Giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 30: Lưu huỳnh
Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập của bài Lưu huỳnh với cách làm đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 132 SGK Hóa học 10
Lưu huỳnh tác dụng với axit sulfuric đặc nóng S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số lưu huỳnh bị oxi hóa là
A. 1 : 2.
B. 1 : 3.
C. 3 : 1.
D. 2 : 1.
Phương pháp giải
Chất khử là chất bị oxi hóa và ngược lại.
Hướng dẫn giải
S là chất khử → Số nguyên tử S bị oxi hóa là 1
H2SO4 là chất oxi hóa →Số nguyên tử S bị khử là 2
Vậy số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là 2:1
Đáp án D
2. Giải bài 2 trang 132 SGK Hóa học 10
Đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ?
A. Cl2, O3, S.
B. S, Cl2, Br2.
C. Na, F2, S.
D. Br2, O2, Ca.
Phương pháp giải
Chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa là những chất có số oxi hóa trung gian vừa có khả năng nhường và nhận electron.
Hướng dẫn giải
A. O3 chỉ có tính oxi hóa → loại
C. Na chỉ có tính khử, F2 chỉ có tính oxi hóa → loại
D. O2 chỉ có tính oxi hóa, Ca chỉ có tính khử → loại
Đáp án B
3. Giải bài 3 trang 132 SGK Hóa học 10
Có thể dự đoán sự thay đổi như thế nào về khối lượng riêng, về nhiệt độ nóng chảy khi giữ lưu huỳnh đơn tà (\(S_{\beta }\)) dài ngày ở nhiệt độ phòng?
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất vật lí của 2 dạng thù hình lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà (SGK, trang 129).
Hướng dẫn giải
Do lưu huỳnh tà phương (Sα) bền ở nhiệt độ dưới 95,5oC và lưu huỳnh đơn tà (Sβ) nên ở nhiệt độ phòng ta có chuyển hóa sau: \({S_\beta } \to {S_\alpha }\)
Như vậy, khi để lưu huỳnh đơn tà (Sβ) dài ngày ở nhiệt độ phòng thì:
- Khối lượng riêng của lưu huỳnh tăng dần.
- Nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
4. Giải bài 4 trang 132 SGK Hóa học 10
Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,650 g bột kẽm và 0,224 g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau phản ứng, người ta thu được chất nào trong ống nghiệm ? Khối lượng là bao nhiêu ?
Phương pháp giải
Viết PTHH và tính toán theo PTHH.
nZn = 0,01 mol, nS = 0,007 mol
→ S phản ứng hết, Zn dư.
Zn + S → ZnS
→ Tính khối lượng các chất sau phản ứng?
Hướng dẫn giải
Ta có :
nZn = \(\dfrac{0,65}{65}=0,01\) mol, nS = \(\dfrac{0,224}{32}=0,007\) mol.
→ S phản ứng hết, Zn dư.
Phương trình hóa học của phản ứng:
Zn + S → ZnS
BĐ: 0,01 0,007 (mol)
Pư: 0,007 0,007 0,007 (mol)
Sau: 0,003 0,007 (mol)
Khối lượng các chất sau phản ứng:
mZn(dư) = 0,003.65 = 0,195 g
mZnS = 0,007.97 = 0,679g.
5. Giải bài 5 trang 132 SGK Hóa học 10
1,10g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu huỳnh.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu, theo lượng chất và khối lượng chất.
Phương pháp giải
Đặt ẩn là số mol của Fe và Al trong hỗn hợp ban đầu.
Viết phương trình hóa học và tính toán.
Dựa vào 2 dữ kiện đề bài cho lập được hệ 2 phương trình, 2 ẩn.
Giải hệ phương trình được số mol của Fe và Al trong hỗn hợp đầu.
Hướng dẫn giải
a) Phương trình hóa học của phản ứng.
Fe + S → FeS
x mol x mol
2Al + 3S → Al2S3.
y mol 1,5y mol
b) Ta có \(n_{S}=\dfrac{1,28}{32}=0,04\) (mol).
Gọi số mol Fe và Al lần lượt là x và y
Theo phương trình (1): \({n_{S(1)}} = {n_{F{\rm{e}}}} = x\,\,mol\)
Theo phương trình (2): \({n_{S(2)}} = \dfrac{3}{2}{n_{Al}} = \dfrac{3}{2}y\,\,mol\)
\( \to {n_S} = x + \dfrac{3}{2}y = 0,04(*)\)
Mà mhỗn hợp = mFe + mAl = 56x + 27y = 1,1 (**)
Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình :
\(\begin{gathered}
\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{56x + 27y = 1,1}&{} \\
{x + 1,5y = 0,04}&{}
\end{array} \to \left\{ \begin{gathered}
x = 0,01 \hfill \\
y = 0,02 \hfill \\
\end{gathered} \right.} \right. \hfill \\
\to \left\{ \begin{gathered}
m_{Fe} = 0,01.56 = 0,56(g) \hfill \\
m_{Al} = 0,02.27 = 0,54(g) \hfill \\
\end{gathered} \right. \hfill \\
\end{gathered} \)
- Theo khối lượng chất:
\(\left\{ \begin{gathered}
\% {m_{Fe}} = \frac{{0,56}}{{1,1}}.100\% = 50,9\% \hfill \\
\% {m_{Al}} = 100\% - 50,9\% = 49,1\% \hfill \\
\end{gathered} \right.\)
- Theo lượng chất:
\(\left\{ \begin{gathered}
\% {n_{Fe}} = \frac{{0,01}}{{0,01 + 0,02}}.100\% = 33,33\% \hfill \\
\% {n_{Al}} = \frac{{0,02}}{{0,01 + 0,02}}.100\% = 66,67\% \hfill \\
\end{gathered} \right.\)