Đề cương ôn thi môn Tâm lý học đại cương

Cùng nhau ôn tập và củng cố kiến thức thông qua Đề cương ôn thi môn Tâm lý học đại cương mà eLib.VN đã tổng hợp dưới đây nhé. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích, giúp các bạn chuẩn bị cho kì thi kết thúc môn đạt kết quả cao. Mời các bạn tham khảo!

Đề cương ôn thi môn Tâm lý học đại cương

Câu 1: Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học và chức năng của tâm lý

Đối tượng của tâm lý học: Là các hiện tượng tâm lý do thế giới khách quan tác động vào não người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý.

Nhiệm vụ của tâm lý học:

  • Nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tâm lý và mối quan hệ giữa chúng
  • Phát hiện các quy luật hình thành và phát triển tâm lý
  • Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lý
  • Nghiên cứu vai tròm chức năng của tâm lý đối với hoạt động và cuộc sống của con người

Chức năng của tâm lý:

  • Tâm lý giúp con ng định hướng khi bắt đầu hoạt động
  • Tâm lý là động lực thúc đẩy hành động, hoạt động
  • Tâm lý điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động
  • Tâm lý giúp con người điều chỉnh hoạt động

Câu 2: Thế nào là hoạt động chủ đạo? Hãy nêu các đặc điểm của hoạt động chủ đạo

Khái niệm: Là hoạt động quyết định những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lý và trong các đặc điểm tâm lý của nhân cách con người ở giai đoạn phát triển nhất định

Đặc điểm:

  • Lần đầu tiên xuất hiện trong đời sống cá nhân. Khi đã là hành động chủ đạo thì trong lòng nó nảy sinh yếu tố của hoạt động mới khác – dạng hành động chủ đạo của lứa tuổi tiếp theo
  • Một khi đã nảy sinh, hình thành và phát triển thì không mất đi mà tồn tại mãi mãi
  • Đó là hoạt động quyết định sự ra đời thành tựu mới (cấu tạo tâm lý mới) đặc trung cho 1 lứa tuổi.

Câu 3: Các giai đoạn phát triển tâm lý về phương diện cá thể

Sự phát triển tâm lý của con người bắt đầu từ khi sinh ra đến khi con người chết đi, nó trải qua nhiều giai đoạn với sự chuyển biến liên tục từ cấp độ này sang cấp độ khác. Ở mỗi lứa tuổi sự phát triển tâm lý đạt tới một chất lượng mới, được diễn ra theo các qui luật đặc thù. Sự phát triển tâm lý của con người luôn gắn liền với hoạt động chủ đạo.

Giai đoạn sơ sinh, hài nhi:

  • Tuổi sơ sinh: 0 đến 2 tháng (ăn ngủ)
  • Tuổi hài nhi: 2 tháng đến 12 tháng (giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn, trước hết là với cha mẹ)

Giai đoạn tuổi nhà trẻ: Từ 1 đến 3 tuổi: hoạt động chủ đạo với đồ vật và tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh

Giai đoạn tuổi mẫu giáo: Từ 3 tuổi đến 6 tuổi: vui chơi – trung tâm là trò chơi sắm vai

Giai đoạn tuổi đi học:

  • Thời kỳ đầu (nhi đồng, hs tiểu học): 6 tuổi đến 11 tuổi (học tập)
  • Thời kỳ giừa (thiếu niên, hs THCS): 11 tuổi đến 15 tuổi (học tập, giao tiếp nhóm)
  • Thời kỳ cuối (tuổi đầu thanh niên, hs THPT): 15 tuổi đến 18 tuổi (học tập, lựa chọn nghề nghiệp)

Giai đoạn thanh niên, sinh viên: Từ 19 đến 25 tuổi: học tập hoặc lao động

Giai đoạn tuổi trưởng thành: Từ 25 tuổi đến 55, 60 tuổi: lao động, hoạt động xã hội

Giai đoạn tuổi già: Từ 55,60 tuổi trở đi: nghỉ ngơi.

Câu 4: Hãy trình bày các loại cảm giác bên ngoài và bên trong

Cảm giác bên ngoài: có nguồn gốc là các kích thích từ sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan

  • Cảm giác nhìn (thị giác): do tác động của các sóng ánh sáng phát ra từ các SV cho biết màu sắc, hình dạng, kích thước, độ sáng, độ xa của sự vật
  • Cảm giác nghe (thính giác): do những sóng âm, tức là những dao động của không khí gây nên phản ánh những thuộc tính âm thanh, tiếng nói
  • Cảm giác ngửi (khứu giác): do các phân tử của các chất bay hơi tác động lên màng ngoài của khoang mũi cùng không khó gây nên, cho ta biết tính chất của mùi vị của các chất.
  • Cảm giác nếm (vị giác): do tác động của các thuộc tính hóa học có ở các chất hòa tan trong nước lên các cơ quan thị cảm vị giác ở lưỡi, họng và vòm họng (mặn, ngọt, chua, cay, đắng)
  • Cảm giác da (mạc giác): do những kích thích cơ học hoặc nhiệt độ tác động lên da tạo nên (đụng chạm, nén, nóng, lạnh, đau)

Cảm giác bên trong là các cảm giác có nguồn gốc từ các kích thích bên trong cơ thể

  • Cảm giác vận động và cảm giác sờ mó: Cảm giác vận động là cảm giác phản ánh những biến đổi xảy ra trong các cơ quan vận động, báo hiệu về mức độ co của cơ và vị trí của các phần trong cơ thể. Cảm giác sờ mó là sự kết hợp cảm giác vận động và cảm giác đụng chạm. thực hiện bởi bàn tay con người.
  • Cảm giác thăng bằng là cảm giác về vị trí và sự thăng bằng của cơ thể trong không gian
  • Cảm giác rung do các dao động của không khí tác động lên bề mặt thân thể tạo nên.
  • Cảm giác cơ thể: phản ánh tình trạng hoạt động của các cơ quan nội tạng như đói, no, đau…

Câu 5: Các giai đoạn của quá trình tư duy

Nhận thức vấn đề: xác định được nhiệm vụ của tư duy và biểu đạt được nó.

Huy động tri thức, kinh nghiệm: xuất hiện những tri thức, kinh nghiệm, liên tưởng liên quan đến vấn đề được xác định và biểu đạt nó.

Sàng lọc liên tưởng, hình thành giả thuyết: sàng lọc các tri thức, kinh nghiệm, liên tưởng phù hợp với nhiệm vụ đề ra, hình thành giả thuyết (cách giải quyết nhiệm vụ)

Kiểm tra giả thuyết: diễn ra ra trong đầu hoặc trong hoạt động thực tiễn. Kết quả là khẳng định, phủ định, hoặc chính xác hóa giả thuyết → phát hiện ra những nhiệm vụ mới → bắt đầu một quá trình tư duy mới

Giải quyết vấn đề: Khi giả thuyết được kiểm tra và khẳng định sẽ được thực hiện, để trả lời cho vấn đề đặt ra. Quá trình tư duy thường có 3 nguyên nhân khó khăn thường gặp là:

  • Không thấy hết được dữ kiện.
  • Đưa vào 1 số điều kiện thừa.
  • Tính chất khuôn sáo, cứng nhắc của tư duy

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Đề cương ôn thi môn Tâm lý học đại cương!

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương có đáp án dưới đây

Trắc Nghiệm

Ngày:13/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM