Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL

Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long được eLib tổng hợp lại, hy vọng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các bạn học sinh. Mời các bạn cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL

1. Giải bài 1 trang 130 SBT Địa lí 12

Quan sát lược đồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long dưới đây, hãy điền:

Tên các tỉnh, thành phố được đánh số trong lược đồ

Phương pháp giải

Dựa vào  lược đồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đối chiếu với lược đồ trống ở trên để xác định các tỉnh, thành phố  của vùng.

Gợi ý trả lời

Lược đồ đồng bằng sông Cửu Long

2. Giải bài 2 trang 131 SBT Địa lí 12

Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm hai bộ phận là

A. vùng thượng châu thổ và vùng hạ châu thổ.

B. vùng chịu tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu và vùng nằm ngoài phạm vi tác động đó.

C. vùng cao không ngập nước và vùng trũng ngập nước.

D. vùng chịu ảnh hưởng của thủy triều và vùng không chịu ảnh hưởng của thủy triều.

Phương pháp giải

Cần nắm rõ các bộ phận hợp thành của Đồng bằng sông Cửu Long để chọn đáp án thích hợp:

- Vùng thượng châu thổ

- Vùng hạ châu thổ.

Gợi ý trả lời

Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm hai bộ phận là vùng thượng châu thổ và vùng hạ châu thổ.

Chọn A.

3. Giải bài 3 trang 131 SBT Địa lí 12

Đặc điểm nào không thuộc vùng thượng châu thổ của Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Là bộ phận tương đối cao nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa.

B. Phần lớn bề mặt có những vùng trũng lớn, bị ngập nước vào mùa mưa.

C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều và sóng biển.

D. Về mùa khô các vùng trũng này trở thành các khu vực nước tù.

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần nắm rõ đặc điểm của vùng thượng châu thổ của Đồng bằng sông Cửu Long.

Gợi ý trả lời

Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều và sóng biển là đặc điểm thuộc vùng hạ châu thổ.

→ C không đúng.

Chọn C.

4. Giải bài 4 trang 132 SBT Địa lí 12

Đặc điểm nào không thuộc vùng hạ châu thổ của Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều và sóng biển.

B. Có các bãi bồi ven sông.

C. Có các vùng trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi bồi ven sông.

D. Có độ cao từ 2 đến 4 m so với mực nước biển.

Phương pháp giải

Cần nắm rõ đặc điểm của vùng hạ châu thổ của Đồng bằng sông Cửu Long, dùng phương pháp loại trừ để xác định câu trả lời đúng.

Gợi ý trả lời

Vùng hạ châu thổ của Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có độ cao 1-2 m.

→ D không thuộc.

Chọn D.

5. Giải bài 5 trang 132 SBT Địa lí 12

Loại đất có diện tích lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. đất phù sa ngọt.

B. đất mặn.

C. đất phèn.

D. đất xám trên phù sa cổ.

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần nắm rõ loại đất có diện tích lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Gợi ý trả lời

Loại đất có diện tích lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là đất phèn chiếm 41%.

Chọn C.

6. Giải bài 6 trang 132 SBT Địa lí 12

Khoáng sản chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. đá vôi và than bùn.

B. apatit, than đá.

C. boxit và crôm.

D. sắt và thiếc.

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ đá vôi và than bùn là khoáng sản chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Gợi ý trả lời

Khoáng sản chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là đá vôi và than bùn.

Chọn A.

7. Giải bài 7 trang 132 SBT Địa lí 12

Trở ngại lớn nhất cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. độ cao địa hình thấp nên thường xuyên chịu tác động xâm nhập mặn của thủy triều.

B. đất thiếu dinh dưỡng hoặc quá chặt, khó thoát nước.

C. phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn lại có mùa khô sâu sắc.

D. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt gây trở ngại cho việc tiến hành cơ giới hóa.

Phương pháp giải

Để xác định trở ngại trong việc sử dụng và cải tạo tự nhiên dựa vào đặc điểm:

- Đất

- Khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long 

Gợi ý trả lời

Trở ngại lớn nhất cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn lại có mùa khô sâu sắc.

Chọn C.

8. Giải bài 8 trang 132 SBT Địa lí 12

Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. nhiệt độ trung bình năm đã giảm.

B. xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.

C. mùa khô không rõ rệt.

D. nguồn nước ngầm hạ thấp hơn.

Phương pháp giải

Cần nắm rõ những tác hại của biến đổi khí hậu đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long để chọn đáp án đúng.

Gợi ý trả lời

Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền ảnh hưởng lớn đến sản xuất của vùng.

Chọn B.

9. Giải bài 9 trang 133 SBT Địa lí 12

Vấn đề quan tâm hàng đầu vào mùa khô trong việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. thiếu nước ngọt.

B. xâm nhập mặn.

C. gió tây khô nóng.

D. cát bay, cát lấn.

Phương pháp giải

Cần nắm rõ thực trạng của Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô để chỉ ra vấn đề cần quan tâm trong việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở đây.

Gợi ý trả lời

Vấn đề quan tâm hàng đầu vào mùa khô trong việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là thiếu nước ngọt.

Chọn A.

10. Giải bài 10 trang 133 SBT Địa lí 12

Phương châm “sống chung với lũ” ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm

A. khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.

B. thích nghi với sự biến đổi của khí hậu.

C. thay đổi tốc độ dòng chảy của sông.

D. giảm bớt các thiệt hại do lũ mang lại.

Phương pháp giải

Dựa vào lợi ích của lũ đem lại hàng năm để xác định mục đích của phương châm “sống chung với lũ” ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Gợi ý trả lời

Phương châm “sống chung với lũ” ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.

Chọn A.

11. Giải bài 11 trang 133 SBT Địa lí 12

Để đảm bảo cân bằng sinh thái, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải

A. bảo vệ và phát triển rừng.

B. khai thác rừng hợp lí.

C. khoanh vùng kết hợp với nuôi tôm.

D. giảm độ mặn trong đất.

Phương pháp giải

Dựa vào thực trạng của việc phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản để đưa ra biện pháp cần làm để đảm bảo cân bằng sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Gợi ý trả lời

Để đảm bảo cân bằng sinh thái, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn.

Chọn A.

12. Giải bài 12 trang 133 SBT Địa lí 12

Hướng chính trong việc khai thác vùng biển của Đồng bằng sông Cửu Long là

A. kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền tạo thành một thế liên hoàn.

B. khai thác triệt để tầng cá nổi.

C. trồng rừng ngập mặn kết hợp với nuôi tôm.

D. đẩy mạnh khai thác ở vùng đảo xa.

Phương pháp giải

Dựa vào đặc điểm về tự nhiên của vùng để xác định được hướng chính trong việc khai thác vùng biển.

Gợi ý trả lời

Hướng chính trong việc khai thác vùng biển của Đồng bằng sông Cửu Long là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền tạo thành một thế liên hoàn.

Chọn A.

13. Giải bài 13 trang 133 SBT Địa lí 12

Ý nào không biểu hiện được Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa số 1 ở nước ta?

A. Chiếm trên 50% diện tích lúa của nước ta.

B. Bình quân lương thực theo đầu người đạt trên 1000kg.

C. Có năng suất lúa cao nhất cả nước.

D. Chiếm trên 50% sản lượng lúa của cả nước.

Phương pháp giải

Cần nắm được các biểu hiện cho thấy Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa số 1 ở nước ta để lựa chọn đáp án đúng.

Gợi ý trả lời

Đồng bằng sông Hồng là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước => C không đúng.

Chọn C.

14. Giải bài 14 trang 134 SBT Địa lí 12

Tại sao phải đưa ra vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Phương pháp giải

Đưa ra các dẫn chứng về lợi thế điều kiện tự nhiên như

- Đất phù sa

- Khí hậu

- Diện tích nuôi trồng thủy sản

- Vấn đề về sử dụng tài nguyên như diện tích đất phèn, phá rừng ngập mặn

Gợi ý trả lời

Phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long vì:

-  Đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất cả nước.

-  Để phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên: đất phù sa ngọt với diện tích tương đối lớn, khí hậu nhiệt đới ẩm ổn định, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn, hệ sinh thái đặc trưng là rừng ngập mặn, hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt...

- Một số vấn đề về sử dụng tài nguyên của vùng:

+ Việc phá rừng ngập mặn để đất nuôi thủy sản (tôm, cá,...) đã làm môi trường vùng ven biển bị suy thoái.

+ Diện tích đất phèn đất mặn lớn, nên giải quyết vấn đề nước ngọt để thau chua rửa mặn vào mùa khô là rất cần thiết.

⟹ Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên sẽ phát triển đa dạng hóa hoạt động nông - lâm - thủy sản, phát huy hiệu quả thế mạnh của vùng và khắc phục những hạn chế của đồng bằng.

15. Giải bài 15 trang 134 SBT Địa lí 12

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Sóc Trăng, Kiên Giang.

B. Cần Thơ, Cà Mau.

C. Long Xuyên, Kiên Lương.

D. Tân An, Mỹ Tho.

Phương pháp giải

Dựa vào kĩ năng đọc bản đồ Atlat để xác định tên các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng theo yêu cầu đề bài.

Gợi ý trả lời

Cần Thơ, Cà Mau là 2 trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chọn B.

16. Giải bài 16 trang 134 SBT Địa lí 12

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy:

- Giải thích tại sao về mặt tự nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long lại là vựa lúa lớn nhất ở nước ta?

- Nêu sự khác biệt trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Phương pháp giải

- Để giải thích cần dựa vào những thuận lợi về điều kiện tự nhiên như:

+ Diện tích đồng bằng

+ Đất phù sa

+ Nguồn nước

- Để chỉ ra sự khác biệt trong cơ cấu GDP ta dựa vào các dẫn chứng về:

+ Tỉ trọng của các ngành công nghiệp dịch vụ

+ Tỉ trọng của các ngành nông-lâm-ngư nghiệp.

Gợi ý trả lời

- Đồng bằng sông Cửu Long lại là vựa lúa lớn nhất ở nước ta vì có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên:

+ Đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước, khá bằng phẳng thuận lợi cho chuyên canh lúa.

+ Đất phù sa màu mỡ, được bồi đắp phù sa hàng năm. Khả năng mở rộng diện tích lớn nhờ cải tạo diện tích đất nhiễm mặn, phèn.

+ Khí hậu cận xích đạo nóng đều quanh năm, ổn định thuận lợi cho việc thâm canh, tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ.

+ Nguồn nước dồi dào từ hệ thống sông Tiền, sông Hậu, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

- Sự khác biệt trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đông Nam Bộ: thể hiện cơ cấu kinh tế phát triển nhất cả nước, công nghiệp dịch vụ chiếm tới 93,8%. Nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu với 6,2%.

+ Đồng bằng sông Cửu Long: thể hiện nền kinh tế của một vùng thuần nông, tỉ trọng nông-lâm-ngư nghiệp ở mức rất cao 42,8%.

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM