Công nghệ 9 Bài 11: Kỹ thuật trồng cây chôm chôm

Chôm chôm là cây ăn quả nhiệt đới được trồng nhiều nơi trong cả nước. Quả chôm chôm chứa nhiều chất dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Để tìm hiểu xem kĩ thuật trồng và chăm sóc chôm chôm có những vấn đề gì cần lưu ý. Chúng ta cùng nghiên cứu Bài 11. Kĩ thuật trồng cây chôm chôm.

Công nghệ 9 Bài 11: Kỹ thuật trồng cây chôm chôm

1. Tóm tắt lý thuyết

Chôm chôm

1.1. Giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm

- Quả chôm chôm chứa nhiều đường, chất khoáng và vitamin nhất là vitamin C

- Quả chôm chôm dùng để ăn tươi, chế biến thành xi rô hoặc đóng hộp

1.2. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh

a. Đặc điểm thực vật

- Là cây có tán lá rộng.

- Hoa mọc thành từng chùm ở đầu ngọn cành gồm có hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Tỉ lệ các loại hoa trên một cây thay đổi theo từng mùa. Chùm hoa mọc ở đầu cành.

Hoa chôm chôm

b. Yêu cầu ngoại cảnh

- Chôm chôm thích hợp với điều kiện nóng ẩm.

- Nhiệt độ thích hợp: 20 – 300C.

- Lượng mưa hàng năm khoảng 2000 mm/năm. Phân phối đều trong năm

- Ánh sáng: Cần ánh sáng cho nên những quả mọc ở ngoài tán có màu đỏ đẹp hơn quả ở trong tán cây.

- Trồng được trên nhiều loại đất, nhưng đất thịt pha cát là thích hợp nhất. Độ pH từ 4,5 – 6,5.

1.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

a. Một số giống chôm chôm

Các giống chôm chôm trồng hiện nay gồm có: chôm chôm ta, chôm chôm ta, chôm chôm nhãn, chôm chôm Xiêm. . .

Một số giống chôm chôm

1. Chôm chôm Java; 2. Chôm chôm nhãn

b. Nhân giống cây: Phổ biến là phương pháp gieo hạt, chiết và ghép trong đó ghép là phổ biến hơn cả.

c. Trồng cây

- Thời vụ: Thích hợp trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4-5) ở miền Nam vì do yêu cầu ngoại cảnh thì miền Nam thích hợp nhất

- Khoảng cách trồng: Tuỳ giống và tuỳ loại đất mà có thể chọn khoảng cách 8x8, 10x10m. Do chôm chôm là cây lâu năm, thân to, rễ ăn rộng, tán vươn xa do vậy cần được trồng ở khoảng cách lớn.

- Đào hố, bón lót:

  • Đào hố: 60x60x60cm.
  • Bón lót 20-30kg phân chuồng và 1kg lân/hố.

d. Chăm sóc

- Làm cỏ, vun xới: Làm cỏ quanh gốc cây diệt cỏ dại và nơi ẩn nấp của sâu bệnh

- Bón phân thúc:

+ Tiến hành bón phân hữu cơ kết hợp chủ yếu với đạm và kali, cần bón 3 thời điểm sau:

  • Sau khi thu hoạch quả, tỉa cành: bón chủ yếu là phân hữu cơ kết hợp NPK.
  • Trước khi ra hoa (bón đón hoa): bằng phân đạm và kali.
  • Bón nuôi quả chủ yếu là đạm và kali kết hợp bón phân vi lượng để tăng tỉ lệ đậu quả và nâng cao chất lượng quả.

+ Cần bón theo hình chiếu tán cây vì rễ con ở đây phát triển mạnh, lông hút nhiều.

- Tưới nước xung quanh gốcgiữ ẩm thường xuyên. Đặc biệt trước khi cây ra hoa 1 tháng kh ông cần t ư ới nước hoàn toàn, sau đó phun thuốc kích thích ra hoa, tưới phân và nước đầy đủ, cây sẽ ra hoa đồng loạt

- Tạo hình tỉa cành: Cắt bỏ các cành nhỏ yếu, cành bị sâu bệnh, tạo tán

- Phòng trừ sâu bệnh: Cần phòng trừ một số sâu như rệp sáp, rầy, sâu đục cành, đục quả; một số bệnh như bệnh thối quả, bệnh chảy mủ thân, phấn trắng…

1.4. Thu hoạch, bảo quản

a. Thu hoạch

- Do quả chín rải rác nên thu hoạch nhiều lần.

- Khi thấy vỏ quả có màu vàng hoặc đỏ vàng thì tiến hành thu hoạch.    

b. Bảo quản: Đựng trong túi ni long ở nhiệt độ 10­­0C có thể giữ được 10 đến 12 ngày mà chất lượng quả không thay đổi.

2. Luyện tập

Câu 1: Ở Việt Nam, cây chôm chôm được trồng nhiều ở vùng nào?

Gợi ý trả lời

Ở Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai và khu vực Nam Trung Bộ.

Câu 2: Nêu các điều kiện ngoại cảnh để chôm chôm phát triển tốt nhất?

Gợi ý trả lời

- Chôm chôm thích hợp với điều kiện nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp: 20 – 300C.

- Lượng mưa hàng năm khoảng 2000 mm/năm. Phân phối đều trong năm.

- Ánh sáng: Cần ánh sáng cho nên những quả mọc ở ngoài tán có màu đỏ đẹp hơn quả ở trong tán cây.

- Trồng được trên nhiều loại đất, nhưng đất thịt pha cát là thích hợp nhất. Độ pH từ 4,5 – 6,5.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

- Nêu được các điều kiện trồng và giá trị dinh dưỡng của cây chôm chôm

- Nắm được quy trình trước và sau thu hoạch chôm chôm

Ngày:02/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM