Giải SBT Sinh 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

eLib xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 12 Bài 44 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về chu trình sinh địa hóa và sinh quyển. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết tại đây.

Giải SBT Sinh 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

1. Giải bài 6 trang 151 SBT Sinh học 12

Trong hai nhân tố nước và khoáng, nhân tố nào có chu trình tái sinh nhanh? Vì sao?

Phương pháp giải

Nước là nhân tố có khả năng tái sinh còn các loại khoáng thì không thể

Hướng dẫn giải

Nước tham gia quá trình luân chuyển rộng rãi và nhanh nhất trong số các chu trình tái sinh trên Trái Đất do khả năng bốc hơi và thoát hơi nước qua hô hấp ở thực vật nhanh.

2. Giải bài 10 trang 152 SBT Sinh học 12

Nhiều người cho rằng hoạt động của con người là nguyên nhân chính làm thủng tầng ôzôn, là nguyên nhân làm cho khí hậu Trái Đất ngày một nóng lên. Theo em, điều đó có đúng không? Hãy giải thích và cho ví dụ minh hoạ. Hậu quả của suy giảm tầng ôzôn là gì? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tầng ôzôn của Trái Đất?

Phương pháp giải

Hoạt động của con người như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải thải ra bầu khí quyển nhiều loại khí gây thủng tầng ôzôn, như các khí nitơ ôxit, mêtan, lưu huỳnh, cacbonic... và đặc biệt là khí CFC.

Lời giải

Hướng dẫn giải

Hậu quả của phá huỷ tầng ôzôn là rất lớn, làm tăng nhiều loại bệnh như ung thư da và nhiều bệnh về mắt. Sự giảm sút mật độ tầng ôzôn còn làm biến đổi tính chất của chuỗi thức ăn và làm giảm năng suất sinh học, năng suất lúa, ngô sẽ bị giảm sút về số lượng và chất lượng. Sự giảm sút tầng ôzôn còn gây ra sự biến đổi về mặt khí hậu do sự gia tăng của hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ không khí của Trái Đất.

Chúng ta cần loại bỏ việc sử dụng các loại khí gây thủng tầng ôzôn, thực hiện sản xuất sạch, giảm khí thải độc hại.

3. Giải bài 11 trang 154 SBT Sinh học 12

Một nguyên nhân khác cũng làm cho khí hậu Trái Đất nóng lên là hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính”. Cho biết:

- Nguyên nhân nào gây hiệu ứng nhà kính?

- Hậu quả của hiệu ứng nhà kính là gì?

- Chúng ta cần làm gì để hạn chế hiện tượng gây hiệu ứng nhà kính?

Phương pháp giải

Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên

Hướng dẫn giải

- Nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính là do sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch làm tăng quá trình giải thoát khí nhà kính, canh tác nông nghiệp không hợp lí làm gia tăng mức độ giải thoát CO2 trong đất, phá rừng (nhất là rừng rậm nhiệt đới) làm mất cân bằng quá trình điều chỉnh nồng độ CO2 trong khí quyển, việc sử dụng khí CFC trong công nghiệp làm lạnh.. của loài người đang làm nhiệt độ khí quyển tăng lên. Kết quả dẫn tới sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái Đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển.

- Hậu quả của hiệu ứng nhà kính là làm tan băng ở hai cực của Trái Đất, làm dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều vùng đồng bằng trù phú ven biển, nhiều khu dân cư và đảo nhỏ sẽ bị chìm dưới nước biển. Khí hậu Trái Đất thay đổi sẽ làm cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, sự nóng lên của khí quyển sẽ làm thay đổi điều kiện sống bình thường của sinh vật trên Trái Đất, nhiều loài sinh vật không có khả năng thích nghi với sự thay đổi khí hậu sẽ bị tiêu diệt.

- Chúng ta cần thực hiện đồng thời nhiều biện pháp như bảo vệ rừng, sản xuất sạch để giảm khí thải độc hại, từng bước hạn chế sử dụng năng lượng hoá thạch...

4. Giải bài 5 trang 154 SBT Sinh học 12

Chu trình nước

A. chỉ liên quan tới nhân tố vô sinh của hệ sinh thái.

B. không có ở sa mạc.

C. là một phần của chu trình tái tạo vật chất trong hộ sinh thái.

D. là một phần của tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái.

Phương pháp giải

Nước mưa rơi xuống đất, một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, một phần tích lũy trong sông, suối, ao, hồ,… Nước mưa trở lại bầu khí quyển dưới dạng nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất tạo thành chu trình nước.

Hướng dẫn giải

Chu trình nước là một phần của chu trình tái tạo vật chất trong hộ sinh thái.

Chọn C

5. Giải bài 6 trang 154 SBT Sinh học 12

Chu trình nitơ

A. liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái.

B. là quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái

C. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.

D. là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái.

Phương pháp giải

Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối amôni (NH4+) và nitrat (NO3). Các muối amôni (NH4+) và nitrat (NO3) được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật lí, hóa học và sinh học. Trong đó lượng muối nitơ được tổng hợp bằng con đường sinh học là lớn hơn cả (vi khuẩn cố định đạm sống có thể sống cộng sinh hoặc sống tự do trong đất có khả năng cố định nitơ tự do – N2 từ không khí). Nitơ từ xác sinh vật trở lại môi trường đất, nước thông qua hoạt động phân hủy, trao đổi. Đây là chu trình nito.

Hướng dẫn giải

Chu trình nitơ là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.

Chọn C

6. Giải bài 12 trang 155 SBT Sinh học 12

Chu trình cacbon trong sinh quyển là

A. quá trình phân giải mùn bã hữu cơ trong đất.

B. quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái

C. quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.

D. quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái

Phương pháp giải

Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cabon điôxit (CO2). Thực vật lấy COđể tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua quá trình quang hợp, Cacbon trao đổi trong quần xã qua chuỗi và lưới thức ăn. Khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa cacbon, sinh vật trả lại CO2 và nước cho môi trường.

Hướng dẫn giải

Chu trình cacbon trong sinh quyển là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.

Chọn C

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển Sinh học 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:25/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM