Bài 5: Sự hình thành và phát triển ý thức
Bài giảng Tâm lí học Bài 5: Sự hình thành và phát triển ý thức cung cấp các nội dung chính về khái niệm chung về ý thức, các cấp độ của ý thức và sự hình thành phát triển ý thức cá nhân. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib.VN tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Khái niệm chung về ý thức
1.1 Ý thức là gì?
Trong quá trình tiến hoá cùa sinh vật, mốc phân biệt rõ ràng nhất giữa con vật và con người là ý thức. Ý thức là một cấp độ phản ánh tâm lí đặc trưng, cao cấp, chỉ có ở người.
Một quá trình nhận thức nào đó tạo ra trong não một hình ảnh tâm lí, nhờ có ngôn ngữ, chính hình ảnh tâm lí đó được khách quan hoá và trở thành đối tượng để ta tiếp tục phản ánh, làm cho kết quả phán ánh sâu sắc hơn, chất lượng hơn, tinh vi hơn. Quá trình phản ánh cấp hai như vậy được gọi là ý thức. Vì thế, có thể hiểu ý thức là phản ánh của phản ánh.
Nếu cảm giác, tri giác, tư duy... mang lại cho con người những tri thức về thế giới khách quan thì ý thức là năng lực hiểu biết tri thức đó. Vì vây, cũng có thể nói ý thức là tri thức của tri thức, là hiểu biết của hiểu biết.
Như vậy, ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ có ở người, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu được tronq quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan. Có thể ví ý thức như là “cặp mắt thứ hai” soi vào các kết quả do “cặp mắt thứ nhất” (cảm giác, tri giác, tư duy, cảm xúc...) mang lại. Với ý nghĩa đó, ta có thể nói “ý thức là tồn tại dược nhận thức”.
1.2 Cấu trúc của ý thức
Ý thức là một chính thể mang lại chất lượng mới cho thế giới nội tâm của con người. Nó bao gồm ba thành phần (ba mặt) liên kết, thống nhất hữu cơ với nhau: mặt nhận thức, mặt thái dộ và mặt năng động của ý thức.
Mặt nhận thức của ý thức
Các quá trình nhận thức cảm tính mang lại những tài liệu dầu tiên cho ý thức, dó là những hình ảnh trực quan, sinh động về thực tại khách quan.
Quá trình nhận thức lí tính mang lại cho con người hình ảnh khái quát bản chất về thực tại khách quan và các mối liên hệ có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng, tạo ra nội dung cơ bản của ý thức, là hạt nhàn của ý thức. Bản thân các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp... cũng là thao tác của ý thức.
Mặt thái độ của ý thức
Khi phản ánh thế giới khách quan ớ cấp độ ý thức, con người luôn thể hiện thái độ của mình (thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá, thái độ lựa chọn) dối với đối tượng. Thái độ được hình thành trên cơ sở nhận thức thế giới.
Mặt năng động của ý thức
Ý thức tạo cho con người có khả năng dự kiến trước hoạt động, diều khiển, điều chính hoạt dộng nhằm thích nghi và cải tạo thế giói khách quan, đồng thời cải tạo cả bản thân. Mặt khác, ý thức nảy sinh và phát triển trong hoạt động. Cấu trúc của hoạt động quy định cấu trúc của ý thức. Quá trình xác định mục đích là điều kiện để có ý thức, động cơ, mục đích có ảnh hưởng quyết định đối với kết quả của quá trình nhận thức. Vì thế, nhu cầu, hứng thú, động cơ, ý chí... đều có vị trí nhất định trong cấu trúc ý thức.
2. Các cấp độ ý thức
Các hiện tượng tâm lí định hướng, diều khiển, điều chỉnh các hành vi và hoạt dộng của con người ở các mức độ khác nhau.
Căn cứ vào tính tự giác, mức dộ sáng tỏ và phạm vi bao quát của chúng, người ta phân chia các hiện tượng tâm lí của con người thành ba cấp độ:
- Cấp độ chưa ý thức.
- Cấp độ ý thức và tự ý thức.
- Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể.
2.1 Cấp độ chưa ý thức
Trong cuộc sống, cùng với các hiện tượng tâm lí có ý thức, con người thường gặp những hiện tượng tâm lí chưa có ý thức chi phối hoạt động của mình. Ví dụ: Người bị mộng du vừa ngủ vừa đi trôn mái nhà; người say rượu nói ra những điều không có ý thức; người bị thôi miên, bị bệnh tâm thẩn thường có những hành động không ý thức, tức là bản thân họ không hề nhận thức được mình đang làm gì. Hiện tượng tâm lí khồng ý thức, chưa nhận thức được, trong tâm lí học gọi là vô thức.
Vô thức là hiện tượng tâm lí ở tầng bậc chưa ý thức, nơi mà ý thức không thực hiện chức năng của mình. Vô thức điều khiển những hành vi mang tính bản năng, không chủ định và tính không nhận thức được của con người, vô thức có các đặc điểm sau:
- Con người không nhận thức được các hiện tượng tâm lí, hành vi, cảm nghĩ của mình.
- Con người không thể đánh giá, kiểm soát được về hành vi, ngôn ngữ, cách cư xử của mình.
- Vô thức không kèm theo sự dự kiến trước, không có chủ định.
- Sự xuất hiện hành vi vô thức thường bất ngờ, đột ngột, xay ra trong thời gian ngắn.
- Hình ảnh tâm lí trong vô thức có thể của cả quá khứ, hiện tại và tương lai nhưng chúng liên kết với nhau không theo quy luật hiện thực.
Vô thức bao gồm nhiều hiện tượng tâm lí khác nhau của tầng bậc không (chưa) ý thức:
- Vô thức ở tầng bản năng vô thức (bán năng dinh dưỡng, tự vệ, sinh dục) tiềm tàng ở tầng sâu, dưới ý thức, mang tính bẩm sinh, di truyền. Vô thức còn bao gồm cả các hiện tượng tâm lí dưới ngưỡng ý thức (tiền ý thức). Ví dụ: cảm thấy thích một cái gì đó nhưng không hiểu vì sao; hiện tượng tâm thế - khuynh hướng sẵn sàng chờ đón, tiếp nhận một diều gì đó, ảnh hưởng đến tính linh hoạt và tính ổn định của hoạt động (tâm thế yêu đương của thanh niên, tâm thế nghỉ ngơi của người già...).
- Có những hiện tượng tâm lí vốn là có ý thức nhưng do lặp di lặp lại nhiều lần chuyển thành dưới ý thức - đó là tiềm thức. Tiềm thức là một dạng tiềm tàng, sâu hắng của ý thức, có thường trực chí dạo hành động, lời nói, suy nghĩ... của con người tói mức chủ thể không nhận thức rõ được nguyên nhân.
2.2 Cấp độ ý thức, tự ý thức
Ở cấp độ ý thức như đã nói ở trên, con người nliận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trước hành vi của mình, từ đó có thể kiểm soát và làm chủ hành vi - hành vi trở nên có ý thức. Ý thức có những đặc điểm sau:
- Các hiện tượng tâm lí có ý thức đều dược chủ thể nhận thức: Chủ thể biết rõ mình đang làm gì, nghĩ gì. Vì thế, nhiều khi “có ý thức" đồng nghĩa với có hiểu biết, có tri thức.
- Ý thức bao hàm thái độ của chủ thể đối với đối tượng đã dược nhận thức. Thái độ đó là động cơ của hành vi có ý thức.
- Ý thức được thể hiện ở tính có chủ tâm và dự kiến trước hành vi. Đặc điểm này phân biệt bản chất hành động của con người với hành vi của con vật.
Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Tự ý thức là ý thức về mình, có nghĩa là khi bản thân trà thành dối tượng “mổ xẻ”, phân tích, lí giải... thì lúc dó, con người đang tự ý thức. Tự ý thức bắt đầu xuất hiện ở tuổi lên ba. Thông thường, tự ý thức biểu hiện ở những đặc điểm sau:
- Chủ thể tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn, đến vị thế và các quan hệ xã hội, trên cơ sở đó tự nhận xét, tự đánh giá.
- Chủ thể có thái độ rõ ràng đối với bản thân.
- Chủ thể tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác.
- Chủ thể có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình.
2.3 Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể
Trong hoạt động và giao tiếp xã hội, ý thức cá nhân sẽ phát triển dần dần đến ý thức xã hội (ý thức nhóm, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng). Ví dụ: ý thức về gia đình, về dòng họ, về nghề nghiệp, về dân tộc... Ở cấp độ này, con người xử sự không đơn thuần trên nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, quan điểm... của cá nhân mình mà xuất phát từ lợi ích, danh dự của nhóm, tập thể, cộng đồng. Hành động với ý thức nhóm, ý thức tập thể và ý thức cộng đồng, con người có thêm sức mạnh tinh thần mới, dỗ dàng hoà nhập với cộng đồng, cùng cộng đồng phát triển.
Tóm lại, các cấp độ khác nhau của ý thức luôn tác động lẫn nhau, chuyển hoá và bổ sung cho nhau làm tăng tính đa dạng và sức mạnh của ý thức. Sự phát triển của ý thức từ cấp độ thấp đến cấp dộ cao là dấu hiệu quan trọng nhất của sự phát triển nhân cách.
3. Sự hình thành và phát triển ý thức cá nhân
Khi nghiên cứu về sự hình thành và phát triển ý thức, người ta thường đề cập tới hai phương diện: phương diện loài người và phương diện cá nhân, về phương diện loài người, các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ: Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai động lực chủ yếu dã biến bộ não vượn thành bộ óc người, biến tâm lí động vật thành ý thức.
Nhằm phục vụ cho công tác giáo dục con người, Tâm lí học quan tâm nghiên cứu nhiều hơn đến sự hình thành ý thức và tự ý thức của cá nhân. Việc xác định con đường và điều kiện hình thành và phát triển ý thức cá nhân tạo ra cơ sở khoa học cho công tác giáo dục con người.
3.1 Hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân
Hoạt động nói chung đòi hỏi cá nhân phải nhận thức được nhiệm vụ, các phương thức, điều kiện và kết quá hành động. Đó chính là yếu tố khách quan thúc đẩy sự phát triển khả năng xây dựng mục đích và kế hoạch hoạt động của con người. Trong hoạt động, cá nhân đem vốn kinh nghiệm, năng lực... của mình thể hiện trong quá trình làm ra sản phẩm. Sản phẩm hoạt động luồn luôn chứa dựng một bộ mặt tâm lí, ý thức của người làm ra nó. Vì thế qua sản phẩm, cá nhân “nhìn thấy” được chính mình, nhận thức được vai trò xã hội của mình, từ đó có khả năng tự đánh giá, tự điều chính, điều khiển hành vi.
Như vậy, trong hoạt động và bằng hoạt động, cá nhân hình thành ý thức về thế giới xung quanh và về bản thân mình.
3.2 Hình thành trong sự giao tiếp với người khác, với xã hội
Trong giao tiếp, cá nhân được truyền đạt và tiếp nhận thông tin. Trên co sở nhận thức người khác, dối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực đạo đức xã hội, cá nhân tự nhận thức, tự đánh giá và điều khiển hành vi của mình. Chính nhờ sự giao tiếp trong xã hội, cá nhân hình thành ý thức về người khác và về bản thân mình. c. Mác và Ph. Ăngghen đã viết: “Sự phát triển của một cá thê phụ thuộc vào sự phát triển của nhiều cá thể khác mà nó dã giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp".
3.3 Hình thành bằng còn đường tiếp thu nền văn hoá xã hội, ý thức xã hội
Tri thức là hạt nhân của ý thức. Nền văn hoá xã hội, ý thức xã hội là tri thức của loài người đã tích luỹ được. Nó là nền tảng của ý thức cá nhân. Thông qua các hình thức hoạt động da dạng, bằng con đường giáo dục, dạy học và giao tiếp xã hội, cá nhân tiếp thu các giá trị xã hội, các chuẩn mực xã hội để hình thành ý thức cá nhân.
3.4 Hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của bản thân
Trong quá trình hoạt động, giao tiếp xã hội, trên cơ sở dối chiếu minh với người khác, với chuẩn mực xã hội, cá nhân hình thành ý thức về bản thân (ý thức bản ngã - tự ý thức), từ đó cá nhân có khả năng tự giáo dục - tự hoàn thiện mình theo yêu cầu của xã hội.
Trên đây là nội dung bài giảng Tâm lí học Bài 5: Sự hình thành và phát triển ý thức được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Hy vọng đây sẽ là tư liệu giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn. Chúc các bạn học tốt!