Bài 4: Sự nảy sinh và phát triển tâm lí
Cùng eLib.VN tìm hiểu tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lí, các thời kì phát triển tâm lí và các giai đoạn phát triển tâm lí về phương diện cá thể thông qua bài giảng Tâm lí học Bài 4: Sự nảy sinh và phát triển tâm lí dưới đây nhé.
Mục lục nội dung
1. Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lí
Sự nảy sinh và phát triển tâm lí gắn liền với sự sống. Sự sống ra đời cách đây khoáng 2500 triệu năm với hình thức đầu tiên là những giọt Coaxecva. Thế giới sinh vật bắt đầu từ đây với đặc trưng khác hẳn với thế giới vô sinh là có tính chịu kích thích. Tính chịu kích thích là khả năng đáp lại các tác động của ngoại giới có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Ví dụ: đáp lại các kích thích thức ăn, chất độc... của các loài nguyên sinh, bọt bể. Tính chịu kích thích là cơ sở cho sự phân ánh tâm lí nảy sinh. Tính chịu kích thích có ở những sinh vật chưa có tế bào thần kinh hoặc có mạng thần kinh phân tán khắp cơ thể. Trong quá trình thích nghi của động vật với môi trường xung quanh, các tế bào thần kinh phân tán đã tập trung thành những hạch (mấu) thần kinh. Tính chịu kích thích phát triển lên một giai đoạn cao hơn là tính cám ứng. Tính cảm ứng là năng lực đáp lại những kích thích có ảnh hương trực tiếp và gián tiếp đến sự tồn tại của cơ thể. Ví dụ: Ếch phản ứng với kích thích thức ăn một cách gián tiếp thông qua màu vàng hoa mướp. Tính cảm ứng còn gọi là tính nhạy cảm, dược coi là mầm mong đầu tiên của tâm lí, xuất hiện cách đây khoảng 600 triệu năm. Từ hiện tượng tâm lí đơn giản nhất này (cảm giác) dần dần phát triển lên thành các hiện tượng tâm lí khác phức tạp hơn.
2. Các thời kì phát triển tâm lí
Khi nghiên cứu các thời kì phát triển tâm lí của loài người, có thể xét theo hai phương diện:
- Xét theo cấp độ phản ánh, quá trình phát triển tâm lí của loài người đã trải qua ba thời kì: cảm giác, tri giác, tư duy (bằng tay và ngôn ngữ).
- Xét theo cấp độ hành vi, quá trình phát triển tâm lí trải qua ba thời kì: bản năng, kĩ xảo, trí tuệ.
2.1 Các thời kì phát triển cảm giác, tri giác, tư duy
Thời kì cảm giác
Là thời kì đầu tiên trong phán ánh tâm lí với đặc trưng: cơ thể có khả năng đáp lại từng kích thích riêng lẻ, khả năng này được gọi là cảm giác, bắt đầu xuất hiện ở động vật không xương sống, ở các bậc thang tiến hoá cao hơn và ở loài người đều có cảm giác, song cảm giác của con người khác xa về chất so với cảm giác của loài vật. Cảm giác là cơ sở cho sự xuất hiện các thời kì phản ánh tâm lí cao hơn.
Thời kì tri giác
Thời kì tri giác bắt đầu xuất hiện ở loài cá, cách dây khoáng 300 - 350 triệu năm. Hệ thần kinh hình ống với tuý sống và vỏ não đã giúp cho động vật có khả năng đáp lại một tổ hợp kích thích ngoại giới chứ không đúp lại từng kích thích riêng lẻ. Khả năng này gọi là tri giác. Cùng với lịch sử tiến hoá từ loài lưỡng cư, bò sát, loài chim đến động vật có vú, tri giác đạt tới mức độ khá hoàn chính. Đến cấp độ con người, tri giác hoàn toàn mang một chất mới: con mắt, cái mũi, lỗ tai... ở con người trở nên có “hồn”, có “thần”.
Thời kì tư duy
Tư duy bằng tay: Cách đây khoảng 10 triệu năm, nhờ vỏ não phát triển (vỏ não đã có các vùng chức nâng gần giống với não người), loài vượn người Oxtralopitec đã dùng hai “bàn tay” đổ sờ mó, lắp ráp giải quyết các tình huống cụ thể trước mặt, nghĩa là nó đã có tư duy bằng tay, tư duy cụ thể. Song vượn người chưa thể “nghĩ” trước rồi bắt tay hành đỏng như người. Bởi vì nó chưa có ngôn ngữ.
Tư duy ngôn ngữ: Thời kì này xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài người và chi có ở người. Tư duy ngôn ngữ là sự phàn ánh bằng ngôn ngữ trong vỏ não về bản chất và các mối quan hệ có tính quy luật của các sự vật hiện tượng trong thế giới. Nhờ dó, hoạt dộng của con người mang tính mục đích, tính kế hoạch cao nhất, hoàn chỉnh nhất, giúp con người không chí nhận thức, cải tạo thế giới mà còn nhận thức và sáng tạo ra chính bản thân mình.
2.2 Các thời kì bản năng, kĩ xảo và trí tuệ
Thời kì bản năng: Trong lịch sử tiến hoá, bản năng bắt đẩu xuất hiện từ loài côn trùng. Bản năng là hành vi bẩm sinh mang tính di truyền, có cư chế thần kinh là phản xạ không điều kiện. Ví dụ: Trẻ sinh ra đã biết bú, vịt con nở ra đã biết bơi. Bản thân những năng lực đó đã được ghi sẵn trong gen, trong tổ chức cơ thể. Như vậy, bản năng xuất phát trực tiếp từ cơ thể và trực tiếp thoả mãn nhu cầu thuần tuý cơ thể. Bản năng là một sức mạnh tự nhiên mà nhờ đó mỗi thế hệ không cần được huấn luyện đặc biệt nào vẫn có thê làm được những cái tổ tiên đã làm. Ở người cũng có các bản năng như bản năng dinh dưỡng, bản năng tự vệ, bản năng sinh dục... Nhưng bản năng của con người mang đặc điểm lịch sử của loài người và mang tính chất xã hội. Trong bản năng của con người có sự tham gia của tư duy, lí trí. Nói cách khác, bản năng của con người được ý thức hoá.
Thời kì kĩ xảo: Hình thành sau bản năng, kĩ xão là một hình thức hành vi mới do cá thể tự tạo bằng cách luyện tập hay lặp di lặp lại nhiều lần tới mức thuần thục trên cơ sở phản xạ có điều kiện. Ví dụ: Ong có bản năng khi sinh ra là biết bay dể kiếm mật hoa. Ta có thể dạy (luyện tập) cho ong bay theo một đường nhất định. Ong thực hiện được thành thục - đó là một kĩ xảo. Động vật ở trình độ phát triển càng cao trong thang tiến hoá thì tỉ trọng của kĩ xảo so với bản nãng càng tăng lên. So với bản năng, kĩ xảo có tính mềm dẻo và khả năng biến đổi lớn hơn.
Thời kì hành vi trí tuệ: Hành vi trí tuệ là kết quả của luyện tập, do cá thể tự tạo trong quá trình sống. Đây là kiểu hành vi mềm dẻo và hợp lí nhất trong những điều kiện sống luôn biến đổi. Đặc trưng của hành vi trí tuệ là xuất phát từ tình huống nhất định và quá trình giải quyết tình huống với cách thức không có sẵn trong vốn kinh nghiệm của cá thể. Hành động trí tuệ ở vượn người chủ yếu giải quyết các tình huống có liên quan tới việc thoả mãn nhu cầu sinh vật của cơ thể. Hành vi trí tuệ của con người sinh ra trong hành động nhằm nhận thức, thích ứng và cải tạo thế giới khách quan. Hành vi trí tuệ của con người gắn liền với ngôn ngữ và là hành vi có ý thức.
3. Các giai đoạn phát triển tâm lí về phương diện cá thể
Sự phát triển tâm lí về phương diện cá thể là quá trình chuyển đổi liên tục từ cấp độ này sang cấp độ khác tương ứng với các giai đoạn lứa tuổi kế tiếp nhau. Ở mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm lí đạt tới một chất lượng mới và diễn ra theo các quy luật đặc thù. Gắn liền với sự phát triển tâm lí là hoạt động chủ đạo ở từng giai doạn lứa tuổi.
Các nhà tâm lí học đã phân chia các giai đoạn phát triển tâm lí như sau:
Giai đoạn tuổi sơ sinh, hài nhi
- Tuổi sơ sinh (0 - 2 tháng) là tuổi “ăn ngủ” phối hợp với phản xạ bẩm sinh, tác động bột phát thực hiện các chức năng sinh lí người.
- Tuổi hài nhi (3 - 12 tháng) hoạt động chủ đạo là giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn, trước hết là với cha mẹ.
Giai đoạn tuổi nhà trẻ (1 - 3 tuổi)
Hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật, bắt chước hành động sử dụng đồ vật và tìm hiểu khám phá các sự vật xung quanh.
Giai đoạn tuổi mầu giáo (3 - 5 tuổi)
Hoạt động chủ đạo là vui chơi (trung tâm là trò chơi sắm vai).
Giai đoạn tuổi đi học
Thời kì đầu tuổi học (nhi dồng, học sinh tiểu học: 6 - 12 tuổi): Hoạt động chủ đạo là học tập, lĩnh hội nền tảng tri thức, phương pháp, công cụ nhận thức và các chuẩn mực hành vi.
Thời kì giữa tuổi học (thiếu niên, học sinh trung học cơ sở: 12 - 14, 15 tuổi): Hoạt động chủ đạo là học tập và giao tiếp nhóm. Đây là lứa tuổi dậy thì với nhiều phắm chất tâm lí mới xuất hiện, đặc biệt là nhu cầu tình bạn, nhu cầu tự khẳng định.
Thời kì cuối tuổi học (đầu thanh niên, học sinh trung học phổ thông: 15 - 18 tuổi). Hoạt động chủ đạo là học tập - lựa chọn nghề nghiệp: ở lứa tuổi này đa hình thành thế giới quan, định hướng nghề nghiệp.
Giai đoạn thanh niên, sinh viên (19 - 25 tuổi)
Hoạt động chủ đạo là học tập và lao động. Đây là giai đoạn tiếp tục lĩnh hội các giá trị vật chất của xã hội theo nghề nghiệp hoặc tham gia lao động sản xuất.
Giai đoạn tuổi trưởng thành (25 tuổi trở đì)
Hoạt động chủ đạo là lao động và hoạt động xã hội.
Giai đoạn tuổi già (từ 55 - 60 tuổi trở đi)
Hoạt động chủ dạo là nghi ngơi. Ở giai đoạn này, con người phản ứng chậm chạp dần, độ nhạy cảm của giác quan giảm di rõ rệt...
Mỗi giai đoạn lứa tuổi đều có một vị trí, vai trò nhất định trong quá trình phát triển tâm lí nói chung. Sự chuyển tiếp từ giai đoạn này sang giai đoạn khác bao giờ cũng gắn liền với sự xuất hiện dạng hoạt động chủ đạo mới có tác dụng quyết định đối với sự hình thành những cấu tạo tâm lí mới, cơ bản và đặc trưng cho thời kì hoặc giai đoạn lứa tuổi đó.
Trên đây là nội dung bài giảng Tâm lí học Bài 4: Sự nảy sinh và phát triển tâm lí được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Hy vọng bài giảng này hữu ích với bạn đọc trong việc tìm hiểu và nắm bắt kiến thức. Chúc các bạn học tốt!