Bài 2: Hoạt động thần kinh cấp cao

Bài giảng Tâm lí học Bài 2: Hoạt động thần kinh cấp cao cung cấp các nội dung chính bao gồm một số khái niệm về hệ thần kinh trung ương, quá trình hưng phấn và ức chế, phản xạ và cung phản xạ, phản xạ có điều kiện và không điều kiện. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo nhé!

Bài 2: Hoạt động thần kinh cấp cao

1. Một số khái niệm cơ bản

Người ta chia hoạt động thần kinh trung ương làm hai loại: hoạt dộng thần kinh cấp thấp và hoạt động thần kinh cấp cao.

1.1. Hoạt động thần kinh cấp thấp

Là hoạt động của não trung gian, não giữa, tiểu não, hành tuỷ, tuỷ sống. Nhiệm vụ của hoạt dộng thần kinh cấp thấp chủ yếu là điều hoà sự tương quan và phối hợp hoạt động của các phần cơ thể với nhau, báo đảm đời sống sinh vật bình thường của cơ thể.

Hoạt động thần kinh cấp thấp là hoạt dộng bẩm sinh do thế hệ trước truyền lại, thường khó thay đổi hoặc ít thay dối. Cơ sớ của hoạt động thần kinh cấp thấp là phản xạ không điều kiện.

1.2 Hoạt động thẩn kinh cấp cao

Là hoạt động cùa não để thành lập phản xạ có điều kiện, ức chế hoặc dập tắt chúng. Liên hệ chủ yếu với hoạt động của vỏ não, hai hoạt động này đảm bảo quan hệ phức tạp, chính xác và tinh vi của cơ thể đối với thế giới bên ngoài. Hoạt động thần kinh cấp cao là cơ sở sinh lí của các hiện tượng tâm lí phức tạp như ý thức, tư duy, ngôn ngữ...

Đây là hoạt động tự tạo của cơ thể trong quá trình sống và hoạt động. Hoạt động thần kinh cấp cao ở người là quá trình tích luỹ vốn kinh nghiệm của cá nhân, là kết quả phản ánh của nhiều thế hệ mang dấu ấn của toàn bộ lịch sử phát triển xã hội loài người, là kết quả của giáo dục, tự giáo dục của mỗi cá nhân. Hoạt động thần kinh cấp cao và hoạt động thần kinh cấp thấp có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau và cả hai hoạt động này đều dựa vào hai quá trình thần kinh cơ bản: hưng phấn và ức chế.

1.3 Quá trình hưng phấn và ức chế

Toàn bộ hoạt động của não diễn ra trên cơ sở hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế.

Hưng phấn là quá trình hoạt hoá tổ chức sống khi có kích thích tác động. Đây là quá trình thần kinh giúp hệ thần kinh thực hiện hoặc tăng độ mạnh của một hay nhiều phản xạ. Ví dụ: Nghe một người kể chuyện hấp dẫn, ta quay mặt về phía người đó, tai lắng nghe, mắt chăm chú nhìn người kể..., như thế là ta dang hưng phấn. Khi có một kích thích nào đó mạnh hơn các kích thích khác khiến hoạt động của toàn bộ cơ thể phản ứng trước kích thích mạnh đó thì trên vỏ não đã hình thành điểm hưng phấn; điểm hưng phấn này mạnh hơn các điểm hưng phấn khác. Đó là điểm hưng phấn ưu thế.

Ức chế là quá trình hoạt động thần kinh nhằm làm mất hoặc yếu hưng tính của tế bào thần kinh. Nói cách khác, đây là quá trình thần kinh giúp kìm hãm hoặc làm mất đi một phản xạ hay một số phản xạ.

Ví dụ: Tiếng ru hời nhè nhẹ, đều đều làm cho đứa trẻ dần dần thiu thiu ngủ. Tiếng ồn ào kéo dài gây cho ta trạng thái mệt mỏi không muốn làm việc gì...

Sự liên hệ giữa hưng phấn và ức chế: Hưng phấn và ức chế là hai mặt thống nhất của hoạt động thần kinh. Không có một hoạt động thần kinh nào lại chỉ có thể dựa vào hưng phấn hay ức chế, mà luôn luôn phải dựa vào cả hai quá trình này. Ở chỗ này trên vỏ não bị ức chế thì ở chỗ khác lại hưng phấn. Toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh đều do hai quá trình hưng phấn và ức chế hoạt động nối tiếp, thay thế nhau. Hai quá trình này là kết quả tác động của môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể tới não; ý thức của con người nhiều khi cũng tham gia tích cực điều khiển hai quá trình này ở các mức độ khác nhau.

1.4 Phản xạ và cung phản xạ

Phản xạ: “là phản ứng tất yểu, hợp quy luật của cơ thể đối với kích thích bên ngoài, phản ứng thực hiện nhờ hoạt động của hệ thống thần kinh ” (theo I.p. Pavlov).

Đây là một khái niệm khoa học để giải thích một cách khoa học mọi hoạt động của động vật bậc cao và người. Từ những cử động đơn giản như nổi gai ốc khi trời se lạnh, chớp mắt... đến các hiện tượng tâm lí phức tạp như xúc cảm, tình cảm, trí tuệ... suy cho cùng đều có nguồn gốc phản xạ.

Cung phản xạ: Chuỗi tế bào thần kinh thực hiện một phản xạ gọi là cung phản xạ, I.M. Sechenov chia phản xạ thành ba phần:

  • Phần tiếp nhận tác động (phần dẫn vào) kích thích từ bên ngoài, biến kích thích ở dạng cơ năng, nhiệt năng... thành xung động thần kinh và truyền xung động thần kinh vào hệ thần kinh trung ương. Phần tiếp nhận tác động được cấu tạo bởi bộ máy nhận kích thích (những nhánh tận cùng của dây thần kinh thụ cảm và bó dây thần kinh thụ cảm hướng tâm) mắt, tai, mũi, lưỡi, bề mặt da...
  • Phần trung tâm: Đó là não, tiếp nhận những xung động thần kinh từ ngoài vào qua phần dưới vỏ và quá trình hưng phấn, ức chế xảy ra trong não để xử lí thông tin, trên cơ sở đó xuất hiện các hiện tượng tâm lí cảm giác, tri giác, tư duy, tình cảm...
  • Phần dẫn ra nhận xung dộng thần kinh từ trung tâm, truyền đến các cơ, các tuyến. Phần này cấu tạo bởi các tế bào thần kinh vận động, bó dây thần kinh vận động (li tâm) tận cùng của bó dây thần kinh li tâm vận dộng.

Người kế tục sự nghiệp của I.M. Sechenov là I.p. Pavlov và P.K. Anokhin (1898 - 1974) đã phát triển cung phản xạ thành vòng phản xạ. Anokhin phát hiện rằng: Trong quá trình con người thực hiện hành động để trả lời kích thích của ngoại giới, có sự xuất hiện của mối liên hệ ngược (hướng tâm). Nhừ mối liên hệ ngược này, con người thấy được kết quả từng bước của hành động và điều chỉnh hành động có kết quả ở mức dộ cao hơn.

Sơ đồ: Cung phản xạ

2. Hoạt động phản xạ

Toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh trung ương là hoạt dộng phản xạ. Cơ thể tồn tại được cũng nhờ hoạt dộng phản xạ.

Có hai loại phán xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

2.1 Phản xạ không điều kiện

Phản xạ không điều kiện là phản xạ bẩm sinh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phản xạ không điều kiện đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa cơ thể và môi trường, nghĩa là trong bất cứ điều kiện nào, cứ có kích thích là có phản xạ không điều kiện tương ứng xảy ra. Phản xạ không điều kiện giúp cơ thể thích nghi được với môi trường tương đối ổn định. Những phản xạ không diều kiện có trung khu thần kinh ở trong các phần dưới vỏ não có đại diện ở trên vỏ não.

Hoạt động phản xạ không điều kiện là cơ sở sinh lí của bản năng ở động vật và người. Mỗi bản năng đều dựa vào sự phối hợp hoạt động của một số phản xạ không điều kiện như: bản năng dinh dưỡng, bản năng tự vệ, bàn năng sinh dục...

2.2 Phản xạ có điều kiện

Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo trong đời sống của từng cá thể để đáp ứng với môi trường luôn thay đổi, là cơ sở của hoạt động tâm lí.

Theo I.p. Pavlov, phản xạ có điều kiện được hình thành trên cơ sở các đường liên hộ thần kinh tạm thời trên vỏ não.

Phản xạ có điều kiện có một số đặc điểm sau:

  • Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo trong đời sống cá thể. Mới sinh ra, động vật bậc cao và người chưa có phản xạ có điều kiện, phản xạ có điều kiện được hình thành trong quá trình sống và hoạt động của cá thể. Có thể nói, toàn bộ tri thức, hiểu biết, vốn sống, kinh nghiệm của con người có cơ sở sinh lí thần kinh là những phản xạ có điều kiện và những hệ thống phản xạ có điểu kiện.
  • Phản xạ có điểu kiện được thực hiện trên vỏ não. Có vỏ não hoạt động bình thường mới có phản xạ có điều kiện. Người ta đã thí nghiệm cắt hết hoặc phá huỷ vỏ não của một con chó, khi ấy nó không thể hình thành được phản xạ có điều kiện và mất hết các phản xạ có điều kiện trước đó, mặc dù nó có thể vẫn hô hấp, tiêu hoá... một thời gian.
  • Phản xạ có điều kiện hình thành với kích thích bất kì. Ở người, tiếng nói là một loại kích thích đặc biệt có thể hình thành bất cứ phản xạ nào.
  • Phản xạ có điều kiện báo hiệu gián tiếp kích thích không điều kiện sẽ tác động vào cơ thể. Không phải lúc nào phản xạ có điều kiện cũng xuất hiện, mà có lúc tạm thời ngừng trệ hoặc bị kìm hãm không hoạt động. Hiện tượng đó được gọi là ức chế phản xạ có điều kiện.

Tóm lại, phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo trong cuộc sống cá thể, sự xuất hiện của chúng đáp ứng kịp thời và phù hợp với những thay dổi của môi trường xung quanh, giúp có thể tồn tại và phát triển bình thường. Tất cả các hiện tượng tâm lí cấp cao ở người đều có cơ sở sinh lí là phản xạ có điều kiện.

Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo, eLib đã tổng hợp nội dung bài giảng Bài 2: Hoạt động thần kinh cấp cao môn Tâm lí học và chia sẻ đến các bạn trên đây. Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn. Chúc các bạn học tốt!

Ngày:09/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM