Bài 2: Ý chí

Nội dung bài giảng Tâm lí học Bài 2: Ý chí cung cấp các kiến thức về khái niệm ý chí, hành động ý chí, các phẩm chất ý chí của nhân cách, cấu trúc của hành động ý chí, khái niệm và sự hình thành hành động tự động hóa, kĩ xảo và thói quen. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 2: Ý chí

1. Khái niệm ý chí

1.1 Ý chí là gì?

Ý chí là mặt năng động của ý thức, hiểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.

Ý chí là một phẩm chất tâm lí của cá nhân, một thuộc tính tâm lí của nhân cách. Ta thường nói người này có ý chí, người kia thiếu (kém) ý chí...

Là một hiện tượng tâm lí, ý chí cũng là sự phản ánh hiện thực khách quan của não. Ý chí phản ánh mục đích của hành động, mục đích hành động do các điều kiện của hiện thực khách quan quy định. Như vậy, ý chí phản ánh hiện thực khách quan dưới hình thức các mục đích của hành động.

Ý chí được xem là mặt năng động của ý thức, mặt biểu hiện cụ thể của ý thức trong thực tiễn, bởi vì ở đó con người tự giác được mục đích của hành động, đấu tranh động cơ, lựa chọn được các biện pháp vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để thực hiện đến cùng mục đích đề ra.

Ý thức là hình thức tâm lí điều khiển, điều chỉnh hành vi tích cực nhất cùa con người, vì trong ý chí có cả mặt năng động của trí tuệ lẫn mặt năng động của tình cảm, đạo đức. Giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ ớ cường độ mạnh yếu, mà điều chủ yếu là ở nội dung đạo đức của ý chí.

1.2 Các phẩm chất ý chí của nhân cách

Trong quá trình thực hiện những hành động có ý chí, những phẩm chất ý chí của con người được hình thành. Những phẩm chất này vừa đặc trưng cho cá nhân với tư cách là một nhân cách, vừa có ý nghĩa to lớn cho đời sống và lao động của họ. Có những phẩm chất ý chí làm cho con người trở nên tích cực hơn, có những phẩm chất ý chí giúp con người kìm hãm hành động của mình khi cần thiết.

Dưới đây là một số phẩm chất ý chí cơ bản của nhân cách.

Tính mục đích

Đây là một phẩm chất rất quan trọng của ý chí, giúp con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác. Tính mục đích của ý chí phụ thuộc vào thế giới quan, nội dung đạo đức và tính giai cấp của nhân cách mang ý chí.

Tính độc lập

Đó là phẩm chất ý chí cho phép con người có khà năng quyết định và thực hiện hành động theo những quan điểm và niềm tin của mình, không bị chi phối bởi những tác động bên ngoài.

Tuy nhiên, tính độc lập của ý chí không có nghĩa là sự bảo thủ, bướng bỉnh, chống lại sự ảnh hưởng từ bên ngoài, bất luận đúng hay sai.

Tính quyết đoán

Đó là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính toán, cân nhắc kĩ càng, chắc chắn. Con người quyết đoán là con người tin tường vững vàng rằng mình phải làm như thế này, mà không thể làm như thế khác được. Tiền đề của tính quyết đoán là trình dộ trí tuệ và sự dũng cảm. Người quyết đoán luôn luôn hành động có suy nghĩ, dũng cảm, nhanh nhạy, đúng lúc, không dao động và hoài nghi.

Tính bền bỉ (kiên trì)

Phẩm chất bền bỉ của ý chí được thể hiện ở sự khắc phục những khó khăn, trở ngại khách quan và chủ quan đổ đạt được mục đích đã đề ra.

Tính bền bí không có nghĩa là sự lì lợm, bướng bỉnh theo đuổi mục đích mù quáng, mà là sự theo đuổi mục đích dã được ý thức rõ ràng với sự năng động của trí tuệ và tình cảm trong quá trình thực hiện mục đích.

Tính tự chủ

Đó là khả năng và thói quen kiểm tra hành vi làm chủ bản thân, kìm hãm những hoạt động cho là không cần thiết hoặc có hại trong những trường hợp cụ thể.

Các phẩm chất ý chí của nhân cách nói trên luôn luôn gắn bó hữu cơ với nhau, hỗ trợ cho nhau, tạo nên ý chí cao của con người. Các phẩm chất ý chí được thế hiện trong các hành động ý chí.

2. Hành động ý chí

2.1. Hành động ý chí là gì?

Hành động được điều chỉnh bằng ý chí gọi là hành động ý chí. Nói cách khác, hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nổ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra.

Hành động ý chí có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Hành động ý chí chí xuất hiện khi gặp khó khăn, trở ngại; vì vậy ý chí là sự phản ánh hiện thực khách quan. Nguồn gốc kích thích hành động ý chí không phải là cường độ vật lí của kích thích mà là cơ chế động cơ hoá hành động, trong đó chủ thể nhận thức ý nghĩa của kích thích để từ đó quyết định có hành động hay không.
  • Hành động ý chí luôn có mục đích được chủ thể ý thức một cách rõ ràng.
  • Hành động ý chí bao giờ cũng có sự lựa chọn phương tiện và biện pháp tiến hành để đạt dược mục đích.
  • Hành động ý chí luôn có sự điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra của ý thức, luôn có sự nỗ lực khắc phục khó khăn, trở ngại, thực hiện đến cùng mục đích đề ra.
  • Hành động ý chí có cơ chế tâm lí phức tạp bao gồm: hành động được gián tiếp hoá bởi chương trình trí tuệ bên trong - cái thực hiện chức năng điều khiển có ý thức, và chương trình trí tuệ bén trong ấy tổ chức tất cả các dộng cơ hiện có thành hệ thống thứ bậc, trong dó mục đích đặt trước là động cơ chủ đạo.

2.2. Cấu trúc của hành động ý chí

Một hành động ý chí điển hình thường có ba giai đoạn (thành phần) sau đây:

Giai đoạn chuẩn bị: Đây là giai đoạn hành động trí tuệ, giai đoạn suy nghĩ, cân nhắc các khả năng khác nhau. Giai đoạn này gồm các khâu:

  • Xác định mục đích, hình thành động cơ: Trong giai đoạn này, con người ý thức một cách rõ ràng mục đích hành động của mình, đấu tranh động cơ để chọn lấy một mục đích, động cơ nổi bật. Việc đấu tranh động cơ còn được diễn ra trong suốt quá trình hoạt động.
  • Lập kế hoạch hành động để đạt được mục đích với những phương tiện và biện pháp cụ thể.
  • Quyết định hành động.

Giai đoạn thực hiện hành động: Việc chuyển từ quyết định hành động đến việc thực hiện hành động là sự thay đổi về chất, vì đó là sự chuyển biến từ ý thức, nguyện vọng thành hiện thực; từ bình diện tinh thần sang bình diện vật chất. Sự thực hiện quyết định có thể diễn ra dưới hai hình thức:

  • Hình thức hành động bên ngoài.
  • Hành động ý chí bên trong (hay kìm hãm các hành động bên ngoài).

Trong quá trình thực hiện hành động có thể gặp những khó khăn trở ngại, đòi hỏi phải nỗ lực ý chí vượt qua, nhằm thực hiện đến cùng mục dích dã định.

Có hai loại khó khăn trở ngại: khó khăn trở ngại bên trong (chủ quan) và khó khăn, trở ngại bên ngoài (khách quan). Ý chí thể hiện tập trung và rõ ràng khi nó khắc phục các khó khăn, đạt mục đích dề ra bằng sự nỗ lực của bản thân.

Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động: Trong quá trình hành động, con người luôn luôn đối chiếu, đánh giá kết quả với mục đích đề ra. Khi kết quả phù hợp với mục đích thì hành động kết thúc, con người cảm thấy thoả mãn, hài lòng. Sự đánh giá kết quả hành động có thể trở thành sự kích thích và động cơ đối với hành động tiếp theo, giúp con người có những cố gắng mới để có những thành công mới.

Ba giai đoạn trên đây của hành động ý chí có liên quan mật thiết với nhau, tiếp nối nhau và bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế nhất định, có hành động ý chí rút gọn, tức là không nhất thiết đầy dủ các giai đoạn trên.

3. Hành động tự động hóa, kĩ xảo và thói quen

Hành động ý chí là hành động đặc trưng của con người. Tuy nhiên, hoạt động của con người không chỉ bao gồm toàn những hành động ý chí. Bên cạnh hành dộng ý chí, con người còn có một loại hành động phối hợp, hỗ trợ cho hành động ý chí. Đó là hành động tự động hoá.

3.1. Hành động tự động hoá là gì?

Hành động tự động hoá là hành động mà ban đầu vốn là hành động có ý thức, có ý chí, nhưng do lặp lại nhiều lần hoặc do luyện tập nên về sau trở thành tự động, nghĩa là không cần có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn được thực hiện có kết quả.

Ví dụ: Khi mới tập đánh máy thì việc đánh máy là một hành động có ý thức, thị giác của ta vừa tập trung vào bàn phím, vừa tập trung vào màn hình. Khi đã thành thạo rồi, ta không cần phải nhìn vào bàn phím, màn hình nữa mà mọi thao tác vẫn diễn ra một cách chính xác, nghĩa là hành động đã trở nên tự động hoá.

Có hai loại hành động tự động hoá: Kĩ xảo và thói quen. Kĩ xảo là hành động tự động hoá được hình thành một cách có ý thức, nghĩa là hành động tự động hoá nhờ luyện tập. Còn thói quen là loại hành động tự động hoá ổn định, trở thành nhu cầu của con người.

Hành động kĩ xảo có những đặc điểm sau:

  • Không có sự kiểm soát thường xuyên của ý thức, không cần sự kiểm tra bằng thị giác.
  • Động tác mang tính chất khái quát, nhuần nhuyễn, không có động tác thừa, kết quả cao, ít tốn kém năng lượng thần kinh và bắp thịt.

Thói quen cũng là một hành động tự động hoá, song nó có nhiều điểm khác với kĩ xảo.

Kĩ xảo Thói quen

Mang tính chất kĩ thuật

Ít gắn với tình huống

Có thể bị mai một nếu không thường xuyên luyện tập, củng cố

Con đường hình thành chủ yếu của kĩ xảo là luyện tập có mục đích và có hệ thống

Được đánh giá về mặt kĩ thuật thao tác, có kĩ xảo mới, tiến bộ, có kĩ xảo cũ, lỗi thời

Mang tính chất nhu cầu, nếp sống

Luôn gắn với tình huống cụ thể 

 

Bền vững, ăn sâu vào nếp sống

 

Hình thành bằng nhiều con đường khác nhau, kể cả con đường tự phát

Được đánh giá về mặt đạo đức, có thói quen tốt, thói quen xấu, có thói quen có lợi, cơ thói quen có hại

 

3.2 Sự hình thành kĩ xảo và thói quen

Sự hình thành kĩ xảo

Kĩ xảo được hình thành nhờ luyện tập, nghĩa là do sự lặp lại một cách có mục đích, có hệ thống các thao tác, dẫn đến sự củng cố và hoàn thiện hành động (hành động trở nên khái quát, thuần thục...). Quá trình luyện tập để hình thành kĩ xảo diễn ra theo các quy luật sau:

Quy luật về sự tiến hộ không đều của kĩ xảo

Trong quá trình luyện tập, kĩ xảo có sự tiến bộ không đều:

  • Có loại kĩ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ nhanh, sau đó chậm dần.
  • Có loại kĩ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ chậm, nhưng đến một giai đoạn nhất định nó lại tăng nhanh.
  • Có nhiều trường hợp, khi bắt đầu luyện tập, sự tiến bộ tạm thời lùi lại, sau đó tăng dần.

Nắm được quy luật này, khi hình thành kĩ xảo cần kiên trì, không nóng vội, không chủ quan để luyện tập có kết quả.

* Quy luật “đỉnh ” của phương pháp luyện tập

Mỗi phương pháp luyện tập kĩ xảo chỉ đem lại một kết quả cao nhất có thể có đối với nó mà thôi. Kết quả đó gọi là “đỉnh” của phương pháp luyện tập đó. Muốn đạt được kết quả cao hơn, cần phải thay đổi phương pháp luyện tập (đổ có “đỉnh” cao hơn).

Quy luật này cho ta thấy rõ sự cần thiết phải thường xuyên thay đổi phương pháp giảng dạy, học tập và công tác.

Quy luật về sự tác động qua lại qiữa kĩ xảo đã có và kĩ xảo mới

Trong quá trình luyện tập kĩ xáo mới, những kĩ xảo đã có ảnh hường rõ rệt đến việc hình thành kĩ xảo mới. Sự ảnh hưởng này diễn ra theo hai chiều hướng sau:

  • Kĩ xảo cũ ảnh hưởng tốt, có lợi cho việc hình thành kĩ xảo mới, làm cho kĩ xảo mới hình thành nhanh hơn, dễ dàng hơn, bền vững hơn. Đó là hiện tượng di chuyển (hay còn gọi là cộng) kĩ xảo. Ví dụ: Khi đã biết đánh máy chữ thủ công (máy cơ) thì việc soạn thảo văn bản bằng máy vi tính dễ dàng hơn.
  • Kĩ xảo cũ ảnh hưởng xấu, gây trớ ngại cho việc hình thành kĩ xảo mới, đó là hiện tượng “giao thoa” kĩ xảo. Ví dụ: Một người chơi bóng bàn giỏi, khi chuyển sang chơi cầu lông, những động tác giao bóng, cắt xoáy bóng bàn lúc đầu cũng được sử dụng để giao cầu, dữ cầu. Điều đó làm cho việc chơi cầu lông khó khăn hơn.

Do đó, khi luyện tập hình thành kĩ xảo mới cho học sinh, ta cần tìm hiểu và tính đến các kĩ xảo đã có ở học sinh.

* Quy luật dập tắt kĩ xảo

Một kĩ xảo được hình thành nếu không luyện tập, củng cố và sử dụng thường xuyên thì sẽ bị suy yếu và cuối cùng có thể bị mất hẳn (bị dập tắt). Ví dụ: Một người chơi bóng bàn giỏi, nhưng không luyện tập, củng cố thường xuyên, thì những kĩ năng, kĩ xảo trong việc thực hiện các thao tác chơi bóng sẽ bị mai một đi.

Ngoài ra, chúng ta còn thấy có sự dập tắt kĩ xáo tạm thời, khi con người có những xúc động mạnh mẽ, khi bị mệt mỏi.

Quy luật này cho ta thấy rõ việc “văn ôn võ luyện” có tầm quan trọng như thế nào.

Sự hình thành thói quen

Thói quen được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau: Lặp đi lặp lại các cử động, hành dộng (ví dụ: tập thể dục buổi sáng); bắc chước (ví dụ: Trẻ bắt chước người lớn hút thuốc lá); giáo dục và tự giáo dục.

Bằng con dường giáo dục và tự giáo dục, thói quen hình thành một cách có mục đích. Đây là con đường chủ yếu để hình thành thói quen tốt cho học sinh. Muốn hình thành thói quen một cách hiệu quả, cần chú ý các diều kiện cơ bản sau:

  • Làm cho học sinh tin tưởng vào sự cần thiết phải có thói quen ấy.
  • Tổ chức các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen.
  • Phải có sự tự giác của học sinh đối với việc thực hiện các hành động cần chuyển thành thói quen.
  • Củng cố những thói quen tốt đang hình thành bằng những xúc cảm dương tính ở học sinh thông qua sự khích lệ, động viên kịp thời của giáo viên.

Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo, eLib đã tổng hợp nội dung bài giảng Bài 2: Ý chí môn Tâm lí học và chia sẻ đến các bạn trên đây. Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn. Chúc các bạn học tốt!

Ngày:09/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM