Giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta
Để giúp các em học sinh học tập thật tốt bộ môn Địa lí 1, eLib xin giới thiệu nội dung giải bài tập SBT Địa lí 12 Bài 16 Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta bên dưới đây. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 36 SBT Địa lí 12
Điền vào chỗ trống những nội dung thích hợp, để thể hiện đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta và ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế-xã hội và môi trường.
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức về đặc điểm dân cư và những ảnh hưởng của dân số đến sự phát triển kinh tế, xã hội để hoàn thành sơ đồ.
Gợi ý trả lời
2. Giải bài 2 trang 36 SBT Địa lí 12
Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống sau:
- Dân số năm 2016 của nước ta là........triệu người, đứng thứ.....ở khu vực Đông Nam Á và thứ... trên thế giới.
- Đặc điểm đông dân tạo thuận lợi cho nước ta có.....dồi dào và.........rộng lớn.
- Nước ta hiện có.....dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đông nhất là dân tộc....
- Dân số nước ta tăng nhanh đặc biệt là vào khoảng thời gian.....
- Mức gia tăng dân số của nước ta có xu hướng giảm nhanh trong thời gian vừa qua là do........
- Mật độ dân số trung bình của nước ta năm 2006 là....
- Đồng bằng chỉ chiếm ......diện tích lãnh thổ nhưng tập trung với dân số cả nước
- Sự phân bố dân cư không hợp lý làm ảnh hưởng lớn đên..............
Phương pháp giải
Cần nắm rõ kiến thức về đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư để điền những từ còn thiếu vào chỗ trống.
Gợi ý trả lời
- Dân số năm 2006 ở nước ta là 84,2 triệu người, đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới.
- Đặc điểm đông dân tạo thuận lợi cho nước ta có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Nước ta hiện có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh
- Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào khoảng thời gian nửa cuối thế kỉ XX
- Mức gia tăng dân số của nước ta có xu hướng giảm nhanh trong thời gian vừa qua là do thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.
- Mật độ dân số trung bình của nước ta năm 2006 là 254 người/km2
- Đồng bằng chỉ chiếm 20% diện tích lãnh thổ nhưng hiện tập trung tới dân số của cả nước.
- Sự phân bố dân cư không hợp lí làm ảnh hưởng lớn đến: Sử dụng lao động lãng phí, nơi thừa, nơi thiếu.
Khai thác tài nguyên ở những nơi ít lao động rất khó khăn...
3. Giải bài 3 trang 37 SBT Địa lí 12
Dựa vào hình 16.2 trong SGK hoặc Atlat Địa lý Việt Nam (trang 15), hãy chứng minh dân cư nước ta phân bố chưa hợp lý giữa đồng bằng với trung du, miền núi. Giải thích tại sao lại có sự phân bố như vậy.
a) Chứng minh:
b) Giải thích:
Phương pháp giải
a) Dựa vào kĩ năng phân tích biểu đồ để chứng minh dân cư nước ta phân bố chưa hợp lý giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
b) Dựa vào đặc điểm về vị trí địa lí, khí hậu, đất đai của đồng bằng, miền núi để giải thích.
Gợi ý trả lời
a) Chứng minh:
- Mật độ dân số trung bình của nước ta năm 2006 là 254 người/km2
- Dân số nước ta phân bố chưa hợp lý giữa miền núi, trung du với đồng bằng. Dân số tập trung rất đông ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi trung du.
+ Vùng đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ nhưng có dân cư tập trung đông đúc (khoảng 75% dân số) với mật độ dân số cao: Đồng bằng sông Hồng có mật độ trung bình cao nhất cả nước là trên 1000 người/km2; Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và một số khu vực ven biển là 501 - 1000 người/km2.
+ Miền núi trung du nước ta có diện tích tự nhiên rộng, 3/4 diện tích cả nước, là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng dân số chỉ khoảng 25%, nên mật độ dân số trung bình ở miền núi, trung du nước ta rất thưa điển hình ở Tây Bắc; Tây Nguyên là dưới 50 người/km2, một số nơi dân số từ 50 – 100 người/km2 .
- Các đồng bằng: Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao hơn mức trung bình cả nước.
- Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước.
b) Giải thích:
- Đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư:
+ Ở đồng bằng có nhiều điều kiện thuận lợi để sinh sống: Vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nước dồi dào, khí hậu, đất đai màu mỡ,…)
+ Đồng bằng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời (Đồng bằng sông Hồng).
+ Điều kiện cơ sở vật chất tốt, thường gắn liền với các đô thị, hệ thống giao thông thuận tiện cho giao lưu, phát triển kinh tế.
+ Những vùng đồng bằng ở nước ta còn có truyền thống trồng lúa nước cần nhiều lao động nên tập trung đông dân cư.
- Miền núi, trung du tập trung dân cư ít:
+ Điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất và cuộc sống: địa hình gồ ghề, dốc, thiếu nước…
+ Giao thông khó khăn, cơ sở vật chất còn yếu kém