Luận án TS: Phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá của Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Mục tiêu tổng quát của luận án là phân tích và xây dựng khung phân tích và bộ tiêu chí đánh giá PTBV cho ngành TCMN ở Việt Nam và vận dụng mô hình đó để nghiên cứu và đánh giá điển hình hàng TCMN mây tre lá. Đồng thời luận án làm rõ hiệu quả vai trò điều tiết của Nhà nước ảnh hưởng đến sự gắn kết của các trụ cột KT-XH-MT với từng công đoạn hoạt động ĐV-SX-ĐR của ngành TCMN.
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Phát triển ngành TCMN và mặt hàng mây tre lá tại các vùng nông thôn không chỉ đóng góp ngân sách cho địa phương mà còn mang lại thu nhập cho người dân trong khu vực, góp phần tạo việc làm, thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động nông nghiệp. Những cơ hội mới này cũng tạo sức ép không nhỏ cho các nhà SX bởi họ phải đáp ứng được các yêu cầu của người mua đối với SP, giao hàng phải đúng thời hạn và hàng hóa phải đạt chuẩn về chất lượng và quy cách với độ chính xác cao, nâng cao hiệu quả SX. Từ thực trạng và yêu cầu phát triển nhanh gắn liền PTBV, tác giả quyết định chọn đề tài: “Phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá của Việt Nam trong hội nhập quốc tế” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị (KTCT).
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là phân tích và xây dựng khung phân tích và bộ tiêu chí đánh giá PTBV cho ngành TCMN ở Việt Nam và vận dụng mô hình đó để nghiên cứu và đánh giá điển hình hàng TCMN mây tre lá. Đồng thời luận án làm rõ hiệu quả vai trò điều tiết của Nhà nước ảnh hưởng đến sự gắn kết của các trụ cột KT-XH-MT với từng công đoạn hoạt động ĐV-SX-ĐR của ngành TCMN.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng các hoạt động ĐV-SX-ĐR ngành hàng TCMN, cụ thể hàng mây tre lá của Việt Nam.
Nội dung vấn đề nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn ảnh hưởng đến việc đánh giá phát triển hàng TCMN mây tre lá ở Việt Nam theo quan điểm PTBV.
Phạm vi nghiên cứu:Luận án này chủ yếu nghiên cứu PTBV dưới cấp độ ngành TCMN và lĩnh vực nghiên cứu là hàng TCMN mây tre lá Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: Trong thời kỳ mở cửa và HNQT.
1.4 Ý nghĩa của luận án
Góp phần hoàn thiện hệ thống lý thuyết làm cơ sở để đưa ra các gợi ý hỗ trợ PTBV hàng TCMN mây tre lá của Việt Nam.
Đánh giá song song cùng với việc xây dựng các giả thuyết về vai trò điều tiết của Chính phủ theo từng giai đoạn trong quy trình hoạt động khai thác-SX-tiêu thụ của ngành TCMN mây tre lá Việt Nam.
Đề tài minh chứng các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương giữ vai trò quan trọng, chi phối sự PTBV ngành TCMN thông qua sử dụng công cụ chính sách điều tiết hoạt động của ngành.
2. Nội dung
2.1 Cơ sở khoa học về phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá của Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Những vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ kinh tế chính trị-phát triển bền vững
Các lý thuyết và mô hình phát triển bền vững
Cơ sở lý luận về phát triển bền vững ngành thủ công mỹ nghệ mây tre lá của Việt Nam
Cơ sở lý luận chung về hội nhập quốc tế
Phát triển bền vững ngành thủ công mỹ nghệ mây tre lá trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Kinh nghiệm một số nước trong khu vực về phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá
Khung phân tích đề nghị của luận án
2.2 Phương pháp nghiên cứu phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá của Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Phương pháp luận
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Quy trình nghiên cứu
2.3 Thực trạng phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá của Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Tổng quan về ngành hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá của Việt Nam
Thực trạng phát triển hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá của Việt Nam về kinh tế, xã hội, môi trường theo tiêu chí phát triển bền vững
Thực trạng thể chế tác động đến quá trình phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá Việt Nam
Đánh giá chung về phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá của Việt Nam
2.4 Định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá của Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Quan điểm, phương hướng của đảng và nhà nước về phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá trong hội nhập quốc tế
Định hướng và mục tiêu phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Giải pháp phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá của Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Một số kiến nghị nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá
3. Kết luận
Có thể khẳng định rằng, phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá là một yêu cầu bức thiết đối với nước ta trong quá trình CNH, HĐH và HNKT quốc tế. Để bảo đảm phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá góp phần quan trọng vào bảo đảm phát triển bền vững hàng hóa XK nói chung và thực hiện định hướng phát triển KT nhanh và bền vững của Việt Nam trong giai đoạn tới, luận án nghiên cứu đã làm rõ: phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá yêu cầu phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng XK và cải thiện đời sống của nhân dân, ổn định XH và bảo vệ MT sinh thái. Mục tiêu của phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá phải hướng tới duy trì tốc độ tăng trưởng và chất lượng XK cao, ổn định, hạn chế những tác động tiêu cực về mặt MT và XH. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của đất nước việc kết hợp hài hòa các mục tiêu này cần có những đặc thù riêng.
4. Tài liệu tham khảo
4.1 Tiếng Việt
Bạch thị Lan Anh, 2010. Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Luận án Tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Bộ Công Thương, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017. Thông tin thương mại, chuyên ngành sản phẩm gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ. Hà Nội. Tổng hợp hàng tuần.
Đại học Kinh tế TPHCM, 2013. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tăng trưởng xanh trong thời kỳ toàn cầu hóa.
Đặng Kim Chi, 2005. Làng nghề Việt Nam và môi trường. Hà nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Đỗ Quốc Sam, 2002. Một số ý kiến về Chương trình nghị sự Việt Nam, định hướng sự phát triển bền vững. Hà Nội: Kỷ yếu Hội thảo.
4.2 Tiếng Anh
Anthony A. Leiserowitz, Robert W. Kates and Thomas M. Parris, 2005. Do Global Attitudes and behaviors support sustainable development? Environment, Vol. 47, No.9, November 2005, P.22-38.
Brezet, J.C. and Hemel, C.G.V.,1997. Ecodesign: A promising approach to sustainable production and consumption. UNEP, Paris.
Bridger, J. C. & Luloff, A. E., 1999. Toward an Interactional Approach to Sustainable Community Development. Journal of Rural Studies: 15(4).
Disaya Chudasri, Stuart Walker, Martyn Evans, 2013. Directions for Design Contributions to the Sustainable Development of the Handicrafts Sector in Northern Thailand. IASDR, Thailand.
Ekins, P., Simon, S., Deutsch, L., Folke, C., De Groot, R., 2003. A framework for the practical application of the concepts of critical natural capital and strong sustainability. Ecological Economics, 44, 165–185.
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Kinh tế trên ---
Tham khảo thêm
- pdf Luận án TS: Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Nghiên cứu trường hợp Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội
- pdf Luận án TS: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
- pdf Luận án TS: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
- pdf Luận án TS: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025
- pdf Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2025
- pdf Luận án TS: Tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam
- pdf Luận án TS: Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế
- pdf Luận án TS: Gắn kết tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội ở nước CHDCND Lào
- pdf Luận án TS: Vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành cộng đồng kinh tế Asean
- pdf Luận án TS: Vai trò của nhà nước đối với đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng ở Việt Nam