Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 15 Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai là tài liệu học tốt môn Địa lí 12 được eLib sưu tầm và đăng tải. Hi vọng sẽ giúp các bạn giải bài tập nhanh chóng và chính xác. Mời các bạn cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

1. Giải bài 1 trang 34 SBT Địa lí 12

Hãy cho biết những thay đổi tiếp theo của tự nhiên khi:

- Rừng suy giảm:

- Bầu không khí nóng lên:

- Mực nước ngầm hạ thấp:

Phương pháp giải

Cần nắm rõ hậu quả của sự thay đổi của tự nhiên để đưa ra những biểu hiện khi rừng suy giảm, không khí nóng lên và mực nước ngầm hạ thấp.

Gợi ý trả lời

- Rừng suy giảm: làm thay đổi khí hậu và địa lý, là nhân tố đóng góp cho sự nóng lên của trái đất và được coi là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, giảm đa dạng sinh học các loài động thực vật sống trong rừng,..

- Bầu không khí nóng lên: Ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng nguy cơ cháy rừng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người trước thiên tai

- Mực nước ngầm hạ thấp: Gây sụt lún đất, xâm nhập của nước bẩn và làm biến đổi chất lượng nước.

2. Giải bài 2 trang 34 SBT Địa lí 12

Cho biết biểu hiện của các loại ô nhiễm môi trường: Nước, không khí, đất. Giải thích nguyên nhân.

- Ô nhiễm môi trường nước:

- Ô nhiễm môi trường không khí:

- Ô nhiễm môi trường đất:

Phương pháp giải

Cần nắm rõ nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất để chỉ ra biểu hiện và giải thích.

Gợi ý trả lời

Biểu hiện của các loại ô nhiễm môi trường:

- Môi trường nước:

+ Nước bị ô nhiễm kim loại nặng, nồng độ cao các kim loại nặng trong nước như: Chì, thủy ngân, ..thường gặp trong các lưu vực gần khu công nghiệp hay những thành phố lớn.

+ Nước bị ô nhiễm sinh vật, nước bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học,..

- Môi trường không khí: khí thải từ các khu công nghiệp, khí thải khi tham gia giao thông, ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và sương mù.

- Môi trường đất: tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm.

3. Giải bài 3 trang 35 SBT Địa lí 12

Dựa vào kiến thức đã học hoàn thành bảng sau:

Phương pháp giải

Cần nắm rõ kiến thức về đặc điểm các thiên tai như bão, ngập lụt, lũ quét và hạn hán ở từng khu vực để hoàn thành bảng trên.

Gợi ý trả lời

4. Giải bài 4 trang 35 SBT Địa lí 12

Có sự khác biệt nào về nguyên nhân dẫn tới ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Phương pháp giải

Dựa vào đặc điểm do mưa lớn, triều cường để chỉ ra nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Gợi ý trả lời

- Đồng bằng sông Hồng: do mưa bão diện rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê, không được biển bao bọc. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn.

- Đồng bằng sông Cửu Long: ngập lụt không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường.

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM