Phân tích và cảm nhận về nội dung và nghệ thuật trong Chữ người tử tù

Bài văn mẫu phân tích nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn "Chữ người tử tù" dưới đây sẽ giúp các em nắm được những nội dung đặc sắc của truyện, đồng thời hiểu được nghệ thuật đặc sắc của thiên truyện. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Phân tích và cảm nhận về nội dung và nghệ thuật trong Chữ người tử tù

1. Phân tích nội dung và nghệ thuật truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

“Chữ người tử tù” là một truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập truyện “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân. Những nhân vật chính diện trong tập truyện ngắn này đều là những con người tài hoa bất đắc chí, tuy bất lực nhưng bất hòa sâu sắc với xã hội Việt Nam đương thời. Đó là cái thời thực dân Pháp vừa đặt xong ách đô hộ lên đất nước ta, xã hội phong kiến đã suy tàn, những nho sĩ cuối mùa trở thành lớp người lạc lõng. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là minh chứng rõ nhất cho ngòi bút của Nguyễn Tuân, ông chỉ tập trung miêu tả những thói quen, cung cách sinh hoạt, những kiểu ăn chơi cầu kì, phong lưu, đài các của những con người tài hoa, bất đắc chí ấy. Gặp lúc Hán học suy vi, sống giữa buổi “Tây Tàu nhố nhăng”, những con người này mặc dù bất lực nhưng họ không a dua theo thời, chạy theo danh lợi trước mắt mà họ vẫn cố giữa cho mình cái thiên lương và sự trong sạch của tâm hồn. Vì vậy, truyện ngắn “Chữ người tử tù” là tác phẩm đã kết tinh nên tài năng của Nguyễn Tuân trong thời kì sáng tác trước Cách mạng tháng Tám.

Nguyễn Tuân đã xây dựng nên một tình huống truyện vô cùng độc đáo với hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục, xét mối quan hệ giữa hai nhân vật này trên bình diện xã hội thì hoàn toàn đối lập nhau. Một người là tên “đại nghịch” cầm đầu cuộc nổi loan nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội, còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho trật tự xã hội đương thời. Hai nhân vật đều có điểm chung chính là họ đều là những con người có tâm hồn nghệ sĩ, nếu xét trên bình diện nghệ thuật thì họ lại là tri âm, tri kỉ với nhau. Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật của mình vào chốn ngục tù tối tăm, nhơ bẩn để tạo nên cuộc gặp gỡ kì lạ của họ. Đó là cuộc gặp gỡ đầy éo le và trớ trêu giữa những tâm hồn tri âm, tri kỉ. Chính cuộc gặp gỡ kì lạ ấy mới thể hiện được sâu sắc chủ đề của tác phẩm.

Huấn Cao nói: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Huấn Cao coi thường tiền bạc và uy quyền, nhưng Huấn Cao vui lòng cho chữ viên quản ngục vì con người sống giữa chốn bùn nhơ này, nơi người ta chỉ biết sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc lại có kẻ biết trọng người có nghĩa khí, biết tôn quý cái đẹp của chữ nghĩa: “ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quí như vậy”. Viên quản ngục cũng không dễ gì nhận được chữ của Huấn Cao. Hắn đã bị nghi ngờ, bị đuổi. Có lần hắn mon men vào ngục định làm quen và biệt đãi Huấn Cao để xin chữ thì lại bị Huấn Cao cự tuyệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Về sau hiểu được tấm lòng của viên quản ngục, ông đã nói một lời sâu sắc và cảm động: “Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”.

Chúng ta thấy khi biết được sự lương thiện và ước mong chính đáng, biết quý trọng cái đẹp Huấn Cao liền cho quản ngục chữ. Cái hay ở đây là, người ta thường thấy cảnh cho chữ diễn ra ở khuê phòng, người cho chữ trong tâm trạng thoải mái. Nhưng ở đây, Huấn Cao lại là người tử rù, ngày mai bị mang ra pháp trường xử chém. Trong khi, không gian lại chật hẹp, toàn mùi phân gián, phân chuột, ngọn đuốc cháy phập phồng trong đêm. Bất chấp điều đấy, một cảnh tượng đẹp được hiện lên đó là cảnh cho chữ của những con người biết hướng về cái đẹp, quý trọng vẻ đẹp chân chính. Vẻ đẹp kết hợp giũa cái Tài với cái Tâm. Có thể nói, cảnh tượng cho chữ này xưa nay chưa từng có. Sau khi cho chữ, Huấn Cao còn khuyên quản ngục về quê sống, tránh xa những nơi bon chen, cuộc sống lấm lem, không hợp với những người thích chơi chữ như quản ngục. Trong những con người ấy lúc này chỉ còn là niềm kính trọng, tôn sùng cái đẹp. Và thiên lương của Huấn Cao đang tỏa sáng, soi đường dẵn dắt quản ngục - một kẻ nhầm đường, lạc lối.

"Chữ người tử tù" đã thành công trên nhiều phương diện nghệ thuật. Tác phẩm đã thể hiện tài năng của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo, trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình và tính truyền cảm cao. Đồng thời, Nguyễn Tuân còn gửi gắm tư tưởng, khao khát về một thời vàng son trong quá khứ, ông không muốn chấp nhận thực tại nhố nhăng, đầy những cái xấu xa.

2. Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Mỗi tác phẩm đều được nhà văn thai nghén để tạo nên những tác phẩm kiệt tác trong tác phẩm của mình, chính vì thế để thai nghén nên tác phẩm Chữ Người Tử Tù Nguyễn Tuân đã phải miêu tả chi tiết, hấp dẫn những chi tiết đem lại nhiều giá trị và nội dung nghệ thuật đặc sắc xuất hiện trong tác phẩm. Tác phẩm Chữ Người Tử Tù là tác phẩm để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm đó là kiệt tác của Nguyễn Tuân trên con đường đi tìm cái đẹp chân chính, ông là văn xuất sắc với những tác phẩm hay để lại cho người đọc rất nhiều suy ngẫm, lo âu, chính tác phẩm của ông đã đem đến cho người đọc nhiều giá trị to lớn cho tác phẩm của mình. Mỗi tác phẩm đều được thai nghén để tạo nên những giá trị riêng cho toàn bộ tác phẩm. Đồng thời “Chữ người tử tù” đã để lại cho người đọc thấy được khung cảnh của cuộc cho chữ của Huấn Cao với tên quản ngục, khung cảnh ở nơi cho chữ là ngục từ tối tăm, có nhiều phân chuột, nó hoàn toàn đối lập với cái đẹp trong nhân cách của người nghệ sĩ, trong nhân cách của người nghệ sĩ, và tinh thần yêu cái đẹp trong cuộc sống của hai người.

Mỗi chi tiết đều được tác giả miêu tả chi tiết, sâu sắc nhất, Huấn Cao nổi bật lên là một người nghệ sĩ tài hoa, ông là người nghệ sĩ yêu cái đẹp chân chính, những chi tiết miêu tả sâu sắc, chi tiết trong tác phẩm là hình ảnh người anh hùng luôn cố gắng vì cái đẹp, luôn hết mình, hy sinh vì cái đẹp, ông là người nghệ sĩ tài ba, ung dung đứng vững trước cuộc sống, không bị cái xấu, cái ác chi phối.

Người nghệ sĩ tài hoa, ông có biệt tài viết chữ đẹp, chính vì thế ông được rất nhiều người ngưỡng mộ trong đó có Viên Quản Ngục. Hình ảnh viên quản ngục xuất hiện để nhằm đề cao cái đẹp trong nghệ thuật chân chính, ông yêu cái đẹp, ca ngợi cái đẹp, luôn mong được thể hiện và hết mình vì cái đẹp.

Chính người nghệ sĩ tài ba đó đã để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc đặc biệt sâu sắc, xuất hiện trong tác phẩm, mỗi một chi tiết lại biểu hiện một hình ảnh đặc biệt, chi tiết, hình ảnh người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao viết chữ như rồng cuốn, phượng bay, biệt tài đó đã đề cao cái đẹp, đề cao người nghệ sĩ chân chính.

Còn viên quản ngục là người tài hoa, ông có tinh thần yêu cái đẹp, đam mê cái đẹp, tuy nhiên ông lại sống trong nơi tối tăm của ngục tù, chính vì điều đó mà Huấn Cao đã khuyên ông nên trốn khỏi nơi ngục tù để giữ cho thiên lương trong sạch. Với tấm lòng cao cả, Huấn Cao nhận thực được kẻ xấu, người ác, ông thể hiện tấm lòng mến mộ của mình với những người yêu cái đẹp, với người đam mê đi tìm cái đẹp chân chính.

Trong tác phẩm, tác giả đã thể hiện chi tiết sâu sắc hình ảnh của người nghệ sĩ tài hoa, hết mình vì cái đẹp, một người có phong thái ung dung, tự tại, kiên cường, không sợ cái xấu, cái ác, ông luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống, dù đang đối diện với cái chết cận kề. Thông qua hai nhân vật, chúng ta có thể thấy hình ảnh của người nghệ sĩ chân chính, tài hoa, hết mình vì cái đẹp, vì nghệ thuật chân chính, luôn theo đuổi niềm đam mê, nghệ thuật tài hoa, tinh thần ham học hỏi, đam mê cái đẹp trong nghệ thuật chân chính đó. Người nghệ sĩ là người yêu cái đẹp, luôn tôn thờ cái đẹp vĩnh cửu.

Chúng ta có thể thấy, Nguyễn Tuân là nhà văn đi tìm cái đẹp, trong mỗi tác phẩm của ông, cái đẹp luôn hiện hữu, xuất hiện trong từng chi tiết, khoảnh khắc, tác phẩm này đã thể hiện được sâu sắc những điều đó thông qua từng chi tiết, giá trị đặc sắc trong tác phẩm là thể hiện được cái đẹp, qua đó tố cáo xã hội mục ruỗng, thối nát, đang vùi dập những con người tài năng, có nhiều phẩm chất cao quý, tốt đẹp như Huấn Cao. Tuy nhiên nó cũng ca ngợi hình ảnh của người nghệ sĩ tài hoa với phẩm chất kiên cường, hiên ngang vững trãi trong cuộc sống.

3. Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật nhìn từ tình huống truyện

Có thể nhận thấy thành công của một truyện thường xuất phát từ những tình huống truyện độc đáo và sáng tạo, nếu như tình huống truyện được cấu tạo nên từ những chi tiết hấp dẫn, đặc sắc thì tác phẩm càng thành công và thu hút người đọc hơn bao giờ hết. Và trong tác phẩm “Chữ Người Tử Tù” của Nguyễn Tuân đã miêu tả chi tiết những tình huống truyện xuất hiện trong tác phẩm, điều này có ý nghĩa to lớn trong việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của câu truyện.

Mỗi một tác phẩm văn học là phải xuất hiện các tình huống truyện xuất hiện trong đó, tình huống truyện đặc sắc thì dẫn đến kết cấu của câu chuyện cũng được mở rộng và nâng cao hơn rất nhiều. Ở đây tình huống truyện được hiểu là hoàn cảnh và chi tiết xuất hiện trong tác phẩm đấy, tình huống truyện thường có đoạn mở đầu, cao trào sau đó là kết thúc, muốn có một tình huống truyện đặc sắc, tác giả phải xây dựng được thành công tính cách nhân vật trong từng chi tiết, hoàn cảnh và xuất hiện trong từng đoạn tác phẩm của mình.

Tình huống truyện được Nguyễn Tuân xây dựng là cuộc gặp gỡ khác thường giữa hai con người cũng khác thường, một người là Huấn Cao - người tử tù có tài võ song toàn, nhất là viết thư pháp, người còn lại là viên quan coi ngục, kẻ đại diện cho bạo lực tăm tối nhưng lại rất biết yêu quý nghệ thuật thư pháp và những người có tài như Huấn Cao. Như vậy, mỗi chi tiết trong tác phẩm đều được thể hiện sâu sắc và chi tiết nhất, tình huống truyện xuất hiện trong tác phẩm làm tăng lên mức độ cao trào của tác phẩm đó, tác phẩm văn học thường được xây dựng trong từng tình huống, kết cấu xuất hiện trong từng tác phẩm, sự thành công của tác phẩm là việc thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật, xây dựng tình huống truyện đặc sắc, mang lại nhiều giá trị, tình huống có ý nghĩa hơn cho sự nghiệp của tác giả.

Đặt nhân vật trong tình huống có tính xung đột như vậy, nhân vật đã bộc lộ tính cách rất tự nhiên và rõ nét, tình huống truyện đã góp phần tạo kịch tính cho câu chuyện, giúp câu chuyện trở nên lôi cuốn và hấp dẫn hơn.Trong mỗi một tác phẩm, sự thành công được biểu hiện ở mức độ thể hiện từng tình huống, cốt truyện, cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm đó. Tình huống truyện tăng mức độ biểu hiện, gia tăng giá trị biểu hiện của tác phẩm đó. Trong tác phẩm "Chữ người tử tù" tình huống truyện ở đây là cuộc trao đổi và cảnh cho chữ giữa Huấn Cao và tên Quản Ngục, trong tình huống này, tính cách nhân vật cũng được biểu hiện, tình huống truyện làm nổi bật nên tính cách của những nhân vật chính xuất hiện trong tác phẩm, mỗi chúng ta đều có thể nhận thấy được những điều đó thông qua việc xây dựng nhân vật, chi tiết xuất hiện trong tác phẩm. Tình huống truyện của tác phẩm “Chữ Người tử tù” là cảnh cho chữ giữa Huấn Cao và tên quản ngục, qua đó nó có tác dụng đặc biệt trong việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện. Thông qua chi tiết này, tính cách nhân vật được biểu hiện chi tiết, rõ nét hơn, tính cách nhân vật được thể hiện thông qua cuộc giao tiếp của hai nhân vật thông qua cuộc trao đổi.

Qua tình huống truyện đó, tính cách của nhân vật Huấn Cao đã được thể hiện rõ nét, Huấn Cao biểu hiện là người nghệ sĩ tài hoa, người nghệ sĩ có tấm lòng thiên lương cao cả, con người đã biểu hiện được nét tính cách đặc biệt, biểu trưng cho nét đặc sắc, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm, mỗi chi tiết đều làm nổi bật nên nét tính cách điển hình của nhân vật được tác giả thể hiện trong tác phẩm của mình. Thông qua tình huống truyện nét tính cách của nhân vật cũng được biểu hiện chi tiết, sâu sắc nhất, tình huống truyện là một trong những điều xuất hiện rõ nét, làm nổi bật lên nét tính cách của nhân vật xuất hiện trong tác phẩm của mình.

Tình huống truyện là một trong nét đặc sắc, là khởi nguồn cho việc xây dựng thành công một tác phẩm nghệ thuật, qua đó việc miêu tả chi tiết sâu sắc một tác phẩm nghệ thuật cũng đem lại cho người đọc nhiều suy ngẫm, giá trị sâu sắc và tạo nên nét điển hình hơn trong việc xây dựng tính cách nhân vật, tình huống truyện xuất hiện trong tác phẩm nghệ thuật.

Ngày:26/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM