Giải SBT Sinh 7 Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp
Mời các em cùng tham khảo nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 7 do ban biên tập eLib tổng hợp nhằm giúp các em củng cố các kiến thức về đặc điểm chung của ngành Chân khớp và nêu được vai trò của ngành đôi với thực tiễn. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 47 SBT Sinh học 7
2. Giải bài 2 trang 47 SBT Sinh học 7
3. Giải bài 10 trang 51 SBT Sinh học 7
4. Giải bài 4 trang 52 SBT Sinh học 7
5. Giải bài 5 trang 52 SBT Sinh học 7
6. Giải bài 1 trang 53 SBT Sinh học 7
7. Giải bài 2 trang 53 SBT Sinh học 7
8. Giải bài 4 trang 53 SBT Sinh học 7
9. Giải bài 5 trang 53 SBT Sinh học 7
10. Giải bài 6 trang 53 SBT Sinh học 7
11. Giải bài 7 trang 53 SBT Sinh học 7
12. Giải bài 16 trang 54 SBT Sinh học 7
1. Giải bài 1 trang 47 SBT Sinh học 7
Hãy nêu đặc điểm về cấu tạo ngoài của ngành Chân khớp.
Phương pháp giải
Chân khớp là một ngành có số loài lớn, gồm 3 lớp (Giáp xác, Hình nhện và Sâu bọ), chúng có các phần phụ phân đốt khớp động với nhau.
Hướng dẫn giải
Các động vật trong ngành Chân khớp có các đặc điểm cấu tạo ngoài chung sau :
- Cơ thể đối xứng 2 bên và phân đốt : Các đốt hợp thành 3 phần cơ thể là đầu, ngực và bụng.
- Mỗi đốt cơ thể mang một đôi chi phân đốt: các đốt của chi khớp động với nhau.
- Cơ thể được lớp vỏ kitin vững chắc phủ ngoài, tại chỗ khớp giữa các đốt thì vỏ kitin mỏng hơn, để dễ dàng cho các cử động.
2. Giải bài 2 trang 47 SBT Sinh học 7
Hãy nêu đặc điểm cấu tạo trong của ngành Chân khớp.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết cấu tạo trong của ngành Chân khớp
Hướng dẫn giải
Ngành Chân khớp có đặc điểm cấu tạo trong như sau:
- Hệ tuần hoàn hở, có tim phát triển.
- Hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch bụng: có hạch não phát triển.
- Về sinh sản: Chân khớp phân tính: Một số còn kèm theo hiện tượng dị hình chủng tính (đực cái sai khác nhau).
- Về phát triển cá thể: Do vỏ kitin không lớn theo cơ thể được nên chân khớp thường xuyên trút bỏ vỏ cũ, hình thành vỏ mới to lớn hơn, được gọi là hiện tượng lột xác.
- Chân khớp rất đa dạng về loài và là ngành có số loài lớn nhất của giới Động vật.
3. Giải bài 10 trang 51 SBT Sinh học 7
Hãy lập bảng so sánh đặc điểm cấu tạo 3 lớp chính của Chân khớp.
Phương pháp giải
Sâu bọ rất đa dạng về: số loài, cấu tạo, môi trường sống và tập tính.
Hướng dẫn giải
Bảng So sánh cấu tạo 3 lớp chính của Chân khớp
4. Giải bài 4 trang 52 SBT Sinh học 7
Mắt kép ở tôm nói riêng và ở chân khớp nói chung có cấu tạo và chức năng như thế nào?
Phương pháp giải
Mắt kép là loại mắt chỉ có ở tôm nói riêng và ngành Chân khớp nói chung.
Hướng dẫn giải
Mắt kép là loại mắt chỉ có ở tôm nói riêng và ngành Chân khớp nói chung:
- Về cấu tạo: Mắt kép gồm nhiều ô mắt ghép lại (ở tôm là hàng ngàn ô mắt) (hình 29.5 SGK). Mỗi ô mắt có đủ các đơn vị cấu tạo nên mắt thông thường như : màng sừng, thể thuỷ tinh, các dây thần kinh thị giác…
- Về chức năng: Mỗi ô mắt chỉ nhìn thấy một bộ phận nhỏ của đối tượng. Phải tập hợp cả các ô của mắt kép mới nhìn được đầy đủ đối tượng. Đó là đặc điểm và cũng là giới hạn về chức nàng của mắt kép.
Đa số mắt kép (như ở tôm) chỉ nhìn được "đen trắng". Chỉ ở sâu bọ, mắt kép mới nhìn thấy được màu (chẳng hạn con ong nhìn thấy được màu của các bông hoa).
5. Giải bài 5 trang 52 SBT Sinh học 7
Ghi nội dung thích hợp vào bảng so sánh giáp xác và hình nhện theo các gợi ý ở cột bên phải.
Phương pháp giải
Giáp xác chủ yếu gồm các loài sống ở môi trường nước; Lớp Hình nhện là các loài chân khớp ở cạn đầu tiên
Hướng dẫn giải
6. Giải bài 1 trang 53 SBT Sinh học 7
Các đặc điểm đặc trưng của ngành Chân khớp là
A. có khoang cơ thể chính thức.
B. phần phụ phân đốt và khớp động.
C. cơ thể phân đốt.
D. cả A, B và C.
Phương pháp giải
Chân khớp là ngành có số loài chiếm 2/3 số loài động vật đã biết
Hướng dẫn giải
Các đặc điểm đặc trưng của ngành Chân khớp là có khoang cơ thể chính thức, phần phụ phân đốt và khớp động và cơ thể phân đốt.
Chọn D
7. Giải bài 2 trang 53 SBT Sinh học 7
Phủ ngoài cơ thể chân khớp là lớp
A. da.
B. vỏ đá vôi.
C. cuticun.
D. Vỏ kitin.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết Cấu tạo ngoài của ngành Chân khớp
Hướng dẫn giải
Phủ ngoài cơ thể chân khớp là lớp vỏ kitin.
Chọn D
8. Giải bài 4 trang 53 SBT Sinh học 7
Số đôi chân bò ở cơ thể tôm sông là
A. 3 đôi.
B. 5 đôi.
C. 4 đôi.
D. 6 đôi.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm sông
Hướng dẫn giải
Số đôi chân bò ở cơ thể tôm sông là 5 đôi.
Chọn B
9. Giải bài 5 trang 53 SBT Sinh học 7
Số đôi càng (kìm) bắt mồi ở cơ thể tôm sông là
A. 1 đôi.
B. 3 đôi.
C. 2 đôi.
D. 4 đôi.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về quá trình bắt mồi của tôm sông
Hướng dẫn giải
Số đôi càng (kìm) bắt mồi ở cơ thể tôm sông là 2 đôi.
Chọn C
10. Giải bài 6 trang 53 SBT Sinh học 7
Vỏ tôm sông có đặc điểm
A. bằng kitin
B. giàu sắc tố.
C. có ngấm đá vôi.
D. cả A, B và C.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về cấu tạo ngoài của cơ thể tôm sông
Hướng dẫn giải
Vỏ tôm sông có đặc điểm: bằng kitin, có ngấm đá vôi và giàu sắc tố.
Chọn D
11. Giải bài 7 trang 53 SBT Sinh học 7
Loại giác quan không có ở tôm là
A. thính giác.
B. khứu giác.
C. bình nang.
D. xúc giác.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về cấu tạo ngoài các giác quan của tôm
Hướng dẫn giải
Loại giác quan không có ở tôm là thính giác.
Chọn A
12. Giải bài 16 trang 54 SBT Sinh học 7
Các phần cơ thể của sâu bọ là
A. đầu và ngực.
B. đầu ngực và bụng.
C. đầu – ngực và bụng.
D. đầu và bụng.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về cấu tạo ngoài của cơ thể lớp Sâu bọ
Hướng dẫn giải
Các phần cơ thể của sâu bọ là đầu ngực và bụng.
Chọn B
13. Giải bài 17 trang 54 SBT Sinh học 7
Phần cơ thể sâu bọ mang các đôi chân và cánh là
A. đầu.
B. bụng.
C. ngực.
D. đuôi.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về cấu tạo ngoài và di chuyển lớp Sâu bọ
Hướng dẫn giải
Phần cơ thể sâu bọ mang các đôi chân và cánh là ngực.
Chọn C
14. Giải bài 18 trang 54 SBT Sinh học 7
Số đôi chân bò ở sâu bọ là
A. 2 đôi.
B. 4 đôi.
C. 3 đôi.
D. 5 đôi.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về cấu tạo cơ quan di chuyển của lớp Sâu bọ
Hướng dẫn giải
Số đôi chân bò ở sâu bọ là 3 đôi.
Chọn C