Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 31 Vấn đề phát triển thương mại, du lịch là tài liệu học tốt môn Địa lí 12 được eLib sưu tầm và đăng tải. Hi vọng tài liệu sẽ hỗ trợ cho các em học sinh trong học tập. Các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

1. Giải bài 1 trang 93 SBT Địa lí 12

Hoàn thiện các công thức tính một số tiêu chí của hoạt động ngoại thương:

- Tổng giá trị xuất, nhập khẩu =

- Cán cân xuất nhập khẩu =

- Tỉ lệ xuất nhập khẩu =

Phương pháp giải

Để xác định một số tiêu chí của hoạt động ngoại thương, cần ghi nhớ các công thức:

- Tổng giá trị xuất, nhập khẩu = giá trị xuất khẩu (XK) + giá trị nhập khẩu (NK) (USD,Tỉ đồng)

- Cán cân xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu (XK) - giá trị nhập khẩu (NK) (USD,Tỉ đồng)

- Tỉ lệ xuất nhập khẩu = Giá trị XK : Giá trị NK

Gợi ý trả lời

Các công thức tính một số tiêu chí của hoạt động ngoại thương:

- Tổng giá trị xuất, nhập khẩu = giá trị xuất khẩu (XK) + giá trị nhập khẩu (NK) (USD,Tỉ đồng)

- Cán cân xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu (XK) - giá trị nhập khẩu (NK) (USD,Tỉ đồng)

- Tỉ lệ xuất nhập khẩu = Giá trị XK : Giá trị NK

2. Giải bài 2 trang 93 SBT Địa lí 12

Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây

Phương pháp giải

Để chứng minh hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực ta dựa vào các cơ sở như:

- Thị trường mở rộng

- Giá trị xuất nhập khẩu tăng

- Sự cân đối trong cán cân xuất nhập khẩu.

Gợi ý trả lời

- Thị trường buôn bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hiện có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

- Năm 1992, lần đầu tiên cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối. Từ 1993 đến nay, nước ta tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác so với trước thời kì đổi mới.

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng nhanh, từ 5,2 tỉ USD (năm 1990) lên 69,2 tỉ USD (năm 2005), tăng gấp 13,3 lần.

- Cả giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng. Từ năm 1990 đến năm 2005, giá trị xuất khẩu tăng 13,5 lần, giá trị nhập khẩu tăng 13,1 lần.

- Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản. Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc.

- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

3. Giải bài 3 trang 94 SBT Địa lí 12

Cho bảng số liệu sau:

TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995-2010

(Đơn vị: triệu USD)

a) Tính giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu, điền vào bảng số liệu trên

b) Từ các bảng số liệu rút ra nhận xét và giải thích

Phương pháp giải

a) Để tính giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu, ta sử dụng công thức:

- Tổng giá trị xuất, nhập khẩu = giá trị xuất khẩu (XK) + giá trị nhập khẩu (NK) 

- Cán cân xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu (XK) - giá trị nhập khẩu (NK)

b) - Từ sự thay đổi giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu qua các năm để đưa ra nhận xét

- Kết hợp với kiến thức về cơ chế quản lí đổi mới để giải thích sự thay đổi đó.

Gợi ý trả lời

a) 

(Đơn vị: triệu USD)

b) 

- Nhận xét:

+ Giá trị xuất nhập khẩu liên tục tăng

+ Giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu, vì vậy cán cân xuất, nhập khẩu luôn luôn âm

- Nguyên nhân giá trị xuất khẩu nước ta liên tục tăng:

Do cơ chế quản lí đổi mới: mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, các doanh nghiệp và các địa phương, xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang hạch toán kinh doanh, tăng cường sự quản lí thống nhất của Nhà nước bằng luật pháp và chính sách.

4. Giải bài 4 trang 96 SBT Địa lí 12

Hoàn thiện sơ đồ sau, thể hiện các loại tài nguyên du lịch ở nước ta:

Phương pháp giải

Để hoàn thành sơ đồ đã cho cần nắm rõ kiến thức về:

- Đặc điểm của tài nguyên du lịch tự nhiên

- Tài nguyên du lịch nhân văn.

Gợi ý trả lời

5. Giải bài 5 trang 97 SBT Địa lí 12

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a) Phân tích tình hình phát triển ngành du lịch ở nước ta

b) Kể tên 4 trung tâm du lịch cấp quốc gia và 5 trung tâm du lịch cấp vùng

Phương pháp giải

a) Dựa vào kĩ năng đọc bản đồ và kiến thức về ngành du lịch ở nước ta để đưa ra những số liệu dẫn chứng, từ đó phân tích tình hình phát triển ngành du lịch:

+ Ngành du lịch được hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhưng phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay

+ Từ năm 1991 đến năm 2005, số lượt khách nội địa, quốc tế và doanh thu từ du lịch của nước ta tăng nhanh.

b) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam để liệt kê các trung tâm du lịch cấp quốc gia và cấp vùng theo yêu cầu đề bài.

Gợi ý trả lời

a) 

- Tình hình phát triển ngành du lịch ở nước ta:

+ Ngành du lịch đã được hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhưng chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.

+ Từ năm 1991 đến năm 2005, số lượt khách nội địa, quốc tế và doanh thu từ du lịch của nước ta tăng nhanh.

  • Số lượng khách nội địa tăng từ 1,5 triệu lượt khách lên 16 triệu lượt khách
  • Số khách quốc tế tăng từ 0,3 triệu lượt khách lên 3,5 triệu lượt khách.
  • Số doanh thu từ du lịch từ năm 1991 đến năm 2005 liên tục tăng từ 0,8 nghìn tỉ đồng lên 30,3 nghìn tỉ đồng.

- Giải thích:

+ Giai đoạn 1991 – 2005, số lượt khách nội địa, quốc tế và doanh thu từ du lịch của nước ta tăng nhanh là do:

  • Chính sách của nhà nước trong việc phát triển du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng..
  • Do nhu cầu đời sống của người dân ngày càng cao
  • Các hoạt động du lịch ngày càng đa dạng và có sức thu hút
  • Nhu cầu chi tiêu của khách du lịch ngày càng tăng…

b)

- 4 trung tâm du lịch cấp quốc gia: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

- 5 trung tâm du lịch cấp vùng: Trung du miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên,  vùng Tây Nam Bộ.

Ngày:23/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM