Công nghệ 9 Bài 9: Cắt may áo tay liền
Áo tay liền là loại áo có tay được cắt liền với thân áo. Cấu tạo của áo tay liền gồm: tay áo, thân áo và cổ áo. Vậy quy trình sản xuất áo tay liền gồm những giai đoạn nào? Cùng eLib tìm hiểu qua nội dung Bài 9: Cắt may áo tay liền.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
- Áo tay liền có cấu tạo 4 phần:
- Tay áo được cắt liền với thân áo.
- Thân áo có thể may cài khuy hoặc chui đầu, bề rộng thân trước và thân sau bằng nhau, có thể trang trí bằng đăng ten, cầu vai, cầu ngực.
- Cổ áo: có thể áp dụng kiểu cổ không bâu hoặc có bâu.
- Quy trình may áo tay liền:
1.1. Cách đo
Tay trái cầm đầu thước đặt vào đầu vị trí cần đo, tay phải đưa thước đến cuối vị trí cần đo. Đo sát êm các kích thước của cơ thể.
- Dài áo (Da): Đo từ chân cổ sau đến ngang mông hoặc dài ngắn tùy ý.
- Hạ eo (He): Đo từ chân cổ sau đến trên eo 2÷3 cm.
- Rộng vai (Rv): Đo từ đầu vai trái sang đầu vai phải.
- Dài tay (Dt): Đo từ đầu vai xuống tay; dài ngắn tùy ý.
- Cửa tay (Ct): 1/2 số đo vòng tay tại điểm dài tay.
- Vòng cổ (Vc): Đo vừa sát quanh chân cổ.
- Vòng ngực (Vn): Đo vòng quanh ngực chỗ nở nhất.
- Vòng mông (Vm): Đo vòng quanh mông chỗ nở nhất.
1.2. Cách tính vải
- Khổ vải 0,8÷0,9 m: (Da + gấu + đường may) x 2.
- Khổ vải 1,15÷1,2 m:
- Dài tay + 1/2 Rv > 27 cm: (Da + gấu + đường may) x 2.
- Dài tay + 1/2 Rv < 27 cm: Da + gấu + đường may.
- Khổ vải 1,4÷1,6 m: Da + gấu + đường may.
- Nếu vải có độ co nhiều, khi mua cần tính thêm 5÷10 cm và ngâm, giặt vải trước khi cắt.
1.3. Cách vẽ và cắt (Áo tay liền cổ thuyền, chui đầu)
Số đo mẫu (cm): Da: 55; Rv: 36; Dt: 12; He: 33; Vc: 32; Vn: 80; Vm: 84.
a. Thân trước
- Xếp vải:
- Gấp vải theo canh vải dọc, mặt trái ra ngoài, phần vải gấp vào bằng chỗ rộng nhất của thân áo cộng với đường may.
- Nếp gấp đặt ở phía trong người cắt.
- Cách vẽ:
+ Từ đầu vải đo xuống 2cm làm đường may có điểm A.
+ Dài áo AX = số đo = 55cm.
+ Hạ nách AC = 1/4 Vn + 3 = 80/4 + 3 = 23cm.
+ Hạ eo AL = số đo = 33cm.
+ Sa vạt XM = 1cm.
+ Từ các điểm A, C, L, X kẻ đường ngang vuông góc với AX.
+ Vẽ cổ áo:
- Rộng cổ AA1 = 1/5Vc + 4 = 32/5 + 4 = 10,4cm.
- Hạ sâu cổ AA2 = 1/5Vc + 1 = 32/5 + 1 = 7,4cm.
- Vẽ hình chữ nhật AA1A3A2. Nối A1A2, N là trung điểm của A1A2.
- Nối A3N, trên A3N lấy NN1 = 1/3A3N. Vẽ cong vòng cổ A1N1A2.
+ Vẽ tay liền:
- Ngang vai AB = 1/2Rv = 36/2 = 18cm.
- Hạ xuôi vai BB1 = 1/10Rv - 1 = 36/10 - 1 = 3,6 - 1 = 2,6cm.
- Nối sườn vai A1B1 và kéo dài thêm đoạn B1H = số đo dài tay.
- Vẽ cửa tay: kẻ đường vuông góc với A1H tại H cắt CC1 kéo dài tại H1; giảm cửa tay HH2 = 1cm. Nối B1H2.
- A1B1H2 là đường sườn vai và tay liền; H1H2 là cửa tay.
+ Vẽ nách áo và sườn áo:
Ngang ngực:
- CC1 = 1/4Vn + 2 = 80/4 + 2 = 22cm.
- C1C2 = 1/10Vn - 1 = 80/10 - 1 =7cm.
Ngang eo: LL1 = CC1 - 1 = 23 - 1 = 22cm.
Ngang mông:
- XX1 = CC1 + 1 = 23 + 1 = 24cm.
- Vẽ cong H1C2L1X1.
+ Vẽ gấu áo:
- Giảm sườn áo X1X2 = 1cm.
- Vẽ gấu áo cong từ X2 đến khoảng 1/3XX1 sau đó vẽ thẳng đến M.
- Cách cắt:
- Vòng cổ: 0,5 cm nếu viền gấp mép; cắt đúng nét vẽ nếu viền bọc.
- Sườn vai, sườn thân: 1÷2 cm.
- Gấu tay: 2 cm nếu viền gấp mép; cắt đúng nét vẽ nếu viền bọc mép.
- Gấu thân áo: 2 cm .
b. Thân sau
- Xếp vải
- Gấp vải theo canh vải dọc, mặt trái ra ngoài, phần vải gấp vào bằng chỗ rộng nhất của thân áo cộng với đường may.
- Nếp gấp đặt ở phía trong người cắt.
- Cách vẽ
- Rộng cổ: AA1 = 1/5Vc + 4 = 32/5 + 4 = 10,4cm.
- Sâu cổ: AA2 = 1/10Vc + 1 = 32/10 + 1 = 4,2cm.
- Vẽ hình chữ nhật AA1AA3A2.
- Nối A1A2, N là trung điểm của A1A2.
- Nối A3N, trên A3N lấy MN1 = 1/3A3N. Vẽ cong vòng cổ A1N1A2.
- Ngang vai: AB = 1/2Rv = 36/2 = 18cm.
- Không có sa vạt.
- Cách cắt
+ Vòng cổ: 0,5 cm nếu viền gấp mép; cắt đúng nét vẽ nếu viền bọc.
+ Sườn vai, sườn thân: 1÷2 cm.
+ Gấu tay: 2 cm nếu viền gấp mép; cắt đúng nét vẽ nếu viền bọc mép.
+ Gấu thân áo: 2 cm.
+ Nẹp cổ:
- Viền gấp nép: dựa vào vòng cổ thân áo để cắt nẹp cổ; rộng nẹp từ 3÷4cm.
- Viền bọc mép: vải canh xéo, rộng 2,5÷3cm.
1.4. Quy trình may
- Quy trình may:
- May cổ áo.
- Ráp đường sườn vai và tay liền.
- May cửa tay.
- Ráp sườn thân và tay.
- May gấu áo.
- Là (ủi), đính khuy, thùa khuyết…
- Một số lưu ý:
- Nên giảm bớt độ rộng cổ thân trước so với rộng cổ thân sau 1cm để khi mặc cổ ôm sát, không bị thừa.
- Đồng thời phải giảm cửa tay xuống 1cm để tay áo ôm lấy bắp tay, áo mặc sẽ mềm mại, đẹp hơn.
- Nếu may áo cài khuy thì phải để thêm 2,5cm giao khuy và 3-4cm nẹp áo ở thân trước.
2. Luyện tập
Câu 1: Hãy tính vải (khổ 1,15m) để may áo tay liền với số đo (cm):
Da : 60; Rv : 38; Dt : 14; He : 36; Vc : 32; Vn : 84; Vm : 88.
Gợi ý trả lời
- Khổ 0,8 – 0,9m: (Dài áo + gấu + đường may) x 2
= (55 + 2 + 0,5) x 2 = 115 (cm)
- Khổ 1,15 – 1,2m:
+ Dài tay + 1/2 Rv > 27cm: (Dài áo + gấu + đường may) x 2
= (55 + 2 + 0,5) x 2 = 115 (cm)
+ Dài tay + 1/2 Rv < 27cm: (Dài áo + gấu + đường may)
= 55 + 2 + 0,5 = 57,5 (cm)
- Khổ 1,4 – 1,6m: Dài áo + gấu + đường may
= 55 + 2 + 0,5 = 57,5 (cm).
Câu 2: Nêu nhận xét về các phần của áo?
Gợi ý trả lời
- Tay áo: cắt liền với thân áo.
- Thân áo: có thể may cài khuy hoặc chui đầu, bề rộng thân trước và thân sau bằng nhau, có thể trang trí bằng đăng ten, cầu vai, cầu ngực.
- Cổ áo: có thể áp dụng kiểu cổ không bâu hoặc có bâu.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được cách cắt may áo tay liền đúng tiêu chuẩn.
- Vẽ và cắt tạo mẫu giấy áo tay liền kiểu chui đầu, cổ thuyền.
- Có thể lấy số đo chính xác.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 9 Bài 1: Giới thiệu nghề cắt may
- doc Công nghệ 9 Bài 2: Vật liệu và dụng cụ cắt may
- doc Công nghệ 9 Bài 3: Máy may
- doc Công nghệ 9 Bài 4: Thực hành: Sử dụng và bảo dưỡng máy may
- doc Công nghệ 9 Bài 5: Các đường may cơ bản
- doc Công nghệ 9 Bài 6: Bản vẽ cắt may
- doc Công nghệ 9 Bài 7: Cắt may quần đùi, quần dài
- doc Công nghệ 9 Bài 8: Thực hành cắt may quần đùi, quần dài
- doc Công nghệ 9 Bài 10: Cắt may một số kiểu cổ áo không bâu
- doc Công nghệ 9 Bài 11: Cắt may một số kiểu bâu lá sen
- doc Công nghệ 9 Bài 12: Thực hành cắt may áo tay liền