Luận án TS: Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa: Nghiên cứu tại Việt Nam

Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa: Nghiên cứu tại Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm khám phá và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa. Nghiên cứu kiểm định cho trường hợp các doanh nghiệp cổ phần hóa tại Việt Nam.

Luận án TS: Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa: Nghiên cứu tại Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu

Thực trạng cổ phần hóa tại Việt Nam cho thấy rất nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa có cơ cấu chủ sở hữu vốn chưa thay đổi nhiều, nhà nước còn giữ cổ phần chi phối, thậm chí chi phối tuyệt đối trong cấu trúc chủ sở hữu, đặc biệt nhất là người đại diện vốn nhà nước theo cách đặc trưng của Việt Nam. Cụ thể, theo báo cáo 436/BC-CP của chính phủ gởi Quốc hội ngày 17/10/2016, từ năm 2011 đến hết tháng 9/2016 có 426 doanh nghiệp triển khai xong việc bán cổ phần lần đầu thì 81,1% vốn thuộc về nhà nước, công đoàn nắm giữ 0,6%, người lao động nắm giữ 1,6%, nhà đầu tư chiến lược nắm giữ 7,3%, các nhà đầu tư khác thông qua việc bán đấu giá công khai nắm giữ 9,4% vốn điều lệ. Đặc biệt, tại các công ty lớn, bản chất vẫn là doanh nghiệp nhà nước, nhà nước tiếp tục nắm phần vốn chi phối, thậm chí chi phối tuyệt đối, các lãnh đạo chủ chốt trong doanh nghiệp kể cả lãnh đạo cấp trung vẫn không thay đổi khi cổ phần hóa. Nói cách khác, theo nhận định của nhiều chuyên gia, đây là cổ phần hóa hình thức, chỉ đạt về số lượng chứ chưa đạt mục tiêu về chất lượng như kỳ vọng.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

 Xây dựng mô hình mối quan hệ giữa các nhân tố sự thay đổi cấu trúc chủ sở hữu, tinh thần làm chủ doanh nghiệp, kỳ vọng hội nhập và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa.

- Kiểm định mối quan hệ giữa nhân tố sự thay đổi cấu trúc chủ sở hữu và kết quả kinh doanh; sự thay đổi cấu trúc chủ sở hữu và tinh thần làm chủ doanh nghiệp; tinh thần làm chủ doanh nghiệp và kết quả kinh doanh; tinh thần làm chủ doanh nghiệp và kỳ vọng hội nhập; kỳ vọng hội nhập và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa.

- Trên cơ sở đó, giải thích nguyên nhân của sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn với đặc trưng của cổ phần hóa tại Việt Nam. Đồng thời, đề xuất hàm ý quản trị cho lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo các ban ngành, làm cơ sở khoa học cho việc ra các quyết định thực hiện chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Theo mục tiêu nghiên cứu được trình bày phía trên, đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa, bao gồm sự thay đổi cấu trúc chủ sở hữu, tinh thần làm chủ doanh nghiệp, kỳ vọng hội nhập, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa và mối quan hệ của các nhân tố này với nhau.

Phạm vi nghiên cứu: Doanh nghiệp cổ phần hóa là những doanh nghiệp nhà nước Việt Nam đã được chuyển đổi và hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Thời gian khảo sát được chia làm hai giai đoạn, bắt đầu từ 1/12/2016 đến 1/03/2017 cho khảo sát sơ bộ và từ 20/8/2017 đến 31/12/2017 cho khảo sát chính thức. 

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được sử dụng, bao gồm nghiên cứu định lượng có kết hợp với định tính, gồm ba bước: định tính sơ bộ, định lượng sơ bộ và định lượng chính thức. Phân tích dữ liệu thống kê với phần mền SPSS 16.0 và AMOS 20.0 để kiểm định thang đo được phát triển và đánh giá định lượng mối quan hệ giữa các nhân tố được đề xuất trong mô hình nghiên cứu.

1.5 Đóng góp mới của luận án

Thực trạng cổ phần hóa của Việt Nam có nhiều sự khác biệt so với thế giới, cổ phần hóa nhưng không tư nhân hóa hay nói cách khác cổ phần hóa theo cách của Việt Nam. Cấu trúc chủ sở hữu thay đổi từ một chủ sở hữu duy nhất là nhà nước sang nhiều hình thức sở hữu khác nhau trong doanh nghiệp cổ phần hóa, nhưng nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối và cử người đại diện trong hầu hết các doanh nghiệp. Lý thuyết người đại diện, lý thuyết lựa chọn công và lý thuyết quyền sở hữu cho rằng sở hữu nhà nước là loại hình sở hữu kém hiệu quả, nhưng thực tiễn tại Việt Nam cho thấy kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp này rất khả quan. Có rất nhiều nghiên cứu về cổ phần hóa và kết quả kinh doanh trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết đều đánh giá kết quả kinh doanh theo phương pháp đo lường khách quan (Objective performance) dựa trên nguồn dữ liệu tài chính thứ cấp từ các báo cáo tài chính, giới hạn trong phân tích các chỉ số tài chính nên chưa lý giải được sự khác biệt giữa thực tiễn và lý thuyết khi đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa Việt Nam trong thời gian qua. Với cách tiếp cận theo phương pháp đo lường mức độ cảm nhận từ nguồn dữ liệu sơ cấp (Subjective performance), kết quả nghiên cứu của luận án đã giải thích được nguyên nhân của sự khác biệt trên.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về nghiên cứu

Sự cần thiết của nghiên cứu

Quá trình cổ phần hóa dnnn tại việt nam

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Đóng góp mới của luận án

Cấu trúc luận án

2.2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Khái niệm tư nhân hóa và cổ phần hóa

Lý thuyết cổ phần hóa (Privatization Theory)

Lý thuyết hội nhập

Kết quả kinh doanh

Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Điều chỉnh thang đo các khái niệm nghiên cứu

Điều tra sơ bộ đánh giá thang đo

2.4 Phân tích kết quả và kiểm định mô hình nghiên cứu

Thiết kế chương trình nghiên cứu chính thức

Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Kiểm định mô hình lý thuyết bằng mô hình SEM

Phân tích cấu trúc đa nhóm

Kiểm định biến trung gian tinh thần làm chủ DN

Thảo luận kết quả nghiên cứu

2.5 Kết luận và hàm ý quản trị

Kết luận

Hàm ý quản trị

Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

3. Kết luận

Luận án được thực hiện theo cách tiếp cận phương pháp đo lường mức độ cảm nhận (Subjective performance) với mục tiêu khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa và mối quan hệ giữa các nhân tố này với trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần, giải thích nguyên nhân của sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn của cổ phần hóa tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất hàm ý quản trị cho lãnh đạo doanh nghiệp và các ban ngành, làm cơ sở khoa học cho việc ra các quyết định thực hiện chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Dựa vào lý thuyết cổ phần hóa, lý thuyết hội nhập, thang đo lường giá trị của các nhân tố liên quan đã có trên thế giới và nghiên cứu định tính tại Việt Nam, mô hình lý thuyết được đưa ra biểu diễn mối quan hệ giữa các nhân tố sự thay đổi cấu trúc chủ sở hữu, tinh thần làm chủ doanh nghiệp, kỳ vọng hội nhập và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bùi Quốc Anh, 2008. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cổ phần hóa và sau cổ phần hóa các DNNN ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

Bùi Thanh Tráng & Hồ Xuân Tiến, 2017. Mối quan hệ giữa các loại hình chủ sở hữu và hiệu quả kinh doanh. Tạp chí công thương, ISSN 0866-7756, 238-245, số tháng 4, Hà Nội.

Dương Văn Hòa, 2016. Chính sách nhà nước đối với các doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp ngành dệt may. Luận án Tiến sĩ, Đại Học Thương Mại, Hà Nội.

Hoàng Tuân, 2016. Quản lý nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Luận án Tiến sĩ, Học Viện Hành Chánh Quốc Gia, Hà Nội.

Mai Hữu Thực, 1993. Cổ phần hoá DNNN: Thực chất, mục tiêu, vấn đề và giải pháp. Thông báo khoa học, ĐH Kinh tế Quốc dân, trang 33-35.

4.2 Tiếng Anh

Ana, M. Romero-Martinez, Zulima Fernandez Rodriguez, Elena VaquezInchausti, 2010. Exploring corporate entrepreneurship in privatized firms. Journal of World Business, 45, 2-9.

Bagozzi, R.P. & Foxell, G.R., 1996. Construct validation of a measure of adaptive-innovative cognitive styles in consumption. International Journal of Research in Marketing, 13: 201-13.

Carlos, F. Gomes., Mahmoud, M. Yasin., & Joao, V. Lisboa, 2011. Performance measurement practices in manufacturing firms revisited. International Journal of Operations & Production Management, 31(11): 520-530.

Dillman, D.A., Sinclair, M.D., & Clark, J.R., 1993. Effects of questionnaire length, respondent-friendly design, and a difficult question on response rates for occupant-addressed census mail surveys. Public Opinion Quarterly 57: 289–304.

Farazmand, A., 2001. Privatization or Public Enterprise Reform? Implications for Public Management: An Introduction. In A. Farazmand (Ed.), Privatization or Public Enterprise Reform? International Case Studies with Implications for Public Management. Westport: Greenwood Press.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM