Phân tích và nhận xét diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích Tình yêu và thù hận của Uy-li-am Sếch-xpia

Nội dung bài văn mẫu dưới đây sẽ giúp các em nắm được diễn biến tâm trạng của hai nhân vật chính trong đoạn trích "Tình yêu và thù hận". Từ đó, các em sẽ dễ dàng phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn trích này. Chúc các em học tập thật tốt!

Phân tích và nhận xét diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích Tình yêu và thù hận của Uy-li-am Sếch-xpia

1. Dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích "Tình yêu và thù hận" của Uy-li-am Sếch-xpia

a. Mở bài:

- Khái quát về tác giả của đoạn trích "Tình yêu và thù hận" - Uy-li-am Sếch-xpia.

- Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở bi kịch kinh điển về tình yêu, là kiệt tác văn học ra đời dựa trên mối thù hận có thực của hai dòng họ Môn-ta-giu và Ca-piu-lét tại I-ta-li-a thời trung cổ.

- Tình yêu và thù hận trích trong lớp hai, hồi II của vở kịch là những lời tâm sự tận đáy lòng của đôi trai tài gái sắc, hai trái tim cùng hướng về thứ tình yêu đích thực, sẵn sàng từ bỏ, vượt qua những rào cản thù hận dòng họ để đến bên nhau.

b. Thân bài:

- Niềm say đắm của Rô-mê-ô trước vẻ đẹp của Giu-li-ét: mạch suy nghĩ của chàng là hoàn toàn theo trình tự hợp lí, những liên tưởng và so sánh phù hợp với khung cảnh: “Vẻ rực rỡ của đôi gò má… như ánh sáng ban ngày làm cho đèn nến phải thẹn thùng.

- Sự đơn giản trong suy nghĩ của Rô-mê-ô và tình yêu mãnh liệt: Rô-mê-ô có suy nghĩ đơn giản, chàng có một tình yêu say đắm không chút đắn đo, khi biết được nỗi lòng của Giu-li-ét trong lời thoại thứ tư, chàng có chút băn khoăn trong lời thoại thứ năm.

- Tâm trạng băn khoăn đầy lo lắng của giu-li-ét: Tâm trạng của Giu-li-ét lại phức tạp hơn, mang những nỗi niềm riêng, nàng đã không còn kiềm chế được cảm xúc, thốt lên, thổ lộ tình yêu mãnh liệt không che giấu.

- Sự khẳng định tình yêu của Rô-mê-ô đối với Giu-li-ét: Rô-mê-ô đã liên tục dùng những từ như “người yêu, nàng tiên yêu quý” trong lời thoại của mình để khẳng định quyết tâm từ bỏ dòng họ của mình vì tình yêu.

- Lời chấp nhận tình yêu đầy tế nhị của giu-li-ét: Cuối cùng là lời thừa nhận đầy tế nhị của nàng chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô “Em chẳng đời nào muốn họ bắt anh nơi đây”.

c. Kết bài:

- Khẳng định lại nội dung mà đoạn trích gửi gắm.

- Nhấn mạnh vai trò trong việc miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích "Tình yêu và thù hận" của Uy-li-am Sếch-xpia.

2. Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích "Tình yêu và thù hận" của Uy-li-am Sếch-xpia

Đoạn trích "Tình yêu và thù hận" đã đánh dấu được tên tuổi của William Shakespeare, một nhà viết kịch vĩ đại, mang trong mình tư tưởng nhân đạo sâu sắc, khao khát giải phóng con người, đập tan mọi xiềng xích, rào cản trong xã hội. Những tác phẩm của ông như những bức tranh tả thực, có khả năng thâu tóm và tái hiện lại xã hội nước Anh lúc bấy giờ nhằm lên án những quan niệm cổ hủ, lạc hậu cùng chế độ phong kiến nhơ nhớp với tầng lớp các quan điểm, hủ tục trói buộc con người. Chính vì thế, với tầm nhìn rộng mở và tư tưởng tiến bộ, khát khao tự do, tác phẩm của ông được coi là tiếng lòng của những tâm hồn biết rung động, trái tim hướng thiện, yêu thương và thấu hiểu con người cùng cảnh ngộ éo le của họ.

Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một trong số những vở kịch nổi tiếng nhất của Sếch- xpia. Dựa vào câu chuyện về món nợ máu truyền kiếp của haị dòng họ Môn-ta-ghiu yà Ca-piu-lét xảy ra thời trung cổ, tại thành phố Vê-rô-na (I-ta-li-a), Sếch-xpia đã xây dựng thành một bi kịch tình yêu và cho ra mắt công chúng lần đầu tiên vào năm 1595. Từ bấy đến nay, vở kịch dã đựợc dịch, được chuyển thể và được công diễn ở hầu khắp các nước trên thế giới, vở bi kịch dựa trên xung đột giữa con người với khát vọng yêu dương mãnh liệt và hoàn cảnh thù địch vây hãm. Vượt lên tất cả, Rô- mê-ô và Giu-li-ét đã đến với nhau: Mối tình của họ khẳng định sức sống, sức vươn dậy vượt lên trên mọi hoàn cảnh trói buộc con người. Mối tình đó cũng là lời kết án đanh thép, tố cáo xã hội phong kiến là mối trường thụ địch với tình người, với chủ nghĩa nhân văn.

Qua đoạn trích "Tình yêu và thù hận" với những lời đối thoại trực tiếp giữa chàng Romeo và nàng Juliet, người đọc dễ dàng hình dung ra được tình yêu say đắm của những người trẻ tuổi, tình yêu vượt lên trên sự an bài của số phận, những thù hận truyền kiếp. Gặp nhau một cách tình cờ trong buổi vũ hội, Rô - mê - ô và Giu - li -ét đã phải lòng nhau, hai trái tim tuổi trẻ đã hòa cùng nhịp đập. Động lực lớn lao ấy đã tiếp bước cho Rô - mê - ô vượt qua những gian khó, hiểm nguy để gặp nàng tiên của đời mình. Mười sáu lời thoại trong trích đoạn "Tình yêu và thù hận" không chỉ đơn thuần là lời trò chuyện mà đó chính là những tấm thư tình đẹp nhất, lãng mạn nhất, nhưng đáng buồn thay, những tấm thư ấy lại được viết nên bằng nỗi đau, sự mất mát và cả chính tính mạng của hai nhân vật.

Lấy không gian đêm khuya, một đêm trăng sáng vằng vặc trên trời để làm nền cho tình cảm mặn nồng của đôi tình nhân. Khung cảnh đêm khuya có phần lén lút, thận trọng do mối tình của hai người không được phép công khai đoan chính. Chàng Romeo nhìn thấy Juliet trước, khuất sau những lùm cây mà vọng lên ban công, nơi nàng Juliet đẹp như thơ mộng đang đợi chờ. Hình ảnh ánh trăng xuất hiện cốt là để tô đậm thêm vẻ đẹp mĩ miều, thanh thuần của Juliet. Sau khi nghe thấy những lời độc thoại của nàng Juliet, lúc này Romeo mới lên tiếng. Hiểu được tấm chân tình của nàng dành cho mình, Romeo sẵn sàng từ bỏ danh phận, của cải để đi theo tiếng gọi tình yêu. Diễn biến tâm trạng nhân vật Romeo có phần dễ hiểu, đơn giản.

Rô-mê-ô có suy nghĩ đơn giản, chàng có một tình yêu say đắm không chút đắn đo, khi biết được nỗi lòng của giu-li-ét trong lời thoại thứ tư, chàng có chút băn khoăn trong lời thoại thứ năm “Mình cứ nghe thêm nữa, hay mình lên tiếng nhỉ?”

Tâm trạng của Giu-li-ét lại phức tạp hơn, mang những nỗi niềm riêng, nàng đã không còn kiềm chế được cảm xúc, thốt lên, thổ lộ tình yêu mãnh liệt không che giấu, ngượng ngùng “Rô-mê-ô chàng ơi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi… đổi lấy cả em đây!”. Khi biết có người nghe được nỗi lòng của mình, nàng ngỡ đó là người xa lạ nhưng rồi nàng đã biết rõ đó chính là Rô-mê-ô “Chẳng phải anh Rô-mê-ô, và là họ nhà Môn-ta-ghiu đấy ư?”, nàng nhắc đến chàng nhưng vẫn mang theo nỗi ám ảnh thù hận dòng họ. Rô-mê-ô đã liên tục dùng những từ như “người yêu, nàng tiên yêu quý” trong lời thoại của mình để khẳng định quyết tâm từ bỏ dòng họ của mình vì tình yêu.

Như vậy qua những lời thoại trong đoạn trích, chúng ta có thể nhận thấy diễn biến tâm trạng của hai nhân vật đã được khắc họa rõ nét. Nếu như Romeo có chút xốc nổi, hăng hái thì Juliet lại có nốt trầm của người con gái tuy nhỏ tuổi nhưng chín chắn, trưởng thành. Cộng hưởng và bổ trợ cho nhau, họ đã đưa tình yêu của mình vượt qua những ngăn cấm về mặt đạo lý, để lại cho ngàn đời khúc hát về tình yêu diệu kì. Với khả năng khai thác dòng chảy cảm xúc nhân vật, để nhân vật bộc lộ tính cách qua chính lời nói và hành động cùng những nút thắt mở linh hoạt, tác giả đã khẳng định sự chiến thắng của tình người, gửi vào tác phẩm một thông điệp đi trước thời đại về mỗi khát vọng tự do của nhân loại.

3. Nhận xét về diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích "Tình yêu và thù hận" của Uy-li-am Sếch-xpia

Trong đời sống của văn học nói riêng và cuộc sống của nhân loại nói chung, đã từ lâu mối tình của Rô-mê-ô và giu-li-ét trong vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” của Sếch-xpia đã trở thành một biểu tượng của tình yêu chung thủy, mãnh liệt. Cho dù cả hai phải chịu bi kịch cái chết nhưng tình yêu của họ đã chiến thắng và xóa bỏ hận thù. “Tình yêu và thù hận” đã hé mở về sức mạnh của một tình yêu vượt lên trên thù hận.

Tác giả đã khắc họa tâm trạng của nhân vật Rô-mê-ô rất đơn giản, khiến người đọc dễ dàng nhận thấy. Ta chỉ bắt gặp ở chàng tình yêu say đắm không chút đắn đo. Điều đó bộc lộ ngay từ lời thoại thứ nhất. Lời thoại thứ năm (nói Riêng - Mình cứ im lặng hay là lên tiếng nhỉ"). Chẳng phải là dấu hiệu băn khoăn của chàng khi biết được nỗi lòng Giu-li-ét (lời thoại 4). Chàng có thể trả lời ngay, trả lời dứt khoát.

Tâm trạng Giu-li-ét diễn biến phức tạp hơn. Vừa gặp Rô-mê-ô tại buổi dạ hội, bây giờ về phòng, đứng bên cửa số nhìn ra vườn trong đêm thanh vắng, tưởng không có ai, nàng đã thốt lên thành tiếng nỗi niềm riêng. Những lời trực tiếp thổ lộ tình yêu mãnh liệt không chút che giấu, không chút ngượng ngùng (các lời thoại 4, 6). Qua mấy lời thoại ấy, kể cả hai tiếng "ôi - chao/" (lời thoại 2), ta thấy Giu-li-ét tuy chưa đầy 15 tuổi mà rất chín chắn, cảm nhận được mối tình của mình có thể sẽ vấp phải trở ngại là thù hận giữa hai dòng họ.

Diễn biến tâm trạng của Giu-li-ét thể hiện rõ nàng yêu Rô-mê-ô nhưng không biết Rô-mê-ô có yêu mình không, nàng sẵn sàng vượt qua thù hận giữa hai dòng họ nhưng không biết Rô-mê-ô có sẵn sàng vượt qua như thế không. Qua 16 lời thoại, vấn đề "tình yêu và thù hận đã được giải quyết".

Thế nhưng Giu-li-ét vẫn còn băn khoăn mà hỏi Rô-mê-ô rằng: “anh biết mình là ai rồi đấy, nếu anh bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây”. Lời đáp của Rô-mê-ô đã cho thấy tình yêu mãnh liệt đang cháy bỏng trong chàng “Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu… vậy người nhà em ngăn sao nổi tôi”. Tình yêu được Rô-mê-ô nhắc đến bốn lần, làm cho Giu-li-ét tin vào tình yêu của mình, tuy nhiên nàng tin vào tình yêu nhưng chưa tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh của tình yêu “Họ mà bắt gặp anh, họ sẽ giết chết anh”, nhưng lời đáp của Rô-mê-ô đã giải tỏa mỗi lo ngại của nàng “em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng thù hận của họ nữa đâu”. Cuối cùng là lời thừa nhận đầy tế nhị của nàng chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô “Em chẳng đời nào muốn họ bắt anh nơi đây”.

Khát vọng tình yêu luôn luôn cháy trong trái tim con người nhưng không phải ai cũng đủ dũng khí và sức mạnh để đưa tình yêu vượt lên mọi rào cản. Sức mạnh phải được tạo nên bởi sự cộng hưởng của hai trái tim yêu. Rô-mê-ô và Giu-li-ét chỉ bằng 16 lời thoại đã cho chúng ta thấy rõ sức mạnh của sự cộng hưởng ấy. Họ không chi đưa tình yêu vượt qua rào cản mà còn khiến tình yêu thăng hoa để trở thành bất tử. Thiên tài nghệ thuật của Sếch-xpia cùng với tư tưởng nhân văn của thời đại ông đã cộng hưởng để làm nên điều kì diệu đó.

Ngày:02/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM