Giải SGK Hóa 10

Tài liệu Giải SGK Hóa 10 bao gồm các bài giải nằm trong chương trình SGK Hóa 10. Mỗi bài giải trong tài liệu gồm 2 phần phương pháp giải cho từng vấn đề và hướng dẫn giải cụ thể cho mỗi bài tập, tài liệu sẽ giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc ôn tập lại kiến thức bài học và định hướng phương pháp giải bài tập chuẩn xác nhất. Mời các em cùng tham khảo

1. Bí kíp học tốt môn Hóa học 10

Chương trình Hóa học lớp 10 được coi là khá “trừu tượng” mà các em cần phải biết cách học tốt Hóa 10 để có thể vượt qua. Những nội dung chính đi từ những khái niệm nguyên tử, cấu hình nguyên tử đến thứ tự bảng tuần hoàn, các định luật, phân loại liên kết và phản ứng, tốc độ phản ứng, cân bằng phản ứng…

Tất cả những nội dung trên đều là những kiến thức chung và tổng quát nhất về môn Hóa. Nghe có vẻ mơ hồ và khó nắm bắt nhưng đây là những kiến thức cơ bản làm tiền đề để các em có thể học tốt môn Hóa lớp 11 và 12. Nắm chắc kiến thức Hóa học lớp 10, các em có thể dễ dàng xử lí những kiến thức, tính chất cụ thể cho những phần học sâu hơn ở các năm sau.

1.1. Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

Chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập thậm chí cả máy tính có kết nối mạng Internet là rất cần thiết.

1.2. Trong giờ học cần chú ý lắng nghe, ghi chép giáo viên giảng bài và mạnh dạn hỏi lại thầy cô những điều mình chưa hiểu, chưa rõ.

Một học sinh muốn học tốt môn hóa cần luôn tự đặt ra ba câu hỏi cho mình: 

Đó là cái gì?

Nó như thế nào?

Tại sao lại như thế?

Ngoài ra mỗi người học cần tích cực tham gia hoạt động thảo luận nhóm để cùng bàn bạc, giải quyết và làm rõ vấn đề.

Tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài cho tiết học thêm sinh động.

Muốn vậy, chúng ta cũng cần xem trước bài mới trước khi vào lớp.

1.3. Việc tự học ở nhà vẫn là nhân tố quan trọng nhất nếu các em muốn học tốt môn Hóa.

Trong tuần, có từ hai đến ba tiết (nếu học cả tự chọn) Hóa học, sau mỗi buổi học trên lớp, về nhà các em nên học bài ngay ngày hôm đó. 

Khi học nên đọc bài nhiều lần cho thuộc, vừa học vừa tự rút ra kết luận cần thiết để hiểu rõ vấn đề hơn. Cuối cùng các em nên soạn thêm các đề cương tóm tắt nội dung, kiến thức quan trọng cần nắm vững. Từ đó ứng dụng ngay vào việc giải quyết bài tập trong SGK và sách bài tập. 

Việc ôn tập kiến thức cũ là điều không hề dễ chút nào vì bài cũ không thuộc thì bài mới lại càng khó khăn hơn. Do đó các em phải biết cách ghi nhớ kiến thức biến kiến thức của thầy cô, của SGK thành kiến thức của mình.

1.4. Học nhóm ngoài giờ học

Đây là phương pháp tuân thủ nguyên tắc “Học thầy không tày học bạn”.

Mỗi nhóm có từ 3 đến 7 học sinh tham gia.  

Mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng thực sự học tập gương mẫu và có kết quả học tập tốt làm nhóm trưởng.

Ưu điểm của phương pháp là các thành viên có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau bạn học khá gúp đỡ bạn học yếu hơn, rèn kĩ năng hoạt động nhóm chính là rèn kĩ lao động sau này vì bất cứ một công việc gì cũng cần sự phối hợp của nhiều thành viên.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là nếu mỗi thành viên không tự giác tích cực thì hiệu quả hoạt động không cao, dễ dẫn đến hoạt động của nhóm theo chiều hướng khác và không hiệu quả.

+ Hoạt động nhóm nên có lịch hoạt động, địa điểm ổn định và phải quy ước nhóm thật rõ ràng.

+ Sau khi kết một thúc bài, một chương mỗi thành viên trong nhóm đều phải tích cực học và làm bài tập.Trước khi đến học nhóm mỗi cá nhân mang theo những câu hỏi thắc mắc, những bài tập chưa làm được.

+ Trong buổi học nhóm mỗi thành viên đưa ra những câu hỏi, những vấn đề mình băn khoăn nhờ các bạn trong nhóm giúp đỡ, nếu lời giải thích chưa thỏa đáng sẽ tập hợp lại gửi giáo viên bộ môn giảng giải.

1.5. Sử dụng thành thạo bản đồ tư duy, phương pháp sơ đồ hóa tóm tắt kiến thức đối với mỗi nội dung bài học, tổng kết chương.

1.6. Không học tủ học

Không học tủ học bất cứ chuyên đề nào vì nếu chỉ học tủ một chuyên đề nào đó dễ dẫn đến không đủ thời gian để học các chuyên đề khác và kết quả thi sẽ kém. Tùy theo số câu hỏi của mỗi chuyên đề mà dành thời gian tương ứng để học.

1.7. Tự tìm kiếm thông tin trên mạng Internet.

Trong thời đại ngày nay, bất cứ thông tin gì cũng có thể được tìm thầy trên mạng. Các thông tin cần tìm kiếm như; phương pháp giải bài tập hóa, các dạng bài tập, đề kiểm tra theo chuyên đề, các khóa học trên mạng, các bài giảng về các chuyên đề…

1.8. Làm tốt các bài thực hành trên lớp.

Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, nếu chúng ta làm được càng nhiều thí nghiệm mang tính chất chứng minh, đối chứng thì càng nắm bài tốt. Mỗi thí nghiệm các bước tiến hành, các hiện tượng xảy ra cần được ghi chép cẩn thận và mỗi học sinh phải tự tay làm. 

Sau mỗi thí nghiệm người học sẽ nhớ lâu hơn và qua đó còn rèn học sinh đươc nhiều kĩ năng khác. Đặc biệt, các bài toán nhận biết các chất giáo viên nên gợi ý hướng dẫn để học sinh tự làm và  kiểm chứng với lí thuyết từ đó càng làm cho học sinh thêm yêu  thích và đam mê môn Hóa học.

1.9. Cuối cùng các em cần ghi nhớ câu tục ngữ sau đây: “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi”

Trên đây là một số chia sẽ về kinh nghiệm và phương pháp học tập bộ môn Hóa. Mỗi em học sinh có một cách học, một phương pháp khác nhau không thể áp đặt một khuôn mẫu chung cho mọi người. Tuy nhiên, có điểm chung duy nhất để học tốt môn Hóa là chúng ta phải có sự yếu thích và lòng say mê môn học.

2. Một số mẹo nhỏ khi học môn Hóa học 10

2.1. Mẹo học Hóa phần lý thuyết

Trước tiên muốn học tốt môn hóa học các em cần nắm vững lý thuyết các khái niệm, định nghĩa, định luật và các quy luật đã được quy định trong chương trình học.

Bên cạnh đó các em cần quan sát các thí nghiệm cùng những hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống… vì thực ra lí thuyết hóa học rất gần thực tế. Cứ dần dần các em sẽ tích lũy được kiến thức áp dụng cho cả quá trình học.

Cách xử lý thông tin để học tốt môn hóa học đó là các em tự làm thì nghiệm để rút ra kết luận hoặc rút ra các nhận xét quan trọng cho chính mình. Đồng thời vận dụng những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và làm bài tập, từ đó vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài học.

Điều quan trọng nhất để học tốt môn hóa đó là phải biết cách ghi nhớ một cách chọn lọc và logic. Phải biết rằng môn hóa học vẹt là rất khó để nhớ mà đã học là phải học hiểu. Chẳng con vẹt nào có thể học hết được các công thức hóa học đâu.

2.2. Mẹo học Hóa phần bài tập

Bài tập chính là phần cốt lõi, cũng chính là phần vận dụng lý thuyết đã học cho môn hóa. Đương nhiên để học tốt môn hóa làm sao các em có thể bỏ qua phần bài tập được, các dạng bài tập hóa học cũng rất đa dạng chỉ cần các em biết cách thì giải quyết sẽ rất đơn giản.

a. Làm tốt các bài tập về các chất

- Về tên gọi: cần nắm được cách gọi tên các chất (lưu ý một chất có thể nhiều cách gọi tên khác nhau gồm : tên thông thường và tên quốc tế).

- Về lý tính: thường thì ta chú ý nhớ các trạng thái ( gồm rắn, lỏng , khí), màu sắc, mùi, tính tan, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, …

- Về cấu tạo: cần biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất và liên kết trong phân tử của nó. Đồng thời viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp.

- Về hóa tính:

+ Cần dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Rồi từ hóa tính của chất tiêu biểu hãy suy nghĩ để khái quát lên tính chất chung cho hợp chất đó.

+ Đối với những chất tiêu biểu thì khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào và tác dụng được với các loại chất nào thì mới có thể nhớ và học tốt môn hóa được.

- Về điều chế:

+ Trước tiên cần nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Mỗi loại hợp chất cụ thể thì bên cạnh các phương pháp chung còn có những phương pháp riêng để điều chế nữa nên cần phải nắm rõ.

+ Các em cần phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất thì mới có thể làm tốt được.

- Ứng dụng: nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất, liên hệ với đời sống.

b. Cách làm tốt các bài tập hóa học: 

- Muốn học tốt môn hóa học các em cần làm tốt các bài tập hóa học. Trước tiên là cần nắm vững hóa tính – điều chế và kết hợp với cấu tạo, lí tính đồng thời chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.

- Viết phương trình phản ứng: phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ?

- Nhận biết hóa chất: với loại bài tập này cần nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng đi kèm dấu hiệu.

- Chuỗi phản ứng: Cần nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.

- Giải thích hiện tượng, chứng minh: viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …

2.3. Bí quyết làm bài thi để học tốt môn hóa

Để làm bài thi môn hóa tốt và đạt điểm cao các em cần nắm vững được lý thuyết và có một số kỹ năng tính toán ( bài tập áp dụng được công thức và tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, …).

- Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, …) yêu cầu của đề bài.

- Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có)+ Đặt ẩn số (thường là số mol , đặt công thức chung)

- Sử dụng các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) áp dụng các định luật cơ bản của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, …) để giải quyết vấn đề.

- Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, …

Trên đây là một số chia sẻ về cách để học tốt môn hóa hiệu quả nhất. Chỉ cần các em chăm chỉ và kiên trì, học đúng cách chắc chắn thành công sẽ đến. Chúc các em học tốt!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM