Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 12

  Văn nghị luận nói chung rất phong phú và đa dạng. Người viết thường mắc phải những lỗi diễn đạt  do: thiếu kĩ năng diễn đạt, lập luận về luận điểm và luận cứ... Bài học Thực hành chữa lỗi Ngữ văn 12 tập 1 hôm nay sẽ giúp các em khắc phục những lỗi lập luận đó. Chúc các em học tốt!

Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 12

1. Ôn tập lý thuyết

Khi viết văn nghị luận, cần lưu ý tránh một số lỗi sau:

- Nếu luận điểm trùng lặp hoặc không rõ ràng, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết.

- Nếu luận cứ thiếu chính xác, thiếu chân thực, không đầy đủ, không liên quan mật thiết đến luận điểm cần trình bày, trùng lặp hoặc quá lan man, rườm rà.

- Lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợp với luận điểm. Dẫn chứng đưa ra không phù hợp với luận cứ.

- Lập luận trong văn nghị luận: là đưa những lí lẽ, dẫn chứng nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận nào đó mà người nói (người viết) muốn đạt tới.

- Luận điểm: Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của bài nghị luận.

- Luận cứ: là lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm.

- Những chú ý khi nêu luận điểm:

+ Xác định rõ luận điểm cần trình bày: phù hợp với đối tượng nghị luận; thể hiện được giá trị ý nghĩa, nội dung chủ yếu của vấn đề cần nghị luận.

+ Cách trình bày, sắp xếp luận điểm trong một đoạn văn:  phải chú ý đến tính lôgic nhất quán của luận điểm và luận cứ.

- Những chú ý khi nêu luận cứ:

Để tạo luận cứ chặt chẽ cần nêu luận điểm rõ ràng, xác đáng, các dẫn chứng cần có xuất xứ, nguồn gốc tin cậy, phù hợp với luận điểm.

- Những chú ý khi sử dụng cách thức lập luận:

Luận điểm, luận cứ phải chính xác, phù hợp thống nhất.

⇒ Tóm lại, khi viết văn nghị luận cần tránh lỗi:

- Thứ nhất, nêu luận điểm trùng lặp hoặc không rõ ràng, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết.

- Thứ hai, nêu luận cứ thiếu chính xác, thiếu chân thực, không đầy đủ, không liên quan mật thiết đến luận điểm cần trình bày, trùng lặp hoặc quá rườm rà.

- Thứ ba, lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợpvới luận điểm.

2. Luyện tập

Câu 1. Xác định lỗi trong cách nêu luận điểm ở từng đoạn văn sau và nêu cách sửa lại cho rõ luận điểm cần trình bày.

"Trong bài thơ Việt Bắc, thể thơ lục bát đã phát huy được thế mạnh rõ rệt. Tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc trước hết biểu hiện ở thể thơ. Những câu thơ lục bát uyển chuyển, nhịp nhàng, cân đối phù hợp với giọng tâm tình ngọt ngào, da diết. Tính dân tộc của Việt Bắc còn biểu hiện ở đề tài, cảm hứng chủ đạo. Bài thơ đề cập đến vấn đề trọng đại của dân tộc, bộc lộ niềm tự hào, niềm vui chiến thắng của cả dân tộc sau chín năm kháng chiến trường kì. Đồng thời, những hình ảnh, chất liệu được sử dụng trong bài thơ cũng mang đậm nét đẹp truyền thống, gần gũi với cách cảm, cách nghĩ của dân tộc: “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng- Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông"..."

Gợi ý làm bài:

Luận điểm trong hai đoạn văn đều chưa được nêu rõ. Để làm bài tập này, anh (chị) cần chú ý các thao tác sau:

- Xác định rõ luận điểm cần trình bày trong đoạn văn.

- Nếu đoạn văn chưa có câu chủ đề, cần viết một câu văn nêu bật luận điểm trình bày ở phần đầu đoạn văn.

- Sắp xếp lại các ý và viết lại một số câu trong đoạn (nếu cần thiết) để việc trình bày luận điểm rõ ràng, mạch lạc.

Câu 2. Xác định lỗi về phương pháp lập luận trong đoạn văn sau và viết lại để lập luận chặt chẽ hơn.

"Hình ảnh người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn. Đó là nét đẹp đầy chất thơ; bay bổng, vượt lên trên cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh: ‘‘Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa - Kìa em xiêm áo tự bao giờ”. Đó cũng là cái hùng tâm tráng chí của cả một dân tộc trong trái tim người lính quyết tử : “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Nhưng viết về người lính Tây Tiến, Quang Dũng cũng không thể né tránh đau thương, mất mát, hi sinh : “Anh bạn dãi dầu không bước nữa - Gục lên súng mũ bỏ quên đời". Sự hi sinh của người lính thật hào hùng và đẹp đẽ : "Áo bào thay chiếu anh về đất - Sông Mã gầm lên khúc độc hành".

Gợi ý làm bài:

Trình tự sắp xếp các luận cứ không làm nổi bật được vấn đề cần trình bày. Cần thay đổi lại quan hệ tuyến tính giữa các luận cứ theo trình tự :

- Nỗi đau thương, mất mát (cái bi).

- Vẻ đẹp hào hoa, bay bổng (chất lãng mạn).

- Sự kết hợp cả cái bi, cái lãng mạn, cái hào hùng trong tinh thần, ý chí và sự hi sinh của người lính.

3. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Phát hiện và chữa được các lỗi lập luận trong bài văn nghị luận.

- Rằng kĩ năng tạo các đoạn văn có lập luận chặt chẽ, sắc sảo.

Ngày:04/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM