Giải SBT Sinh 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

eLib xin giới thiệu nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 12 Bài 35 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về môi trường sống và các nhân tố sinh thái. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết tại đây.

Mục lục nội dung

1. Giải bài 1 trang 120 SBT Sinh học 12

2. Giải bài 2 trang 121 SBT Sinh học 12

3. Giải bài 3 trang 122 SBT Sinh học 12

4. Giải bài 4 trang 122 SBT Sinh học 12

5. Giải bài 5 trang 123 SBT Sinh học 12

6. Giải bài 6 trang 123 SBT Sinh học 12

7. Giải bài 7 trang 124 SBT Sinh học 12

8. Giải bài 1 trang 125 SBT Sinh học 12

9. Giải bài 2 trang 125 SBT Sinh học 12

10. Giải bài 3 trang 126 SBT Sinh học 12

11. Giải bài 4 trang 126 SBT Sinh học 12

12. Giải bài 5 trang 126 SBT Sinh học 12

13. Giải bài 6 trang 126 SBT Sinh học 12

14. Giải bài 7 trang 126 SBT Sinh học 12

15. Giải bài 8 trang 126 SBT Sinh học 12

16. Giải bài 9 trang 126 SBT Sinh học 12

17. Giải bài 10 trang 127 SBT Sinh học 12

18. Giải bài 11 trang 127 SBT Sinh học 12

19. Giải bài 12 trang 127 SBT Sinh học 12

20. Giải bài 13 trang 127 SBT Sinh học 12

21. Giải bài 14 trang 127 SBT Sinh học 12

22. Giải bài 16 trang 127 SBT Sinh học 12

23. Giải bài 17 trang 127 SBT Sinh học 12

24. Giải bài 18 trang 128 SBT Sinh học 12

25. Giải bài 19 trang 128 SBT Sinh học 12

26. Giải bài 20 trang 128 SBT Sinh học 12

27. Giải bài 21 trang 128 SBT Sinh học 12

28. Giải bài 22 trang 128 SBT Sinh học 12

29. Giải bài 23 trang 128 SBT Sinh học 12

30. Giải bài 1 trang 129 SBT Sinh học 12

31. Giải bài 2 trang 129 SBT Sinh học 12

32. Giải bài 3 trang 129 SBT Sinh học 12

33. Giải bài 5 trang 129 SBT Sinh học 12

34. Giải bài 6 trang 129 SBT Sinh học 12

35. Giải bài 7 trang 129 SBT Sinh học 12

36. Giải bài 8 trang 130 SBT Sinh học 12

37. Giải bài 9 trang 130 SBT Sinh học 12

38. Giải bài 10 trang 130 SBT Sinh học 12

Giải SBT Sinh 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

1. Giải bài 1 trang 120 SBT Sinh học 12

Hãy lập bảng so sánh những đặc điểm thích nghi của cây ưa sáng và cây ưa bóng với môi trường chiếu sáng khác nhau.

Phương pháp giải

Nhóm cây ưa sáng: mọc nơi quang đãng, lá có phiến dày, mô giậu phát triển, lá xếp nghiêng so với mặt đất... Nhóm cây ưa bóng: mọc dưới tán lá cây khác, lá có phiến mỏng, ít hoặc k có mô giậu, lá nằm...

Hướng dẫn giải

Bảng. Một số đặc điểm thích nghi của cây ưa sáng và cây ưa bóng với môi trường chiếu sáng khác nhau

2. Giải bài 2 trang 121 SBT Sinh học 12

Hãy trình bày một số đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, hoạt động sinh lí của thực vật thích nghi với điều kiện nhiệt độ của môi trường sống và ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm đó.

Phương pháp giải

Nhiệt độ tác động mạnh đến hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí, sinh thái và tập tính của sinh vật.

Hướng dẫn giải

Bảng. Một số đặc điểm thích nghi của thực vật với nhiệt độ môi trường

3. Giải bài 3 trang 122 SBT Sinh học 12

Hãy trình bày một số đặc điểm về hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính hoạt động của động vật thích nghi với điều kiện nhiệt độ của môi trường sống và ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm đó.

Phương pháp giải

Nhiệt độ tác động mạnh đến hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí, sinh thái và tập tính của sinh vật.

Hướng dẫn giải

Bảng. Một số đặc điểm thích nghi của động vật với nhiệt độ môi trường

4. Giải bài 4 trang 122 SBT Sinh học 12

Sinh vật rất đa dạng về hình dạng và kích thước. Hãy tìm 1 ví dụ thích nghi về hình dạng và kích thước cơ thể của thực vật với môi trường nước. Giải thích sự thích nghi đó.

Phương pháp giải

Thực vật có thể sống ở các tầng nước khác nhau như: trên mặt nước, chìm dưới đáy nước...

Hướng dẫn giải

Học sinh lấy ví dụ và giải thích sự thích nghi ở ví dụ đó. Ví dụ, thực vật sống chìm trong nước nơi có dòng nước chảy mạnh có cấu tạo cơ thể thuôn dài theo dòng nước như cây rong tóc tiên, thực vật có lá nổi trên mặt nước thì lá lớn và toả tròn như cây nong tằm..

Ví dụ như cây xương rồng sống ở xa mạc - nơi nguồn nước khan hiếm thì lá bị tiêu giảm thành gai, trên bề mặt có lớp cuticun để hạn chế thoát hơi nước, rễ mọc ăn sâu xuống đất...

5. Giải bài 5 trang 123 SBT Sinh học 12

Thế nào là ổ sinh thái ? Nguyên nhân và hiệu quả của việc hình thành ổ sinh thái là gì ?

Phương pháp giải

- Xem lí thuyết khái niệm ổ sinh thái

- Cạnh tranh là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành các ổ sinh thái

Hướng dẫn giải

Ổ sinh thái của một loài sinh vật là một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong một giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài. 

- Sự thích nghi với mỗi nhân tố sinh thái của loài tạo nên ổ sinh thái riêng của loài đó. Ví dụ như ổ sinh thái về nơi ở (có loài ở trên cao, loài sống dưới đất), ổ sinh thái về giới hạn sinh thái ánh sáng (của loài cây ưa sáng và ưa bóng), ổ sinh thái dinh dưỡng (về kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi... của mỗi loài), ổ sinh thái về thời gian sống của mỗi loài (như thời gian hoạt động kiếm mồi, thời gian sinh sản của loài trong một ngày, trong năm)...

- Cạnh tranh là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành các ổ sinh thái. Cạnh tranh ảnh hưởng tới sự phân bố địa lí, nơi ở của các loài. Nhiều loài cùng sống chung ở một nơi, nhưng thức ăn của mỗi loài là khác nhau. Cạnh tranh ảnh hưởng tới sự phân hoá về mặt hình thái của sinh vật

- Nhờ có phân hoá ổ sinh thái mà mức độ cạnh tranh giảm bớt, nhiều loài sinh vật có thể cùng sống với nhau trong một khu vực phân bố nhất định.

6. Giải bài 6 trang 123 SBT Sinh học 12

Trong các khu rừng mưa nhiệt đới thường có đa dạng sinh học cao, theo em sinh vật sống trong đó có ổ sinh thái hẹp hay rộng?

Một sinh vật có ổ sinh thái hẹp khi được chuyển ra sống ở nơi khác sẽ gặp thuận lợi hay khó khăn ? Sinh trưởng, phát triển có bị ảnh hưởng không ? Vì sao ?

Phương pháp giải

Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao

Hướng dẫn giải

- Nơi có đa dạng sinh học cao như rừng mưa nhiệt đới, sinh vật thường có ổ sinh thái hẹp và rất hẹp. 

- Sinh vật có ổ sinh thái hẹp khi chuyển sang nơi khác có điều kiện sống khác biệt thì sinh trưởng và phát triển sẽ bị đình trệ, nhiều cá thể không thể sống được trong điều kiện mới. Đó là do các nhân tố sinh thái nơi ở mới nằm ngoài giới hạn sinh thái của loài đó.

7. Giải bài 7 trang 124 SBT Sinh học 12

Sức sinh sản, mức độ tử vong, xuất cư và nhập cư của quần thể tăng và giảm phụ thuộc vào những yếu tố nào ?

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức nêu một số yếu tố phụ thuộc vào những yếu tố như: nguồn sống, tiềm năng sinh học, cấu trúc tuổi,......

Hướng dẫn giải

Sức sinh sản, mức độ tử vong, xuất cư và nhập cư của quần thể sinh vật thay đổi tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như :

- Nguồn sống có trong môi trường (thức ăn, nơi ở..).

- Tiềm năng sinh học của loài (loài có tiềm năng sinh học cao sử dụng hết ít nguồn sống nhưng sức sinh sản lớn, ngược lại loài có tiềm năng sinh học thấp sử dụng nhiều nguồn sống nhưng sức sinh sản thấp).

- Cấu trúc tuổi (quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sinh sản).

- Mùa sinh sản, mùa di cư (cá thể từ nơi khác tới sống trong quần thể hoặc từ quần thể tách ra sống ở nơi khác).

8. Giải bài 1 trang 125 SBT Sinh học 12

Hãy giải thích thế nào là “Sinh thái học”. Nêu khái niệm “Môi trường sống của sinh vật”.

Phương pháp giải

- Xem lí thuyết khái niệm sinh thái học

- Xem lí thuyết khái niệm môi trường sống của sinh vật

Hướng dẫn giải

- Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.

- Môi trường sống của sinh vật : Môi trường sống của sinh vật là tất cả các nhân tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động của sinh vật.

9. Giải bài 2 trang 125 SBT Sinh học 12

Quan sát môi trường sống của các sinh vật trên một vùng và ghi tên của các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh tác động lên sinh vật sống trong môi trường đó vào bảng sau:

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức đã học kể một số nhân tố như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, sinh vật,....

Hướng dẫn giải

10. Giải bài 3 trang 126 SBT Sinh học 12

“Sinh thái học là khoa học liên quan tới tất cả sự sống trên Trái Đất”. Em có đồng ý với câu trên không ? Giải thích vì sao.

Phương pháp giải

Xem lí thuyết khái niệm sinh thái học

Hướng dẫn giải

Đồng ý, vì Sinh thái học có liên quan tới mọi cấp tổ chức sống (sinh quyển, quần xã, quần thể, cá thể và tế bào khi trình bày về thích nghi của sinh vật) và quan hệ của các cấp tổ chức sống đó với nhân tố môi trường.

11. Giải bài 4 trang 126 SBT Sinh học 12

Hãy nêu giá trị sinh thái của các khu rừng bảo vệ hay vườn quốc gia.

Phương pháp giải

Một số giá trị sinh thái của các khu rừng bảo vệ hay vườn quốc gia như: cung cấp tài nguyên, cảnh quan, du lịch,....

Hướng dẫn giải

Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.

Về tài nguyên: Các vườn quốc gia cũng là nguồn cung cấp các tài nguyên thiên nhiên có giá trị, chẳng hạn như gỗ, khoáng sản, sinh vật và các loại tài nguyên có giá trị khác.

Các vườn quốc gia có vai trò kép, một mặt đây là khu vực cung cấp nơi cư trú cho sự sống hoang dã, mặt khác nó lại phục vụ như là nơi du lịch phổ biến cho quần chúng, bảo vệ môi trường.

Cảnh quan: phục vụ du lịch, giải trí

Văn hóa: Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống nhân dân địa phương(tạo việc làm, tăng thu nhập, phục hồi nghề truyền thống, các lễ hội tốt đẹp ở địa phương).

12. Giải bài 5 trang 126 SBT Sinh học 12

Hình bên mô tả quan hệ giữa nhiệt độ và độ sâu của hồ nước ngọt vào mùa hè.

Quan hệ giữa nhiệt độ và độ sâu của hồ nước ngọt vào mùa hè

Hãy trả lời các câu hỏi :

- Sinh vật phân bố ở phần nào của mực nước hồ là nhiều nhất ? Vì sao ?

- Chỉ ra ít nhất 2 nguyên nhân để giải thích vì sao cường độ quang hợp thường diễn ra rất thấp ở mực nước sâu hơn 30m.

- Chỉ ra ít nhất 2 nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật thuỷ sinh trong hồ.

Phương pháp giải

Thực vật, tảo, vi khuẩn quang hợp cần hấp thụ năng lượng ánh sáng

Hướng dẫn giải

- Dựa trên nguyên tắc sinh vật phân bố ở lớp nước có nhiều ánh sáng và có nồng độ khí hoà tan cao. Càng xuống lớp nước sâu thì cường độ ánh sáng và lượng ôxi hoà tan càng giảm.

- Cường độ quang hợp thường diễn ra rất thấp ở mực nước sâu hơn 30m vì cường độ ánh sáng thấp, nồng độ các khí không thích hợp cho việc quang hợp.

- Nguồn cung cấp dinh dưỡng có thể do xói mòn đất từ các vùng đất xung quanh, từ phân giải chất hữu cơ do sinh vật phân giải xác sinh vật trong hồ đem lại.

13. Giải bài 6 trang 126 SBT Sinh học 12

Trong môi trường nước, thuỷ sinh vật thường phân bố ở lớp nước bề mặt. Hãy dựa vào hiện tượng chênh lệch giữa nồng độ khí Ovà CO2 hoà tan trong nước và cường độ ánh sáng của lớp nước bề mặt so với các lớp nước phía dưới để giải thích hiện tượng trên.

Phương pháp giải

O2 và ánh sáng càng khó khuếch tán hơn nếu xuống mực nước càng sâu.

Hướng dẫn giải

- Không khí khuếch tán vào lớp nước bề mặt. Càng xuống lớp nước sâu, nồng độ các khí hoà tan đó (O2 và CO2) càng giảm. Tuy nhiên, khí hình thành từ quá trình hô hấp kị khí ở đáy hồ thường cao hơn lớp nước bề mặt. Ví dụ : khí mêtan.

- Thực vật có khả năng quang hợp (sử dụng nhiều CO2 trong quang hợp) phân bố nhiều ở lớp nước bề mặt nơi có nhiều ánh sáng và nồng độ khí khuếch tán từ không khí vào cao.

14. Giải bài 7 trang 126 SBT Sinh học 12

Nước có đặc điểm gì khác môi trường trên cạn mà nhờ đó sinh vật thuỷ sinh có đặc điểm :

- Các thú ở nước có bộ xương nhẹ hơn bộ xương của thú trên cạn.

- Cây sống ngập trong nước không có cấu tạo gỗ phát triển.

Phương pháp giải

Dựa vào đặc tính vật lí của nước mà các loài động vật có sự thích nghi tốt nhất

Hướng dẫn giải

- Nước có khả năng nâng đỡ, góp phần nâng đỡ cơ thể động vật và thực vật. Do vậy, bộ xương của thú sống trong nước không nặng và rắn chắc như thú sống trên cạn. Tương tự, cây sống ngập trong nước cũng không phát triển cấu tạo gỗ, cấu tạo nâng đỡ cây, như cây gỗ sống trên cạn.

- Ngoài ra, cây sống trong nước do hấp thụ nước không phải chỉ từ rễ mà qua toàn bộ bề mặt cơ thể, do vậy cấu tạo của mạch gỗ không phát triển.

15. Giải bài 8 trang 126 SBT Sinh học 12

Càng xuống dưới lớp nước sâu, áp suất càng-tăng lên. Hãy cho biết cá sống ở lớp nước sâu (ví dụ ở đáy đại dương) thường có những đặc điểm thích nghi như thế nào với môi trường có áp suất cao để có thể di chuyển dễ dàng.

Phương pháp giải

Áp suất lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, bơi lội của cá.

Hướng dẫn giải

Dưới lớp nước sâu có áp suất cao, do, vậy có ít sinh vật có khả năng sinh sống. Những động vật sống dưới lớp nước sâu có các đặc điểm giảm ma sát với nước như cơ thể thuôn dài, nhỏ dẹp, có da trơn... và đôi khi có phao nổi giúp cho chúng có khả năng ngoi lên lớp nước phía trên.

16. Giải bài 9 trang 126 SBT Sinh học 12

Hãy nêu sự khác nhau của môi trường nước và môi trường trên cạn dựa vào các đặc điểm như độ nhớt, sức nổi (khả năng nâng đỡ), sự thay đổi của nhiệt độ, nồng độ không khí, nước và ion, cường độ ánh sáng và áp suất. 

Phương pháp giải

Môi trường nước và môi trường cạn có sự khác biệt lớn nhất về mật độ nước và không khí.

Hướng dẫn giải

17. Giải bài 10 trang 127 SBT Sinh học 12

Lửa cháy có ảnh hưởng như thế nào tới môi trường sống của sinh vật ? Có người xếp lửa thuộc nhân tố sinh thái khí hậu, có người lại xếp lửa là nhân tố sinh thái chịu tác động của con người, theo em xếp như vậy đúng hay sai ? Giải thích vì sao.

Phương pháp giải

Lửa cũng là một nhân tố sinh thái. Nhiều loài cây thích nghi để tồn tại với lửa cháy tự nhiên, tuy nhiên nhiều loài sinh vật không chống chịu được với lửa.

Hướng dẫn giải

Lửa là nhân tố sinh thái vô sinh. Lửa có thể gây ra do tự nhiên như sấm chớp gây cháy rừng - đó là nhân tố sinh thái khí hậu. Lửa gây ra do hoạt động vô ý của con người (ví dụ hoạt động đốt rừng làm rẫy, gây hậu quả sinh thái nghiêm trọng). Đây là nhân tố sinh thái chịu tác động bởi hoạt động của con người.

18. Giải bài 11 trang 127 SBT Sinh học 12

Nhiều loài cây sống nơi khô hạn có khả năng phục hồi sau khi bị cháy như cây cỏ tranh, hoặc rừng tràm (ví dụ rừng U Minh) dễ bị cháy vào mùa khô. Hãy chỉ ra những đặc điểm thích nghi của các loài cây đó với điều kiện môi trường bị cháy.

Phương pháp giải

Nhiều loài cây thích nghi với lửa cháy tự nhiên bằng vỏ, thân ngầm...

Hướng dẫn giải

Nhiều loài cây có những đặc điểm thích nghi đặc biệt với lửa như : có thân ngầm dưới đất, thân và hạt có vỏ dày.

- Cỏ tranh có thân ngầm. Khi rừng cỏ tranh bị cháy, phần thân ngầm dưới đất không bị cháy. Gặp điều kiện thuận lợi như vào mùa mưa, cỏ tranh lại nảy mầm và bắt đầu giai đoạn sống mới.

- Cây tràm có vỏ hạt dày và cứng. Khi rừng bị cháy, một số hạt chỉ cháy phần vỏ ngoài, phần hạt bên trong vẫn có thể nảy mầm khi gặp điều kiện thích hợp. Nhờ đó, rừng tràm có khả năng phục hồi rất tốt sau khi bị cháy.

19. Giải bài 12 trang 127 SBT Sinh học 12

Sinh vật thuỷ sinh thường có dạng cơ thể kéo dài. Hãy giải thích hiện tượng thích nghi đó. Lấy ít nhất 2 ví dụ, 1 ví dụ về thực vật, 1 ví dụ về động vật để minh hoạ.

Phương pháp giải

Môi trường nước có sức cản, lực đẩy lớn

Hướng dẫn giải

- Do áp suất nước cao, động vật có dạng cơ thể kéo dài sẽ giảm sức cản của nước, nhờ đó di chuyển thuận lợi hơn. Ví dụ, cơ thể kéo dài của lươn.

- Thực vật có cơ thể kéo dài thường dễ uốn theo dòng nước chảy, tránh được sức cản của nước, nhất là ở những nơi có nước chảy mạnh. Ví dụ, cơ thể kéo dài của nhiều loài rong biển, cây rong tóc tiên.

20. Giải bài 13 trang 127 SBT Sinh học 12

Hãy nêu ít nhất 3 đặc điểm thích nghi với hô hấp qua da của động vật sống trên cạn.

Phương pháp giải

Hô hấp qua da của động vật trên cạn đặc trưng ở: giun đất, lưỡng cư...

Hướng dẫn giải

Học sinh dựa và những đặc điểm thu nhận khí của da để trả lời, như đặc điểm về cấu tạo (ví dụ, da động vật thường ẩm ướt, da có tế bào hoặc cơ quan trao đổi khí), đặc điểm về tập tính (ví dụ, sống gần ao hồ và lẩn tránh môi trường thiếu nước

- Da động vật thường ẩm ướt đặc biệt ở lưỡng cư, giúp trao đổi khí qua da tốt hơn.

- Da có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp

- Tập tính: sống gần ao hồ và lẩn tránh môi trường thiếu nước

21. Giải bài 14 trang 127 SBT Sinh học 12

Em hiểu thế nào là áp suất thẩm thấu ở tế bào thực vật ? Áp suất thẩm thấu có liên quan tới khả năng sống trong môi trường nước mặn và nước ngọt của cây hay không ?

Phương pháp giải

Cây muốn duy trì khả năng hút nước thì phải có áp suất thẩm thấu cao trong tế bào.

Hướng dẫn giải

- Học sinh trả lời dựa trên các ý : Áp suất thẩm thấu phụ thuộc vào nồng độ các chất tích luỹ trong tế bào và trong mạch dẫn của cây, ví dụ như nồng độ ion khoáng, nồng độ đường hoà tan trong dịch tế bào...

- Cây muốn duy trì khả năng hút nước thì phải có áp suất thẩm thấu cao trong tế bào. Cây sống trong môi trường nước càng mặn thì muốn hút được nhiều nước, áp suất thẩm thấu càng phải cao, do vậy cây cần tích luỹ nhiều chất - nhất là các ion có số lượng lớn góp phần điều hoà áp suất thẩm thấu trong cây.

22. Giải bài 16 trang 127 SBT Sinh học 12

Em hiểu như thế nào là quy tắc về tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể (quy tắc Becman và quy tắc Anlen) khi nói về sự thích nghi của động vật hằng nhiệt với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường ? Hãy sừ dụng kiến thức đó để giải thích hiện tượng động vật hằng nhiệt ở vùng phía bắc lại có cơ thể lớn hơn vùng phía nam, ngược lại động vật ở vùng phía nam có các cơ quan góp phần vào toả nhiệt như tai, đuôi, các chi.... lại lớn hơn của động vật vùng phía bắc.

Phương pháp giải

Quy tắc về tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể là so sánh tỉ số s/v của các vật thể có kích thước khác nhau (S là diện tích bề mặt của một vật thể và V là thể tích của vật thể đó) 

Hướng dẫn giải

- Nguyên tắc chung của quy tắc: Khi so sánh tỉ số s/v của các vật thể có kích thước khác nhau (S là diện tích bề mặt của một vật thể và V là thể tích của vật thể đó) ta thấy : vật thể có kích thước lớn thì tỉ số s/v nhỏ và ngược lại ở vật thể có kích thước nhỏ thì tỉ số này là lớn. Như vậy, vật thể có kích thước càng lớn thì diện tích bề mặt (tính trên tỉ số với thể tích) là càng nhỏ và ngược lại, vật thể có kích thước càng nhỏ thì diện tích bề mặt càng lớn.

- Đối với cơ thể động vật:

S/V của Động vật có kích thước lớn < S/V của Động vật có kích thước nhỏ

Động vật hằng nhiệt (ví dụ : gấu, cáo, hươu, thỏ.) sống ở vùng ôn đới lạnh có kích thước cơ thể lớn sẽ có diện tích bễ mặt cơ thể nhỏ (tính trên tỉ lệ với thể tích), điều đó có ý nghĩa trong việc giảm diện tích toả nhiệt của cơ thể. Ngược lại, động vật sống ở vùng nhiệt đới nóng có kích thước cơ thể nhỏ sẽ có diện tích bề mặt cơ thể lớn (tính trên tỉ lệ với thể tích), điều đó có ý nghĩa trong việc tăng diện tích toả nhiệt của cơ thể. Qua đó có thể hạn chế khả năng mất nhiệt của cơ thể.

- Động vật hằng nhiệt ở vùng nhiệt đới nóng có tai, đuôi, chi.. lớn có ý nghĩa trong việc tăng cường diện tích toả nhiệt của cơ thể. Qua đó tăng cường khả năng toả nhiệt của cơ thể.

23. Giải bài 17 trang 127 SBT Sinh học 12

Hãy nêu những đặc điểm thích nghi của thực vật quang hợp trong môi trường thiếu ánh sáng của vùng nước sâu hay ở tầng dưới cùng của rừng mưa nhiệt đới.

Phương pháp giải

Cây cần thu nhận đủ năng lượng ánh sáng để có thể quang hợp được.

Hướng dẫn giải

- Kích thước lá lớn để tăng diện tích quang hợp, màu sẫm, mô giậu kém phát triển

- Các lá xếp xen kẽ nhau và nằm ngang

- Có khả năng quang hợp ở ánh sáng yếu.

Nhờ có các đặc điểm hình thái thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu nên cây thu nhận đủ ánh sáng cho quang hợp.

24. Giải bài 18 trang 128 SBT Sinh học 12

Nhiều loài cây sống trong môi trường có khí hậu lạnh thường có đặc điểm là lá nhỏ (ví dụ lá thông, linh sam...), hoặc lá tiêu giảm và biến thành gai. Em hãy giải thích hiện tượng thích nghi trên.

Phương pháp giải

Nhiệt độ có tác động mạnh đến hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí - sinh thái và tập tính của sinh vật.

Hướng dẫn giải

Cây có lá nhỏ, lá tiêu giảm và biến thành gai góp phần hạn chế cường độ thoát hơi nước và tiết kiệm năng lượng, tránh cho nước trong tế bào lá bị đông cứng khi tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp.

25. Giải bài 19 trang 128 SBT Sinh học 12

Đa số thực vật sống trên cạn hút nước từ môi trường ngoài vào cơ thể qua lông hút ở rễ, nhưng cũng có nhiều loài như nấm mốc, tảo và nhiều loài thực vật sống trong nước hút nước qua phần lớn bề mặt cơ thể. Hãy giải thích đặc điểm thích nghi với khả năng hút nước đó

Phương pháp giải

Sinh vật sống trong nước thì xung quanh cơ thể chúng đều là nước.

Hướng dẫn giải

Do đặc điểm của môi trường nước không giống môi trường trên cạn (cây lấy nước chủ yếu trong đất qua rễ cây), nhiều loài thuỷ sinh trao đổi nước qua diện tích bề mặt cơ thể bằng hình thức thấm qua lớp tế bào biểu bì. Những loài cây này không có hệ rễ và mạch dẫn phát triển.

26. Giải bài 20 trang 128 SBT Sinh học 12

Chim có đời sống thích nghi rất phong phú. Hãy chỉ ra các đặc điểm sinh học của chim thể hiện sự thích nghi với :

- Điều kiện bay.

- Khả năng trao đổi khí khi bay.

- Khả năng cân bằng nước.

- Khả năng điều hoà nhiệt độ cơ thể.

Phương pháp giải

Để thích nghi với đời sống bay lượn chúng cần giảm trọng lượng cơ thể, lợi dụng không khí và sức gió để bay, đồng thời phải đảm bảo hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn...

Hướng dẫn giải

Chim có những những đặc điểm cơ bản để thích nghi với đời sống như sau:

- Thân hình thoi ⟶ giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh ⟶ quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau ⟶ giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng ⟶ làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp ⟶ giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng ⟶ làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân ⟶ phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

- Toàn thân phủ lông vũ. Chi trước thường biến đổi thành cánh để thích nghi với sự bay lượn trên không. Chi sau biển đổi khác nhau thích hợp với đậu trên cành cây.

- Da mỏng, hầu như không có tuyến, trừ tuyến phao câu ở cuối thân

- Bộ xương hoá cốt hoàn toàn. Xương xốp, nhiều khoang khí, nhưng rất rắn chắc. Xương ức phát triển tạo nên gờ lưỡi hái.

- Hệ thần kinh phát triển cao. Bán cầu não, thuỳ thị giác, tiểu não lớn, thuỳ khứu giác nhỏ

- Thính giác nhạy. Mắt lớn, là cơ quan định hướng khi bay. Khứu giác kém phát triển

- Hệ tuần hoàn kép, tim 4 ngăn, chỉ còn cung chủ động mạch phải. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi hoàn toàn

- Hô hấp bằng phổi. Hệ thông túi khí phát triển len lỏi vào giữa các nội quan, cơ dưới da. Túi khí giúp cơ thể chim cách nhiệt, giảm nhẹ thể trọng, chủ yếu hô hấp trong khi bay

- Cơ quan hô hấp của chim có những biến đổi rất lớn, đáp ứng nhu cầu trao đổi khí cao khi chim bay.

- Cơ quan tiêu hoá có cấu tạo theo hướng làm nhẹ cơ thể: không có răng, không có ruột thẳng tích trữ phân, các phần phủ tạng đều tập trung ở phần trước cơ thể

27. Giải bài 21 trang 128 SBT Sinh học 12

Nhiều loài thực vật có khả năng hồi sinh sau khi gặp điều kiện khô hạn khắc nghiệt. Em hãy lấy ít nhất 2 ví dụ minh hoạ cho hiện tượng này, đồng thời chỉ ra những đặc điểm thích nghi đã giúp cho chúng có khả năng phục hồi đó.

Phương pháp giải

Thực vật chịu hạn có khả năng tích trưc nước trong cơ thể và khả năng tìm nước, cuối cùng là khả năng trốn hạn xuống dưới mặt đất.

Hướng dẫn giải

Đặc điểm thích nghi của thực vật với điều kiện khô hạn rất phong phú, học sinh có thể trình bày về các đặc điểm thích nghi như thân ngầm trong đất tránh được điều kiện thiếu nước (cỏ tranh), phát triển hạt và vỏ hạt dày giúp cây tồn tại qua thời gian khô hạn (các cây có hạt).

28. Giải bài 22 trang 128 SBT Sinh học 12

Hình bên minh hoạ sự thay đổi nhiệt độ trong 1 ngày tại 2 địa điểm: dưới tán rừng (1) và vùng trống trong rừng (2).

- Quan sát đồ thị và mô tả sự thay đổi nhiệt độ tại 2 địa điểm khác nhau trong rừng.

- Hãy nêu 2 nhân tố sinh thái (ngoài nhân tố nhiệt độ) cũng có thể thay đổi ở 2 địa điểm trên. Mô tả sự thay đổi của mỗi nhân tố sinh thái đó.

- Hãy chỉ ra đặc điểm thích nghi nổi bật của thực vật thích nghi với môi trường ánh sáng ở mỗi địa điểm.

Phương pháp giải

Ánh sáng là nhân tố cơ bản, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết các nhân tố khác. Cường độ và thành phần của phổ ánh sáng giảm dần từ xích đao đến các cực, từ mặt nước đến đáy sâu. Ánh sáng còn biến đổii tuần hoàn theo ngày đi và theo mùa.

 

Hướng dẫn giải

- Qua đồ thị, học sinh nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ giữa hai điểm là dưới tán rừng và vùng trống không có cây rừng, trong đó nhiệt độ ở vùng trống cao hơn và thay đổi nhiều hơn.

- Ngoài nhiệt độ, trong rừng còn có các nhân tố sinh thái khác thay đổi theo nhịp điệu ngày đêm như ánh sáng và độ ẩm.

- Đặc điểm của thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng

29. Giải bài 23 trang 128 SBT Sinh học 12

Trứng của nhiều loài động vật có vỏ cứng bao bọc, đây là một đặc điểm thích nghi của động vật với môi trường sống trên cạn. Em hãy phân tích đặc điểm thích nghi nào của "vỏ trứng giúp chúng có khả năng thích nghi với môi trường trên cạn.

Phương pháp giải

Vỏ cứng của trứng có thành phần chủ yếu là hợp chất CaCO3.

Hướng dẫn giải

Nhiều loài động vật như bò sát, chim và một số động vật không xương ống như nhện và nhiều côn trùng... đẻ trứng. Trứng giúp động vật thích nghi với môi trường trên cạn là : Trứng có vỏ cứng bao bọc, vỏ trứng có khả năng trao đổi khí nhưng ngăn cản nước thấm qua, trong trứng có noãn và nhiều chất dự trữ nuôi noãn. Trứng thụ tinh phát triển phôi và nở ra cá thể non. Nhờ có cấu tạo trứng mà noãn và các giai đoạn phát triển phôi tránh được điều kiện khô hạn của môi trường.

30. Giải bài 1 trang 129 SBT Sinh học 12

Sự khác nhau giữa môi trường nước và môi trường trên cạn là

A. cường độ ánh sáng ở môi trường cạn mạnh hơn trong môi trường nước.

B. nồng độ ôxi ở môi trường trên cạn cao hơn môi trường nước,

C. nước có độ nhớt thấp hơn trong không khí.

D. nước có nhiều khoáng hơn trong đất.

Phương pháp giải

Môi trường nước có nồng độ O2 hòa tan thấp hơn trên cạn

Hướng dẫn giải

Môi trường nước nồng độ O2 hòa tan ít hơn nồng độ O2 trên cạn

Chọn B

31. Giải bài 2 trang 129 SBT Sinh học 12

Sự nổi của sinh vật trong môi trường nước là do

A. tác động tương hỗ của môi trường vào sinh vật.

B. áp lực từ dưới đẩy sinh vật lên trên.

C. sự kết hợp giữa khối lượng cơ thể sinh vật và áp lực đẩy từ dưới lên.

D. sinh vật thuỷ sinh bơi lên lớp nước bề mặt.

Phương pháp giải

Nước có sức căng bề mặt và lực đẩy Acsimet

Hướng dẫn giải

Sinh vật nổi trên mặt nước nhờ sức căng bề mặt và các đặc điểm sinh học trên cơ thể của nó. Do đó sự nổi của sinh vật trong môi trường nước là do tác động tương hỗ của môi trường vào sinh vật.

Chọn A

32. Giải bài 3 trang 129 SBT Sinh học 12

Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm thích nghi sinh lí của thực vật với môi trường khô hạn ?

A. Bề mặt lá bóng có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời.

B. Có thân ngầm phát triển dưới đất.

C. Lỗ khí đóng lại khi gặp khí hậu nóng.

D. Lá xoay chuyển tránh ánh nắng mặt trời.

Phương pháp giải

Thực vật sống ở môi trường khô hạn cần phải hạn chế sự mất nước của cây và hấp thu được nhiều nước từ bên ngoài

Hướng dẫn giải

Lỗ khí khổng đóng lại giúp hạn chế sự thoát hơi nước

Chọn C

33. Giải bài 5 trang 129 SBT Sinh học 12

Ở môi trường rất khô hạn, một số loài thú có thể tồn tại mặc dù không được uống nước. Đó là do

A. chúng thu nhận và sử dụng nước một cách hiệu quả từ nguồn nước chứa trong thức ăn. .

B. chúng có khả năng dự trữ nước trong cơ thể.

C. chúng đào hang và trốn dưới đất trong những ngày nóng.

D. chúng có thể sống sót không cần nước cho tới khi có mưa.

Phương pháp giải

Động vật sống ở môi trường khô hạn cần phải hạn chế sự mất nước của cây và hấp thu được nhiều nước từ bên ngoài

Hướng dẫn giải

Ở môi trường rất khô hạn, một số loài thú có thể tồn tại mặc dù không được uống nước chúng thu nhận và sử dụng nước một cách hiệu quả từ nguồn nước chứa trong thức ăn.

Chọn A

34. Giải bài 6 trang 129 SBT Sinh học 12

Sự thích nghi của động vật làm tăng cơ hội thụ tinh là

A. đẻ trứng có vỏ cứng bọc.

B. chuyển trực tiếp giao tử đực vào trong cơ thể con cái.

C. sản sinh một số lượng lớn trứng và tinh trùng.

D. đẻ con.

Phương pháp giải

Thụ tinh cần có môi trường ẩm ướt.

Hướng dẫn giải

Sự thích nghi của động vật làm tăng cơ hội thụ tinh là chuyển trực tiếp giao tử đực vào trong cơ thể con cái. Đó là hình thức thụ tinh trong

Chọn B

35. Giải bài 7 trang 129 SBT Sinh học 12

Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt ở thú là

A. sống trong trạng thái nghỉ

B. cơ thể có lớp mỡ dày bao bọc.

C. cơ thể nhỏ và cao

D. ra mồ hôi.

Phương pháp giải

Thú có các đặc điểm để giảm mất nhiệt như: kích thước cơ thể lớn; tỷ lệ S/V thấp; có lớp mỡ dày bao bọc...để thích nghi với điều kiện ở những vùng ôn đới hoặc vùng cực.

Thú không thể ngừng trao đổi chất, chỉ có thể hạn chế các hoạt động vào mùa đông (ngủ đông...)

Hướng dẫn giải

Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt ở thú là cơ thể có lớp mỡ dày bao bọc.

Chọn B

36. Giải bài 8 trang 130 SBT Sinh học 12

Nhiều loài động vật có mô biểu bì gấp lại thành nhiều nếp, dưới mỗi nếp gấp có nhiều mạch máu, đó là đặc điểm thích nghi cho

A. trao đổi khí qua hô hấp

B. hạn chế mất nước qua tiêu hoá.

C. giữ nhiệt.

D. tăng cường vận động.

Phương pháp giải

Nếp gấp dưới da nhiều và nhiều mạch máu nhằm tăng khả năng trao đổi khí qua da

Hướng dẫn giải

Nhiều loài động vật có mô biểu bì gấp lại thành nhiều nếp, dưới mỗi nếp gấp có nhiều mạch máu, đó là đặc điểm thích nghi cho trao đổi khí qua hô hấp

Chọn A

37. Giải bài 9 trang 130 SBT Sinh học 12

Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích của cơ thể

A. tăng hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn.

B. giảm hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn.

C. giảm nếu cơ thể động vật kéo dài ra.

D. giảm nếu cơ thể động vật phân chia thành nhiều phần.

Phương pháp giải

Tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể là: (S/V). Như vậy S tỉ lệ nghịch với V

Hướng dẫn giải

Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích của cơ thể khi ta giảm hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn.

Chọn B

38. Giải bài 10 trang 130 SBT Sinh học 12

Khi quan sát mô thực vật dưới kính hiển vi thấy có khoảng trống chứa khí nằm giữa các tế bào. Các khoảng trống chứa khí đó là đặc điểm thích nghi, chúng giúp

A. điều hoà nhiệt độ cơ thể

B. hô hấp trong ánh sáng,

C. quang hợp trong tối.

D. chống đỡ trong nước.

Phương pháp giải

Các khoảng trống chứa khí đó là đặc điểm thích nghi, chúng giúp chống đỡ trong nước.

Hướng dẫn giải

Khi quan sát mô thực vật dưới kính hiển vi thấy có khoảng trống chứa khí nằm giữa các tế bào. Các khoảng trống chứa khí đó là đặc điểm thích nghi, chúng giúp chống đỡ trong nước.

Chọn D

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Môi trường sống và các nhân tố sinh thái Sinh học12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:24/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM