Giải SBT Sinh 7 Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày

Nhằm giúp các em củng cố và ôn tập các kiến thức về trùng biến hình và trùng giày như: cấu tạo cơ thể, di chuyển, sinh sản,....eLib xin giới thiệu tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 7 Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày. Mời các em cùng tham khảo!

Giải SBT Sinh 7 Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày

1. Giải bài 3 trang 11 SBT Sinh học 7

Nêu đặc điểm dinh dưỡng của trùng giày? 

Phương pháp giải

Xem lý thuyết về đặc điểm dinh dưỡng của trùng giày

Hướng dẫn giải

Trùng giày có các đặc điểm dinh dưỡng sau:

  • Thức ăn lấy vào qua lỗ miệng, cặn bã thải ra qua lỗ thoát.
  • Thức ăn qua miệng và hầu, được vo thành viên trong không bào tiêu hoá.
  • Không bào tiêu hoá di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định.
  • Enzim tiêu hoá biến đổi thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh. 

2. Giải bài 2 trang 14 SBT Sinh học 7

Tại sao gọi là trùng biến hình hay trùng chân giả? Chúng di chuyển như thế nào?

Phương pháp giải

  • Xem lý thuyết Trùng biến hình
  • Trùng biến hình là đại điện tiêu biểu của lớp Trùng chân giả.

Hướng dẫn giải

  • Khác với trùng roi, trùng biến hình chưa có cơ quan di chuyển, nên một bộ phận cơ thể phải đảm nhận nhiệm vụ ấy.
  • Cách di chuyển như sau : Khi cần di chuyển về hướng nào, chất nguyên sinh dồn về hướng ấy tạo nên chân giả.
  • Do vậy, chúng luôn không có hình thù nhất định, nên khoa học gọi chúng là trùng biến hình hay trùng amip (amip là từ La tinh, có nghĩa là biến hình).
  • Tập hợp các loài di chuyển theo kiểu này trong một nhóm động vật nguyên sinh được gọi là lớp Trùng chân giả.

3. Giải bài 3 trang 14 SBT Sinh học 7

Tại sao gọi là trùng giày hay trùng cỏ ? Cách di chuyển của chúng như thế nào ?

Phương pháp giải

  • Xem lý thuyết Trùng giày
  • Trùng giày là đại diện của lớp Trùng cỏ. Tê bào trùng giày đã phân hoá thành nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận đảm nhận một chức năng sống nhất định.

Hướng dẫn giải

Một thời gian, trùng giày được gọi là trùng đế giày. Nhưng quan sát hình vẽ, nhất là quan sát cơ thể sống của chúng, người ta thấy :

  • Cơ thể chúng hình khối, hơi dài, đầu tròn, đuôi nhọn.
  • Chúng có một vết lõm ở bên cơ thể, ứng với rãnh miệng. Vì vậy, chúng giống chiếc giày chứ không giống đế giày. Cho nên, đúng hơn phải gọi chúng là trùng giày. Đôi khi chúng còn được gọi là trùng cỏ (hay thảo trùng) vì nơi người ta lần đầu tiên phát hiện ra chúng chính là nước ngâm cỏ.
  • Trùng giày bơi nhờ các lông bơi phủ ngoài cơ thể. Các lông bơi này rung động tạo thành làn sóng và do chúng xếp trên cơ thể thành đường xoắn, nên khi bơi, cơ thể trùng giày cũng vừa tiến vừa xoay như trùng roi.

4. Giải bài 3 trang 15 SBT Sinh học 7

Trùng biến hình có kiểu dinh dưỡng

A. Tự dưỡng.

B. Dị dưỡng.

C. Kí sinh.

D. Cộng sinh.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết về dinh dưỡng ở Trùng biến hình

Hướng dẫn giải

Trùng biến hình có kiểu dinh dưỡng dị dưỡng

Chọn B

5. Giải bài 5 trang 15 SBT Sinh học 7

Trùng biến hình được gọi tên như vậy do

A. Di chuyển bằng chân giả nên cơ thể luôn thay đổi hình dạng.

B. Cơ thể cấu tạo đơn giản nhất

C. Cơ thể trong suốt.

D. Không nhìn thấy chúng bằng mắt thường.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết cấu tạo cơ thể của Trùng biến hình

Hướng dẫn giải

Trùng biến hình được gọi tên như vậy do chúng di chuyển bằng chân giả nên cơ thể luôn thay đổi hình dạng.

Chọn A

6. Giải bài 8 trang 16 SBT Sinh học 7

Trùng giày khác với trùng biến hình và trùng roi ở đặc điểm

A. Có chân giả.

B. Có roi.

C. Có lông bơi.

D. Có diệp lục

Phương pháp giải

Xem lý thuyết Trùng giày và trùng biến hình

Hướng dẫn giải

Trùng giày khác với trùng biến hình và trùng roi ở đặc điểm: Có lông bơi

Chọn C

7. Giải bài 10 trang 16 SBT Sinh học 7

Trùng biến hình sinh sản bằng cách

A. Phân đôi.

B. Phân ba.

C. Phân bốn.

D. Phân nhiều.

Phương pháp giải

Xem lý thuyết Trùng biến hình

Hướng dẫn giải

Trùng biến hình sinh sản bằng cách phân đôi

Chọn A

Ngày:30/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM