đoạn của diễn thế sinh thái.

D. những quần xã có cùng đầu vào và đầu ra của chu trình dinh dưỡng.

Phương pháp giải

Các hệ sinh thái tự nhiên: các hệ sinh thái trên cạn (rừng nhiệt đới, sa mạc và hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc, đồng rêu hàn đới) và các hệ sinh thái dưới nước (rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô và hệ sinh thái vùng biển khơi, ao, hồ, sông, suối...).

Hướng dẫn giải

Hoang mạc, đồng cỏ, đồng ruộng, rừng cây bụi, rừng rậm nhiệt đới là các ví dụ về hệ sinh thái

Chọn A

12. Giải bài 7 trang 154 SBT Sinh học 12

Một hệ sinh thái có các đặc điểm: năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, có các chu trình chuyển hoá vật chất và có số lượng loài sinh vật hạn chế là

A. hệ sinh thái tự nhiên trên cạn.

B. hệ sinh thái nông nghiệp.

C. hệ sinh thái thành phố.

D. hệ sinh thái biển.

Phương pháp giải

Hệ sinh thái nông nghiệp có đặc điểm năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, số lượng loài sinh vật hạn chế 

Hướng dẫn giải

Một hệ sinh thái có các đặc điểm: năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, có các chu trình chuyển hoá vật chất và có số lượng loài sinh vật hạn chế là hệ sinh thái nông nghiệp

Chọn B

13. Giải bài 17 trang 154 SBT Sinh học 12

Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc trưng là bức xạ mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất cho hệ sinh thái và có số lượng loài hạn chế ?

A. Hệ sinh thái tự nhiên.

B. Hệ sinh thái nông nghiệp.

C. Hệ sinh thái thành phố.

D. Hệ sinh thái thuỷ sinh.

Phương pháp giải

Hệ sinh thái này được bổ sung vật chất từ bên ngoài và khống chế số lượng loài sinh trưởng.

Hướng dẫn giải

Hệ sinh thái nông nghiệp có đặc trưng là bức xạ mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất cho hệ sinh thái và có số lượng loài hạn chế.

Chọn B

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Hệ sinh thái Sinh học 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:24/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM