Bài 2: Cấu trúc nhân cách
Nội dung bài giảng Tâm lí học Bài 2: Cấu trúc nhân cách cung cấp các kiến thức về một số quan điểm phân chia cấu trúc của nhân cách. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!
A.G. Covaliov cho rằng, trong cấu trúc nhân cách bao gồm: các quá trình tâm lí, các trạng thái tâm lí và các thuộc tính tâm lí cá nhân.
Quan điểm coi nhân cách bao gồm ba lĩnh vực cơ bản: nhận thức (bao gồm cả tri thức và năng lực trí tuệ), tình cảm (rung cảm, thái độ) và ý chí (phẩm chất ý chí, kĩ năng, kĩ xảo, thói quen).
K.K. Platonov cho rằng nhân cách gồm bốn tiểu cấu trúc sau:
- Tiểu cấu trúc có nguồn gốc sinh học: bao gồm khí chất, giói tính, lứa tuổi và cả những đặc điểm bệnh lí.
- Tiểu cấu trúc các đặc điểm của các quá trình tâm lí: các phẩm chất trí tuệ, trí nhớ, ý chí, đặc điểm của xúc cảm,...
- Tiểu cấu trúc về vốn kinh nghiệm: tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thói quen,...
- Tiểu cấu trúc xu hướng nhân cách: nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, thế giới quan, niềm tin,...
Quan điểm coi cấu trúc nhân cách bao gồm hai mặt thống nhất với nhau là đức và tài (phẩm chất và năng lực) có thể được tóm tắt như sau:
Phẩm chất (đức)
Phẩm chất xã hội (đạo đức, chính trị): thế giới quan, lí tưởng, niềm tin, lập trường,...
Phẩm chất cá nhân (đạo đức, tư cách): các nết, đức tính, các thói, tật,...
Phẩm chất ý chí: tính mục đích, tính tự chủ, tính kỉ luật, tính quả quyết, tính phê phán.
Cung cách ứng xử: tác phong, lễ tiết, tính khí.
Năng lực (tài)
Năng lực xã hội hoá: khả năng thích ứng, hoà nhập, tính mềm dẻo, cơ dộng, linh hoạt trong cuộc sống.
Năng lực chủ thể hoá: khả năng thể hiện tính dộc đáo, đặc sắc, cái ricng, cái bản lĩnh của cá nhân.
Năng lực hành động: khả năng hành động có mục đích, chủ động, tích cực, có hiệu quả.
Năng lực giao tiếp: khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với người khác.
Gần đây, trong một số tài liệu Tâm lí học, các tác giả trong nước xem nhân cách bao gồm bốn khối (bốn bộ phận) sau:
- Xu hướng nhân cách.
- Những khả năng của nhân cách.
- Phong cách hành vi của nhân cách.
- Hệ thống “cái tôi” (cấu tạo tự ý thức) - hệ thống điều khiển, điều chính hành vi của nhân cách.
Quan điểm khá phổ biến xưa nay coi nhân cách gồm bốn thuộc tính tâm lí phức hợp, điển hình của cá nhân: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực.
Tóm lại, cấu trúc nhân cách khá phức tạp, nhiều mặt. Tất cả mọi thành tố của nhân cách có mối quan hệ qua lại và chế ước lẫn nhau, tạo nên một chỉnh thể tương đối ổn định nhưng cũng có tính cơ động. Điều đó cho phép con người vừa biểu hiện phong cách, bản chất của mình, vừa mềm dẻo, linh hoạt trong hoạt động và giao tiếp phù hợp với các điều kiện khác nhau.
Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo, eLib đã tổng hợp nội dung bài giảng Bài 2: Cấu trúc nhân cách môn Tâm lí học và chia sẻ đến các bạn trên đây. Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn. Chúc các bạn học tốt!