Giải SBT Sinh 7 Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét

Để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về trùng kiết và trùng sốt rét như: cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản,... từ đó có các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt rét và bệnh tiêu chảy eLib xin giới thiệu tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 7 Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét. Mời các em cùng tham khảo.

Giải SBT Sinh 7 Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét

1. Giải bài 4 trang 11 SBT Sinh học 7

Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh kí sinh.

Phương pháp giải

Một số không nhỏ động vật nguyên sinh kí sinh gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và người.

Hướng dẫn giải

Động vật nguyên sinh kí sinh có các đặc điểm chung sau:

  • Bào quan di chuyển đều tiêu giảm.
  • Dinh dưỡng kiểu hoại sinh, rất thích hợp với môi truờng kí sinh thường luôn giàu chất dinh dưỡng.
  • Sinh sản vô tính rất nhanh : mỗi lần sinh sản thường cho ra hàng chục hay hàng trăm cá thể mới (kiểu liệt sinh). Đôi khi có xen kẽ sinh sản hữu tính.
  • Chỉ kí sinh ở 1 cơ thể (như trùng kiết lị) hoặc 2 cá thể (có thay đổi vật chủ như ở trùng sốt rét).

2. Giải bài 7 trang 12 SBT Sinh học 7

Có loài động vật nguyên sinh nào chỉ sống kí sinh không ? Chúng có đặc điểm gì ?

Phương pháp giải

Xem lý thuyết Trùng kiết lị và trùng sốt rét

Hướng dẫn giải

Trùng kiết lị, trùng sốt rét là động vật nguyên sinh chỉ sốnơ kí sinh. Chúng có các đặc điểm sau:

  • Tiêu giảm chân giả hay roi.
  • Dinh dưỡng nhờ kí sinh ở máu người.
  • Hoá bào xác khi gặp điều kiện không thuận lợi.
  • Trùng sốt rét phải qua vật chủ trung gian (muỗi Anôphen).

3. Giải bài 8 trang 13 SBT Sinh học 7

So sánh đặc điểm trùng kiết lị và trùng sốt rét.

Phương pháp giải

Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều là động vật nguyên sinh có đời sống kí sinh hoàn toàn

Hướng dẫn giải

So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét.

4. Giải bài 9 trang 13 SBT Sinh học 7

Cách phòng bệnh kiết lị như thế nào?

Phương pháp giải

Bệnh kiết lị lây qua đường tiêu hóa và do trùng kiết lị gây nên

Hướng dẫn giải

Bào xác trùng kiết lị theo gió hay ruồi nhặng phát tán vào thức ăn rồi qua miệng, vào cơ quan tiêu hoá người, gây bệnh, đôi khi gây thành dịch. Để phòng bệnh này chỉ cần ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi (vì quá 70°c, trùng kiết lị đã chết), diệt ruổi nhặng, rửa tay trước khi ăn.

5. Giải bài 10 trang 13 SBT Sinh học 7

Hãy nêu các cách phòng chống bệnh sốt rét ở nước ta.

Phương pháp giải

Trùng sốt rét kí sinh trong máu người và tuyến nước bọt của muỗi Anọhen

Hướng dẫn giải

Bệnh sốt rét vẫn còn là một bệnh nguy hiểm ở nước ta, nhất là ở miền núi. Các cách phòng bệnh như sau:

  • Diệt muỗi Anôphen bằng 2 cách: phun thuốc trừ muỗi và vệ sinh môi trường để muỗi không có chỗ trú ngụ.
  • Cải tạo đầm lầy để diệt bọ gậy là ấu trùng của muỗi.
  • Tích cực ngủ màn, tẩm thuốc trừ muỗi vào vải màn.
  • Phát hiện ra bệnh, cần chữa trị ngay để diệt ổ phát tán bệnh trong cộng đồng.

6. Giải bài 4 trang 14 SBT Sinh học 7

Nêu cấu tạo bào xác của động vật nguyên sinh và ý nghĩa sinh học của chúng.

Phương pháp giải

Bào xác là hiện tượng chung của cơ thể động vật nguyên sinh khi gặp điều kiện khó khăn, nhất là gặp khô hạn.

Hướng dẫn giải

Bào xác là hiện tượng chung của cơ thể động vật nguyên sinh khi gặp điều kiện khó khăn, nhất là gặp khô hạn.

- Về cấu tạo: Chúng thải bớt nước, thu nhỏ cơ thể lại và hình thành lớp vỏ dày bảo vệ (Hình 6.1 SGK). Nhờ vậy, chúng có thể tồn tại trong tự nhiên nhiều tháng, thậm chí lâu hơn.

- Ý nghĩa sinh học:

  • Khi điều kiện thuận lợi trở lại thì chúng chui ra khỏi bào xác để hoạt động.
  • Lợi dụng tình trạng bào xác, chúng có thể dễ dàng bay theo gió hay bám vào các động vật khác để phát tán đến môi trường sống mới.

7. Giải bài 8 trang 14 SBT Sinh học 7

Muỗi Anôphen phân biệt với muỗi thường ở những đặc điểm nào? Tại sao cần phải biết phân biệt chính xác chúng ?

Phương pháp giải

Muỗi Anôphen là vật trung gian truyền bệnh sốt rét

Hướng dẫn giải

Muỗi Anôphen phân biệt với muỗi thường ở những đặc điểm sau :

  • Kích thước chúng lớn hơn.
  • Khi đậu đầu chúng chúc xuống đất, đuôi chổng lên trên.
  • Chúng thường gặp ở miền núi và các nơi đầm lầy, nước đọng.
  • Chúng có khả năng truyền mầm bệnh sốt rét.
  • Cần phải phân biệt chính xác vì ở đâu có muỗi Anôphen thì ở đó có khả năng lây lan bệnh sốt rét và cần phải diệt trừ chúng ngay.
Ngày:30/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM