Luận án TS: Quyết định lựa chọn sản xuất chè theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của hộ nông dân tại vùng trung du miền núi phía Bắc
Luận án Quyết định lựa chọn sản xuất chè theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của hộ nông dân tại vùng trung du miền núi phía Bắc được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến quyết định lựa chọn áp dụng và quyết định duy trì phương pháp sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP của hộ nông dân trồng chè ở vùng TDMNPB.
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam hiện có 34/63 tỉnh trồng chè, sản phẩm Chè được sản xuất chủ yếu tại các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB) và tỉnh Lâm Đồng, với tổng diện tích lên tới 123.669 ha (Bộ NN&PTNT, 2018; FAO, 2012). Trong đó khu vực TDMNPB chiếm 79,2% diện tích và đạt 74,1% sản lượng chè toàn quốc. Đây là vùng chè có nhiều địa phương áp dụng sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP từ rất sớm (ngay từ những năm 2009), do đó khoảng thời gian là đủ dài để hành vi lựa chọn áp dụng và hành vi duy trì hay rút khỏi sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP có thể quan sát và kiểm chứng được. Đây là đặc điểm quan trọng cho phép nghiên cứu về quyết định lựa chọn và rút khỏi sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP. TDMNPB là vùng bao gồm nhiều địa phương có sự tương đồng về điều kiện sản xuất chè, điều kiện kinh tế xã hội ở khu vực nông nghiệp, nông thôn xét theo thu nhập trung bình đầu người/tháng ở khu vực sản xuất nông nghiệp (Tổng cục Thống kê, 2016). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về quyết định lựa chọn sản xuất chè ở vùng TDMNPB có triển vọng mở rộng cho các tỉnh sản xuất chè tương đồng trong cả nước. Điều này làm cho việc chọn vùng TDMNPB là địa bàn nghiên cứu sẽ tăng ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP có đặc điểm gì khác biệt với phương pháp sản xuất chè truyền thống
- Sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP hiện nay tại vùng TDMNPB đang ở trạng thái và quy mô nào, khó khăn gì hộ gặp phải khi quyết định áp dụng và duy trì sản xuất chè theo GAP
- Nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng tới quyết định áp dụng sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP của hộ nông dân tại vùng TDMNPB
- Nhân tố và mức độ ảnh hưởng của của chúng tới quyết định duy trì sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP của hộ nông dân tại vùng TDMNPB
- Đề ra những giải pháp gì để thúc đẩy các hộ nông dân lựa chọn và duy trì sản xuất Chè theo tiêu chuẩn GAP
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quyết định sản xuất Chè theo tiêu chuẩn GAP tại vùng TDMNPB và những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định áp dụng và duy trì sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP của hộ nông dân ở vùng TDMNPB.
Phạm vi của nghiên cứu của luận án tập trung vào sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP và các nhân tố quyết định tới sự lựa chọn sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP của hộ nông dân ở 3 tỉnh thuộc trung tâm của vùng TDMNPB.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để“đạt tới mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp cả hai nhóm phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng gồm:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp phân tích thống kê mô tả
- Phương pháp phân tích hồi quy
1.5 Đóng góp của luận án
Luận án thảo luận ảnh hưởng của bốn nhóm yếu tố tới quyết định lựa chọn của hộ nông dân trồng chè vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB) bao gồm nhóm yếu tố thuộc về: hộ sản xuất, yêu cầu kỹ thuật, thị trường và chính sách nhà nước. Cụ thể, luận án phát triển thêm ba nhân tố nghiên cứu mới: “Yêu cầu kỹ thuật của quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP”, “Chi phí đăng ký chứng nhận GAP” và “Hỗ trợ của nhà nước” trên cơ sở áp dụng lý thuyết Kinh tế học nông dân của Ellis (1980), khung nghiên cứu về quyết định sản xuất của hộ (FAO, 1995), kế thừa có chọn lọc từ lý thuyết Hành vi có kế hoạch của Ajzen (1975) và bối cảnh nghiên cứu. Luận án nghiên cứu quyết định áp dụng GAP và mở rộng hơn nghiên cứu trước đây khi nghiên cứu quyết định duy trì sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP.
2. Nội dung
2.1 Tổng quan nghiên cứu
Sản xuất nông nghiệp theo hướng vệ sinh an toàn thực phẩm
Lựa chọn sản xuất theo tiêu chuẩn GAP
Lý thuyết quyết định lựa chọn sản xuất của nông hộ
Khoảng trống nghiên cứu
2.2 Cơ sở lý luận lựa chọn phương pháp sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP
Cơ sở lý thuyết về quyết định lựa chọn
Đặc điểm quyết định lựa chọn sản xuất của hộ nông dân
Sản xuất nông nghiệp của hộ theo tiêu chuẩn GAP
Sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Khung nghiên cứu và biến nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu
2.4 Thực trạng sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP vùng TDMNPB
Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội vùng TDMNPB
Khái quát sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP ở vùng TDMNPB
Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP của hộ nông dân vùng TDMNPB
Đánh giá kết quả sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP
2.5 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm lựa chọn sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP
Kết quả phân tích nhân tố
Quyết định lựa chọn áp dụng sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP
Quyết định duy trì sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP
2.6 Giải pháp thúc đẩy hộ nông dân lựa chọn và duy trì sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP
Căn cứ đề xuất
Giải pháp thúc đẩy hộ lựa chọn và duy trì sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP
3. Kết luận
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu tìm được, luận án đề xuất 7 nhóm biện pháp thúc đẩy hộ nông dân lựa chọn áp dụng và duy trì tiêu chuẩn GAP cho sản xuất chè của hộ. Sản xuất chè an toàn nói chung và sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP nói riêng là yêu cầu tất yếu của nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Việc triển khai áp dụng tiêu 133 chuẩn GAP cho sản xuất chè tại vùng TDMNPB, vùng chè có diện tích lớn nhất cả nước mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không chỉ cải thiện gìn giữ môi trường sinh thái cho cả khu vực Bắc Bộ, đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng sản phẩm chè của vùng ở khắp nơi trên thế giới mà còn góp phần xây dựng và nâng cao thương hiệu sản phẩm chè Việt Nam trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Vì vậy, cần thiết phải tiếp tục kiên trì triển khai và duy trì tiêu chuẩn GAP cho sản xuất chè ở vùng TDMNPB nói riêng và Việt Nam nói chung.
4. Tài liệu tham khảo
4.1 Tiếng Việt
Bộ Công Thương (2016), Cơ hội và thách thức khi Việt Nam thực hiện các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhà xuất bản công thương.
Bộ Khoa học công nghệ (2017), Quyết định về việc ban hành tiêu chuẩn quốc gia, quyết định số 2802/QĐ-BKHCN, truy cập ngày 14 tháng 01 năm 2020 từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-2802-QDBKHCN-2017-cong-bo-tieu-chuan-quoc-gia-Thuc-hanh-nong-nghiep-tot381880.aspx
Bộ NN&PTNT (2008), Quy định quản lý sản xuất kinh doanh rau, quả và chè an toàn, quyết định số 99/2008/QĐ-BNN, truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2018 từ https://luatvietnam.vn/nong-nghiep/quyet-dinh-99-2008-qd-bnn-bo-nong-nghiepva-phat-trien-nong-thon-38550-d1.html
Bộ NN&PTNT (2015), Báo cáo hiện trạng và một số biện pháp thúc đẩy phát triển sản xuất chè an toàn.
Đào Quyết Thắng (2018), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP của các hộ nông dân: nghiên cứu trường hợp tỉnh Ninh Thuận, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
4.2 Tiếng Anh
Adesina AA, Baidu-forson J (1995), ‘Farmers’ perceptions and adoption of new agricultural technology: evidience from analysis in Burkina Faso and Guinea”, West Africa Agricutural Economic, số 33, tr 1-9.
Ajzen, I. (1991), ‘The theory of planned behaviour’, Organizational Behaviour and Human Decision Processes, 50, 179 – 211.
Alves E (1991), ‘Sustainable growth in agricultural production: poverty, policy and science’, food and agricultural development centre, tr 63-68.
Baslevent, C., EI-Hamidi, F., (2009), “Preferences for yearly retirement among older government employees in Egypt”, Econ Bull, 29, tr 554-565.
Bergevoet RHM, Ondersteijn CJM, Saatkamp HW, Van Woerkum CMJ, Huirne RBM (2004), ‘Entrepreneurial behaviour of Dutch dairy farmers under a milk quota system: goals, objectives and attitudes’, Agricultural system, số 80, tr 1-21
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---
Tham khảo thêm
- pdf Luận án TS: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ
- pdf Luận án TS: Phát triển sản xuất cây vụ đông ở tỉnh Thái Bình
- pdf Luận án TS: Quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam
- pdf Luận án TS: Phân tích chuỗi giá trị và hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long