Giải SBT Sinh 7 Bài 42: Thực hành: QS bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
eLib xin giới thiệu đên các em nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 7 Bài 42 nhằm giúp các em củng cố các kiến thức về cấu tạo bọ xương và các cơ quan bên trong của chim thông qua các mẫu mổ. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 4 trang 93 SBT Sinh học 7
Lập bảng nêu các đặc điểm bộ xương chim thích nghi với đời sống bay.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết về cấu tạo bộ xương của chim bồ câu
Hướng dẫn giải
2. Giải bài 5 trang 94 SBT Sinh học 7
Nêu cấu tạo và phân tích các đặc điểm thích nghi của hệ tiêu hóa ở chim với đời sống bay lượn.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết Quan sát các nội quan trên mẫu mổ của chim bồ câu
Hướng dẫn giải
- Ống tiêu hoá gồm các phần như: miệng không có răng làm đầu nhẹ, có mỏ bằng chất sừng làm nhiệm vụ gắp, lấy mồi; thực quản dài, trên thực quản có chỗ phình to gọi là diều là nơi tạm chứa thức ăn, diều tiết dịch làm mềm thức ăn (hạt) rồi chuyển vào dạ dày; dạ dày chia thành 2 phần: dạ dày tuyến giáp với thực quản có các tế bào tiết dịch vị, dạ dày cơ phía dưới gồm những sợi cơ phát triển mạnh, to cứng, khoẻ có thể nghiền nát các loại hạt một cách dễ dàng (gọi là mề) sau đó chuyển vào ruột non; đổ vào đầu ruột non là các ống dẫn mật do gan tiết ra và các ống dẫn tuỵ, gần cuối ruột già có 2 mẩu ruột tịt trước khi đổ vào huyệt.
- Có các tuyến tiêu hoá như tuyến vị, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột giúp tiêu hoá hoá học.
Hệ tiêu hoá ở chim có cấu tạo hoàn chỉnh nên tốc độ tiêu hoá cao hơn, phù hợp với cung cấp năng lượng cho đời sống bay lượn.
3. Giải bài 4 trang 99 SBT Sinh học 7
Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng có tác dụng
A. giúp chim mổ được hạt chính xác.
B. làm đầu chim nhẹ, giảm trọng lượng khi bay.
C. giảm sức cản chủ yếu của không khí trong khi bay.
D. tự vệ khi có đối phương tấn công.
Phương pháp giải
Cấu tạo của chim bồ câu phù hợp với đời sống bay lượn
Hướng dẫn giải
Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng có tác dụng làm đầu chim nhẹ, giảm trọng lượng khi bay.
Chọn B
4. Giải bài 6 trang 99 SBT Sinh học 7
Ống tiêu hoá của chim có cấu tạo gồm:
A. miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
B. miệng, thực quản, ruột non, ruột già và tận cùng là lỗ huyệt.
C. miệng, thực quản có diều, ruột non, ruột già, lỗ huyệt.
D. miệng, thực quán có diều, dạ dày tuyến và dạ dày cơ, ruột non, ruột già, lỗ huyệt.
Phương pháp giải
Xem lý thuyết Quan sát các nội quan thuộc hệ tiêu hóa trên mẫu mổ của chim bồ câu
Hướng dẫn giải
Ống tiêu hoá của chim có cấu tạo gồm: miệng, thực quán có diều, dạ dày tuyến và dạ dày cơ, ruột non, ruột già, lỗ huyệt.
Chọn D
Tham khảo thêm
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 31: Cá chép
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 51: Đa dạng của lớp Thú và Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 35: Ếch đồng
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 36: Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 41: Chim bồ câu
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 46: Thỏ
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 48: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 49: Đa dạng của lớp Thú Bộ Dơi và bộ Cá voi
- doc Giải SBT Sinh 7 Bài 50: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt