Công nghệ 9 Bài 9: Kỹ thuật trồng cây vải

Cây vải có nhiều giá trị trong đời sống chúng ta, để tìm hiểu về các giá trị đó cũng như đặc điểm và kĩ thuật trồng, chăm sóc cây vải, chúng ta cùng nghiên cứu Bài 9. Kỹ thuật trồng cây vải trong chương trình Công nghệ 9. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây.

Công nghệ 9 Bài 9: Kỹ thuật trồng cây vải

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Giá trị dinh dưỡng của quả vải

- Dinh dưỡng: Cây vải chứa nhiều nước, đường, axit hữu cơ, vitamin B1, B2, PP và chất khoáng Ca, P, Fe…

- Kinh tế

- Y học

- Bảo vệ môi trường: Cây vải cũng là cây xanh nên có tác dụng chống lũ lụt, xói mòn, điều hoà, làm sạch môi trường không khí.

1.2. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh

a. Đặc điểm thực vật:

- Thuộc họ Bồ hòn

- Cây vải được trồng bằng hạt, cành chiết hoặc ghép. Rễ cây vải trồng bằng cành chiết thường ăn nông, tập trung ở độ sâu từ 0 – 60cm và phát triển gấp từ 1,5 – 2 lần tán cây. Với các cây trồng bằng hạt, rễ ăn sâu đến 1,6m.

- Hoa xếp thành từng chùm mọc ở đầu ngọn và nách lá.

  • Có 3 loại hoa trên 1 chùm (Hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính).
  • Trên cây có hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Hoa đực và hoa cái không nở cùng một lúc. Khi ra hoa, gặp thời tiết ấm, nắng, khô, ít mây mù hoặc mưa phùn thì tỉ lệ đậu quả sẽ cao.

Hoa vải

1. Hoa đực; 2. Hoa cái; 3. Hoa lưỡng tính

- Thân: Là loại thân gỗ, cây to nhiều cành lá phát triển.

- Quả: Mọc thành từng chùm, mỗi quả có 1 hạt duy nhất.

b. Yêu cầu ngoại cảnh:

- Nhiệt độ thích hợp: 24 – 290C, khi cây ra hoa nhiệt độ thích hợp 18 – 240C.

- Lượng mưa trung bình: 1250mm/năm.

- Độ ẩm không khí từ 80 – 90%.

- Ánh sáng: Là loại cây ưa ánh sáng. Nắng càng nhiều càng thuận lợi cho sự hình thành hoa.

- Đất: Trồng được trên nhiều loại đất, đặc biệt thích hợp với đất phù sa, đất có độ pH từ 6 – 6,5.

1.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

a. Một số giống vải:

Hiên nay đang có 3 giống vải chính: vải chua, vải thiều và giống lai giữa vải chua và thiều. Trong ba giống trên thì giống vải thiều có chất lượng tốt hơn đang được phát triển mạnh.

Một số giống vải

b. Nhân giống cây: Phương pháp phổ biến là phương pháp chiết và ghép cành và ghép mắt.

c. Trồng cây:

- Thời vụ trồng:

  • Vụ xuân: tháng 2 – tháng 4.
  • Vụ thu: Từ tháng 8 – tháng 9.

- Khoảng cách trồng:

- Đào hố bón phân lót

d. Chăm sóc:

- Làm cỏ, vun xới: Làm cỏ quanh gốc cây, tránh chặt đứt rễ con vì rễ con mọc sát lớp đất mặt

- Bón phân thúc:

  • Tiến hành bón phân hữu cơ và hoá học với khối lượng hợp lý phụ thuộc vào từng thời điểm bón.Cần tập trung bón khi ra hoa và sau khi thu hoạch quả
  • Cần bón theo hình chiếu tán cây vì rễ con ở đây phát triển mạnh, lông hút nhiều.

- Tưới nước: Tưới nước xung quanh gốc, có phủ rơm rạ để giữ ẩm.

- Tạo hình, sửa cành: Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu bệnh.Sau khi thu hoạch cần tỉa cành cho cây

- Phòng trừ sâu bệnh: Cần phòng trừ một số sâu như bọ xít, sâu đục quả, sâu gặm vỏ cành, nhện long nhung; một số bệnh như bênh thối hoa, bệnh mốc sương

1.4. Thu hoạch, bảo quản, chế biến

a. Thu hoạch:

- Khi quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng hoặc đỏ thẫm là thu hoạch được.

- Bẻ từng chùm quả không kèm theo lá.

b. Bảo quản:

- Quả được hái xuống để nơi râm mát sau đó cho vào sọt, hộp cát tông rồi đem ngay đến nơi tiêu thụ.

- Để trong kho lạnh.

c. Chế biến:

- Sấy vải bằng lò sấy với nhiệt độ 500C – 600C.

- Một số sản phẩm từ quả vải: 

 

2. Luyện tập

Em hãy nêu giá trị của cây vải?

Gợi ý trả lời

- Ăn quả tươi hoặc sấy khô.

- Làm nước giải khát, đồ hộp.

- Vỏ, thân, rễ làm nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp.

- Hoa là nguồn mật ong chất lượng cao.

- Là cây cho bóng mát, phủ xanh đồi trọc.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

- Nêu được các điều kiện trồng và giá trị dinh dưỡng của cây vãi

- Nắm được quy trình trước và sau thu hoạch vải

Ngày:02/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM