Bài 1: Cấu trúc của não bộ

Cùng tham khảo bài giảng Tâm lí học Bài 1: Cấu trúc của não bộ để tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo của não, cấu tạo của vỏ não và vấn đề định khu các chức năng tâm lí trong não trên eLib.VN nhé.

Bài 1: Cấu trúc của não bộ

1. Cấu tạo của não

1.1 Não bộ bao gồm các phần

Hành tuỷ (nối tiếp tuỷ sống phình ra thành hình củ hành).

Cầu não (ở giữa não giữa và hành tuỷ).

Não giữa: gồm hai cuống đại não và bốn củ não sinh tư.

Não trung gian: gồm mấu não trên (ở phía trên epiphyse), mấu não dưới hay tuyến yên (ở phía dưới, hypohyse), hai đồi thị (thalamus) ở phía giữa và vùng dưới đồi (hypothalamus).

Bốn phần trên còn gọi là trụ não - bộ phận trung gian nối tuỷ sống với bán cầu đại não và tiểu não.

Tiểu não (nằm phía sau trụ não, dưới các bán cầu đại nào).

Bán cầu đại não (vỏ não + các hạch dưới vở não).

1.2 Chức năng chung phần dưới vỏ (hành tuỷ, tiểu não, não giữa, não trung gian)

Dẫn truyền hưng phấn từ dưới lên, từ bộ phận nọ sang bộ phận kia và từ trên xuống; điều khiển các vận động, sự thăng bằng khi vận động, hoạt động cùa các tuyên nội tiết, các cơ quan nội tạng và một phần hoạt động định hướng vùng não trung gian, đảm bảo sự thực hiện các phản xạ không điều kiện phức tạp.

2. Cấu tạo của vỏ não

Vỏ nào ở vị trí cao nhất của não bộ, ra đời muộn nhất trong quá trình lịch sử phát triển của vật chất và là tổ chức vật chất cao nhất, tinh vi nhất, phức tạp nhất.

Vỏ nào hợp bởi 6 lớp tế bào thần kinh còn gọi là Iiơron, dày khoảng* từ 2 - 5mm. Những tế bào thần kinh này không được sinh sản thêm, nếu bị tổn thương thì không có khả năng khôi phục được thành các tế bào mới. Nhưng bù lại, các tế bào thần kinh của vỏ não có khả năng đặc biệt thay thế lẫn nhau để hoạt động mà không có loại tế bào nào có khá năng này.

Vỏ não có diện tích khoảng 2200cm", với khoảng 14 - 17 tỉ nơron. Não người có khối lượng trung bình 1,4kg.

Trên vỏ não có 4 thuỳ lớn (4 miền) do 3 rãnh tạo ra:

  • Thuỳ trán (nằm giữa rãnh Rolando và rãnh Sylvius) còn gọi là miền vận động.
  • Thuỳ đỉnh (nằm giữa rãnh thẳng và góc rãnh Rolando) còn gọi là miền xúc giác.
  • Thuỳ chẩm (kể từ rãnh thẳng góc đến hết vỏ não tiếp giáp với tiểu não) còn gọi là miền thị giác.
  • Thuỳ thái dương (kể từ rãnh Sylvius đến hết vó não về phía trước) gọi là miền thính giác.

Nằm ờ các thuỳ trên của vỏ não có khoảng hơn 50 vùng. Mỗi vùng có nhiệm vụ nhận kích thích và điều khiển từng bộ phận trong cơ thể.

Ngoài ra còn miền trung gian, chiếm khoáng 1/2 diện tích vỏ bán cầu não. Miền này nằm giữa thuỳ dinh, thuỳ chẩm và thuỳ thái dương, có nhiệm vụ điều khiển vận động và thụ cảm.

Vỏ não cùng với hạch dưới vỏ tạo thành bán cầu đại não. Có hai bán cầu đại não: phải và trái. Hai bán cầu đại não được ngăn cách theo một khe chạy dọc từ trán dến gáy và khe được khép kín nhờ thể trai.

Nhiệm vụ chung của vó não là: điều hoà, phối hợp các hoạt dộng của cơ quan nội tạng và đảm bảo sự cân bằng của cơ thể và môi trường.

3. Vấn đề định khu các chức năng tâm lí trong não

Đây là vấn đề hết sức phức tạp, từ trước đến nay có nhiều quan điểm khác nhau:

  • Descartes cho rằng, tư duy ở tuyến tùng; Charcot (bác sĩ thần kinh người Pháp) và Klages (bác sĩ thần kinh người Đức) cho rằng, mỗi chức năng tâm lí đều có vùng cố định trong não điều khiển: có nưi điều khiển tưởng tượng, tư duy. Họ còn cho rằng trong não có các mấu “tư tưởng”, mấu “yêu đương” v.v... Đó là những quan điểm duy vật máy móc.
  • Tâm lí học, theo quan điểm duy vật biện chứng (Tâm lí học hoạt dộng) khẳng định: Trên vỏ não có nhiều miền (vùng, thuỳ), mỗi miền này là cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lí tương ứng. Tuy nhiên, mỗi quá trình tâm lí xảy ra đều do sự phối hợp cơ dộng của nhiều miền trcn bán cầu đại não. Một hiện tượng tâm lí xảy ra, nhất là các hiện tượng tâm lí phức tạp, bao giờ cũng có nhiều trung khu, nhiều miền tham gia tạo thành hiện tượng đỏ. Tuỳ theo các hiện tượng tâm lí khác nhau mà các trung khu thần kinh cũng dược tạo thành khác nhau - nghĩa là hộ thống trung khu thần kinh luôn luôn thay đổi. Sự hoạt dộng dựa trên các nguycn tắc “phân công” kết hợp với nguyên tắc “nhịp nhàng” như vậy tạo nên một hệ thống mà các nhà sinh lí học, tâm lí học Nga lỗi lạc A.R. Luria, P.K. Anokhin gọi dó là hệ thống chức năng cơ động.

Hình 1. Một số vùng chức nàng của vỏ não

1. Vùng thị giác; 2. Vùng thính giác; 3. Vùng vị giác; 4. Vùng cám giác cơ thể (da, cơ, khớp); 5. Vùng vận động; 6. Vùng viết ngôn ngữ; 7. Vùng nói ngôn ngữ; 8. Vùng nghe hiểu tiếng nói; 9. Vùng nhìn hiểu chữ viết.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 1: Cấu trúc của não bộ mà eLib.VN muốn chia sẻ đến các bạn sinh viên. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các bạn nắm được nội dung bài học tốt hơn.

Ngày:09/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM