Luận án TS: Quản lý nhà nước về Đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam

Luận án Quản lý nhà nước về Đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu hệ thống hoá cơ sở khoa học của QLNN về ĐTMSC; Đánh giá, phát hiện đúng những bất cập của công tác QLNN về ĐTMSC ở Việt Nam thời gian qua và những nguyên nhân của những bất cập đó; Đưa ra một cơ sở khoa học về quan điểm, định hướng hoàn thiện và những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLNN về ĐTMSC ở Việt Nam trong thời gian tới. 

Luận án TS: Quản lý nhà nước về Đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Việt Nam là một nước đang phát triển nên hàng năm nhu cầu mua sắm công rất lớn và đây cũng là một lĩnh vực nhạy cảm dễ nảy sinh tham nhũng, lãng phí. Việc thực hiện QLNN về ĐTMSC nhằm sử dụng hiệu quả chi tiêu công, khắc phục tình trạng tham nhũng lãng phí. Tuy nhiên, công tác QLNN về ĐTMSC ở nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cả về cơ sở pháp lý và công tác tổ chức thực hiện…Do đó, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về Đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, được sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. 

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án đặt ra mục tiêu: (i) Hệ thống hoá cơ sở khoa học của QLNN về ĐTMSC; (ii) Đánh giá, phát hiện đúng những bất cập của công tác QLNN về ĐTMSC ở Việt Nam thời gian qua và những nguyên nhân của những bất cập đó; (iii) Đưa ra một cơ sở khoa học về quan điểm, định hướng hoàn thiện và những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLNN về ĐTMSC ở Việt Nam trong thời gian tới. 

 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Luận án xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu, bao gồm: lý thuyết về Chi tiêu công, Mua sắm công, Đấu thầu và ĐTMSC. Phân tích làm rõ các nội dung về đặc điểm, chức năng và nguyên tắc của QLNN về ĐTMSC; Nội dung cơ bản của QLNN về ĐTMSC; Những yếu tố tác động đến hiệu quả của công tác QLNN về ĐTMSC; Các tiêu chí đánh giá hiệu quả QLNN về ĐTMSC. 

Luận án nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế (kinh nghiệm về: Xây dựng môi trường pháp lý; Tổ chức quản lý, Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và Hội nhập quốc tế), trong QLNN về ĐTMSCS của một số nước trên thế giới (Hàn Quốc, Singapore) qua đó rút ra những bài học vận dụng cho Việt Nam. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu và làm rõ các khái niệm: Chi tiêu công, Mua sắm công, ĐTMSC và QLNN về ĐTMSC. Nghiên cứu đối tượng là: Các cơ quan QLNN về ĐTMSC ở trung ương và địa phương, các Ban quản lý Dự án đầu tư công và các Doanh nghiệp nhà nước tham gia vào hoạt động QLNN về ĐTMSC. 

Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu về không gian trong toàn quốc bao gồm các cơ quan quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước từ trung ương tới địa phương, các Ban quản lý Dự án đầu tư công, các Doanh nghiệp nhà nước, không bao gồm các cơ quan Đảng, Đoàn, Quốc Hội, Quân đội, Tòa án và các Tổ chức chính trị - xã hội. 

Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu hoạt động QLNN về ĐTMSC ở Việt Nam thực trạng từ năm 2005 đến năm 2017, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn, giải pháp đến năm 2030.

Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu và làm rõ các nội dung của công tác QLNN về ĐTMSC ở Việt Nam. 

1.4  Phương pháp nghiên cứu 

Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phương pháp thống kê và so sánh

Phương pháp chuyên gia

Nguồn số liệu

1.5 Đóng góp mới về mặt khoa học

Luận án hệ thống hóa, luận giải và làm sáng tỏ được những vấn đề cơ bản về ĐTMSC và QLNN về ĐTMSC.

Luận án đã xác định được các nhân tố, cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác QLNN về ĐTMSC ở Việt Nam.

Luận án đã làm rõ và đánh giá được thực trạng công tác QLNN về ĐTMSC ở Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó trong QLNN về ĐTMSC ở Việt Nam thời gian qua.

Luận án đề xuất được các giải pháp cụ thể, có tính logic, khoa học và khả thi góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác QLNN về ĐTMSC ở Việt Nam trong thời gian tới. 

1.6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghĩa lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và hình thành khung lý luận cơ bản về các khái niệm: Chi tiêu công, Mua sắm công, Đấu thầu, ĐTMSC và QLNN về ĐTMSC, nội dung QLNN về ĐTMSC. Luận án góp phần hình thành hệ thống lý luận về các chức năng QLNN về ĐTMSC và các tiêu chí đánh giá QLNN về ĐTMSC phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu và giảng dạy QLNN về ĐTMSC.

Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã đề xuất được một mô hình QLNN mới về ĐTMSC, theo đó mô hình mới sẽ góp phần nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của bộ máy trong việc thực hiện chức năng QLNN về ĐTMSC ở Việt Nam trong thời gian tới. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy các môn học về đấu thầu, ĐTMSC, QLNN về ĐTMSC, Mua sắm công, Quản lý Chi tiêu công ở Việt Nam.

2. Nội dung

2.1  Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 

Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài

Đánh giá tổng quát về các công trình nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của Luận án

2.2 Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế Quản lý nhà nước về Đấu thầu mua sắm công

 Chi tiêu công và Quản lý chi tiêu công

Mua sắm công

Đấu thầu và Đấu thầu mua sắm công

Quản lý nhà nước về Đấu thầu mua sắm công

Kinh nghiệm QLNN về Đấu thầu mua sắm công của một số quốc gia trên thế giới

Bài học rút ra đối với Việt Nam

2.3 Thực trạng Quản lý nhà nước về Đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam

Thực trạng Mua sắm công ở Việt Nam

Thực trạng Quản lý nhà nước về Đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam

Đánh giá công tác Quản lý nhà nước về Đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam thời gian qua 

2.4 Định hướng và Giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nước về Đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam trong thời gian tới

Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến Quản lý nhà nước về Đấu thầu mua sắm công.

Quan điểm và Định hướng hoàn thiện Quản lý nhà nước về Đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam trong thời gian tới.

Giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nước về Đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam trong thời gian tới.

3. Kết luận

Luận án đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu và các tiêu chí đánh giá công tác QLNN về ĐTMSC. Luận án còn làm rõ và đánh giá được thực trạng những tồn tại, bất cập, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QLNN về ĐTMSC ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đề xuất hệ thống các biện pháp khoa học góp phần đổi mới mô hình, cách thức và phương pháp QLNN về ĐTMSC góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, từng bước minh bạch hóa, nâng cao tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong lĩnh vực QLNN về ĐTMSC. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Nguyễn Thị Đông Anh (2009), Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở Việt Nam, Đại học Quốc Gia HN.

Vũ Thành Tự Anh (2013), Quản lý và phân cấp quản lý đầu tư công thực trạng và giải pháp ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế .

TS. Phạm Thế Anh, “Nghiên cứu của CEPR Chi tiêu Chính phủ và tăng trưởng kinh tế: khảo sát lý luận tổng quan”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 365, 2008.

TS. Phạm Thế Anh, PGS, TS. Trần Đình Thiên, TS. Ngô Trí Long,“Việt Nam chi tiêu công thuộc nhóm tốn kém trong khu vực.

Ban công tác đại biểu Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử năm 2014 “Pháp luật về đấu thầu dưới góc nhìn phân tích chính sách”. 

4.2 Tiếng Anh

Agell, J., T. Lindh and H. Ohlsson (1994), “Growth and the Public Sector: A Critical Review Essay”, European Journal of Political Economy,Vol.13, 33-5

Anh-The Pham (2008), “The Composition of Government and Economic Growth: Evidence from Vietnam”, Vietnam Financial Journal, No. 6, June, 2008.

Aschauer, David A. (1999), “Is Public Expenditure Productive”, Journal of Monetary Economics, 23,177-200.

Barro, R.J., (1990), “Government Spending in a Simple Model of Endogenous Growth”, Journal of Political, Economy 98, part 2, S103–S125.

Barro, R.J., (1991), “Economic growth in a cross section of countries”, Quarterly Journal of Economics 106, 407–444.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM