Công nghệ 9 Bài 2: Một số vấn đề chung về cây ăn quả

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài học dưới đây để tìm hiểu một số vấn đề chung về cây ăn quả trong chương trình Công nghệ 9. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!

Công nghệ 9 Bài 2: Một số vấn đề chung về cây ăn quả

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Giá trị của việc trồng cây ăn quả

  • Giá trị dinh dưỡng.
  • Có khả năng chữa được một số bệnh.
  • Là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến.
  • Bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, bảo vệ đất…

1.2. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả

a. Đặc điểm thực vật

- Rễ:

  • Rễ cọc: Mọc thẳng xuống đất, sâu 1- 10 mét giúp cây đứng vững, hút nước, chất dinh dưỡng.
  • Rễ chùm: Mọc ngang. Sâu 0,1- 10 mét, giúp cây hút nước, chất dinh dưỡng.

- Thân:

  • Thân gỗ: Làm giá đỡ cho cây.
  • Cành cấp I, II, III, IV, V, VI. Cành cấp V mang quả.

- Hoa:

  • Hoa đực: Nhị phát triển, nhuỵ không phát triển.
  • Hoa cái: Nhuỵ phát triển, nhị không phát triển
  • Hoa lưỡng tính: Nhị, nhuỵ cùng phát triển.

- Quả và hạt:

  • Quả hạch: Đào, mận, mơ…; quả mọng: cam, quýt…; quả có vỏ cứng; Dừa....
  • Hạt: Số lượng, hình dạng, màu sắc phụ thuộc vào loại quả.

b. Yêu cầu ngoại cảnh

- Nhiệt độ:

  • Tuỳ thuộc vào từng thời kì sinh trưởng của mỗi loại cây.
  • VD: Chuối: 25-300C; cam, quýt: 25-270C.

- Độ ẩm, lượng mưa:

  • Độ ẩm không khí: 80- 90%.
  • Lượng mưa: 1000- 2000 mm.

- Ánh sáng:

  • Hầu hết cây ăn quả là cây ưa ánh sáng.
  • Một số cây chịu bóng râm (dứa).

- Chất dinh dưỡng:

  • Phân hữu cơ, phân vô cơ.
  • Phân chuồng bón lót.
  • Ưu tiên bón N, P vào thời kì đầu, K vào thời kì cuối của giai đoạn ra hoa, tạo quả.

- Đất: Tầng đất dày, kết cấu tốt, nhiều dinh dưỡng, ít chua, dễ thoát nước.

1.3. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả

a. Giống cây

- Giống cây ăn quả ở nước ta rất phong phú, đa dạng, bao gồm ba nhóm: cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới.

- Để có nhiều giống cây ăn quả có chất lượng cao cần phải tiến hành chọn lọc, lai tạo được những giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống được sâu, bệnh và thích nghi với các yếu tố ngoại cảnh.

b. Nhân giống

- Các phương pháp nhân giống cây ăn quả gồm có:

  • Nhân giống bằng phương pháp hữu tính như gieo hạt
  • Nhân giống bằng phương pháp vô tính như giâm cành, chiết cành, ghép, tách chồi, nuôi cấy mô tế bào,…

- Tuỳ theo mỗi loại cây mà chọn phương pháp nhân giống thíc hợp

c. Trồng cây ăn quả

- Thời vụ: Khi chọn thời vụ để trồng cây ăn quả phải dựa vào sự thích ứng giữa cây trồng với các yếu tố ngoại cảnh. Các loại cây ăn quả được trồng vào tháng 2 – 4 (vụ xuân), tháng 8 – 10 (vụ thu) đối với các tỉnh phía Bắc, vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5) ở các tỉnh phía Nam.

- Khoảng cách trồng: Tuỳ theo mỗi loại cây và loại đất mà khoảng cahcs trồng có khác nhau. Xu hướng chung nên trồng dày hợp lí vừa tạn dụng được đất, vừa dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, dễ thu hoạch, cây phát triển tốt cho sản lượng cao.

- Đào hố, bón phân lót: Trước khi trồng khoảng 15 – 30 ngày phải đào hố trồng. Kích thước của hố khác nhau tuỳ theo từng loại cây. Khi đào hố phải để riêng lớp đất mặt và lớp đất dưới đáy hồ. Trộn lớp đất mặt với phân bón, rồi cho vào hố và lấp đất.

- Trồng cây: Cây ăn quả được trồng theo quy trình:

+ Đào hố trồng → Bóc vỏ bầu (trồng cây có bầu) → Đặt cây vào hố → Lấp đất → Tưới nước

+ Khi trồng phải lưu ý những điểm sau:

  • Nên trồng cây có bầu đất. Khi bóc vỏ bầu, không làm vỡ bầu.
  • Đặt cây vào giữa hố cho ngay ngắn, lấp lớp đất mặt xuống dưới, lớp đất dưới phủ lên trên.
  • Không trồng khi gió to, giữa trưa nắng.
  • Trồng xong nên buộc cây với cọc đỡ. Tưới nước cho đủ ấm. Ngoài ra có thể trồng cây chắn gió để bảo vệ cây.

d. Chăm sóc

- Làm cỏ, vun xới: Để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu bệnh, làm cho đất tơI xốp.

- Bón phân thúc:

+ Thời kì bón:

  • Khi cây chưa hoặc đã ra hoa, quả.
  • Sau khi thu hoạch.

+ Loại phân bón: phân chuồng, phân hoá học, bùn ao, phù sa...

+ Cách bón: tiến hành bón phân thúc vào rãnh hố theo mén tán cây, sâu 15 – 20 cm, rộng 20 – 30cm. Bón xong, lấp đất kín. Có thể hoà phân vào nước để tưới.

- Tưới nước:

  • Tưới nước tuỳ theo yêu cầu của cây (Thời kì ra hoa, quả).
  • Thời kì sắp thu hoạch không cần tưới.

- Tạo hình, sửa cành:

  • Tạo hình;
  • Sửa cành:
  • Các thời kì để tạo hình, sửa cành:

- Phòng trừ sâu bệnh:

  • Các loại sâu đục thân hoa, quả; rầy, rệp, bọ xít; sâu cắn lá.
  • Bệnh: Mốc sương, vàng lá, thối ngọn...
  • Phòng trừ sâu bệnh kịp thời bằng các biện pháp trong chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM.

- Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng:

  • Kích thích ra mầm hoa, tăng tỉ lệ đậu quả, làm thay đổi kích cỡ, màu sắc quả...
  • Sử dụng với nồng độ nhỏ, thời gian nhất định tuỳ thuộc vào loại cây.

→ Coi trọng phương pháp phòng trừ bằng kĩ thuật canh tác, sinh vật, hạn chế dùng thuốc hoá học để giảm ô nhiễm môi trường, gây độc hại cho người và các sinh vật khác

1.4. Thuật thu hoạch, bảo quản, chế biến

a. Thu hoạch

- Nhẹ nhàng, cẩn thận, đúng độ chín.

- Thu hoạch lúc trời mát.

b. Bảo quản: Quả phải được xử lí bằng hoá chất, gói giấy mỏng đưa vào kho lạnh.

c. Chế biến:

- Tuỳ mỗi loại cây, quả được chế biến thành: xirô quả, sấy khô, làm mứt quả....

- Kết luận:

  • Đặc điểm sản phẩm cây ăn quả là các loại quả chứa nhiều nước, vỏ mỏng nên dễ dập nát, cần lưu ý trong thu hoạch, bảo quản.
  • Thu hoạch cần đảm bảo đúng thời gian cách li.Sử dụng các chất bảo quản đúng hàm lượng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm,tránh gây ô nhiễm MT xung quanh

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy phân tích ý nghĩa các giá trị của việc trồng cây ăn quả đối với con người và môi trường? 

Gợi ý làm bài

  • Giá trị dinh dưỡng: Quả để ăn chứa nhiều đường, axít hữu cơ, protêin, chất béo, chất khoáng và nhiều vitamin …
  • Quả và các bộ phận khác của cây có khả năng chữa một số bệnh …
  • Quả còn là nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến: bánh kẹo, đồ hộp … Ngoài ra còn là mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả kinh tế cao.
  • Cây ăn quả có tác dụng lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái như: làm sạch không khí, giảm tiếng ồn …

Câu 2: Em hãy nêu yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả ? 

Gợi ý làm bài

Yêu cầu ngoại cảnh:

  • Nhiệt độ: 25-270c
  • Ánh sáng: đủ
  • Độ ẩm không khí: 70-80%.
  • Đất luôn ẩm.
  • Đất phù sa, bazan.
  • Độ pH :5,5-6,5.

Câu 3: Nêu vai trò của giống ,phân bón , nước đối với sự sinh trưởng ,phát triển của cây ăn quả ? 

Gợi ý làm bài

  • Giống tốt thì cây ăn quả sẽ có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống được sâu bệnh và thích nghi tốt với các yếu tố ngoại cảnh.
  • Phân bón: cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả.
  • Nước: hòa tan chất dinh dưỡng trong đất để cây hút được dễ dàng, tham gia vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây và giữ ẩm cho đất.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả.
  • Biết đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
  • Nắm được kĩ thuật trồng chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến cây ăn quả.
Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM