Luận án TS: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025

Luận án Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025 được hoàn thành với mục tiêu nhằm đóng góp về mặt lý luận cùng với những giải pháp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để thực hiện xây dựng một nền nông nghiên sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu Khoa học - Công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Luận án TS: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

ĐBSCL là vùng giàu tiềm năng phát triển vào loại bậc nhất của cả nước, vùng chiến lược về an ninh lương thực quốc gia, nhưng ĐBSCL chưa được khai thác và phát triển đúng với lợi thế vốn có; Đời sống của cả vùng, nhất là ND còn khoảng cách rất xa so với các vùng miền khác của cả nước. Một trong những nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do quá trình CNH, HĐH NN, NT mặc dù đã được các địa phương trong vùng quan tâm, có những bước tiến nhất định nhưng vẫn chưa thực sự đi vào chiều sâu để phát huy hiệu quả. Là người gắn bó lâu năm với vùng đất này, Ncs có nguyện vọng nghiên cứu để làm rõ thêm quá trình thực hiện CNH, HĐH NN, NT khu vực ĐBSCL đạt được những thành tựu, hạn chế cụ thể nào? Bài học kinh nghiệm nào rút ra về sự thành công bước đầu ở ĐBSCL thực hiện CNH, HĐH NN, NT? Nguyên nhân của những vấn đề cơ bản đã cản trở tiến trình CNH, HĐH NN, NT?... Dựa vào đó, Ncs làm cơ sở tìm ra những giải pháp đóng góp vào đẩy mạnh CNH, HĐH NN, NT vùng nhanh chóng phát triển cho tương xứng với tiềm năng.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, xuất phát từ cơ sở lý luận, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực tiễn của tiến trình CNH, HĐH NN, NT vùng ĐBSCL thời gian qua, nêu bật và khẳng định những thành tựu, đóng góp to lớn của các địa phương vùng ĐBSCL trong phát triển NN, NT. Qua đó, khẳng định hướng đi đúng đắn của ĐBSCL khi thực hiện CNH, HĐH NN, NT.

Thứ hai, nhận diện, phân tích làm rõ những hạn chế, yếu kém, bất cập đã và đang nổi lên trong quá trình thực hiện CNH, HĐH NN, NT vùng ĐBSCL. Đồng thời, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, bất cập đó.

Thứ ba, trên cơ sở thực tiễn cả mặt thành công và hạn chế rút ra những bài học kinh nghiệm quý gì, nhất là những mô hình, cách làm hay, sáng tạo trong quá trình CNH, HĐH NN, NT vùng ĐBSCL. Trong chừng mực nào đó sẽ rút ra và bổ sung những vấn đề về mặt lý luận vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.

Thứ tư, làm rõ những tác động của yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tiến trình CNH, HĐH NN, NT, cùng với đề ra định hướng, mục tiêu đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH NN, NT vùng ĐBSCL. Từ đó, đề xuất những giải pháp về cơ chế chính sách cũng như đột phá giúp ĐBSCL đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH NN, NT theo định hướng của Đảng; đồng thời khuyến nghị với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong vùng những gợi ý cơ bản để tạo sức bật, động lực mới cho tiến trình CNH, HĐH NN, NT nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng trong thời gian tới. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

- Phát triển LLSX tiên tiến qua thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng KH - CN.

- Xây dựng QHSX phù hợp.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN, NT

- Xây dựng kết cấu hạ tầng KT – XH ở NT. 

Phạm vi nghiên cứu:Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2000 đến năm 2018.

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Từ đánh giá, nhận xét thực trạng của tiến trình thực hiện CNH, HĐH NN, NT ở ĐBSCL và dự báo tình hình trong, ngoài nước cũng như của ĐBSCL làm cơ sở định hướng đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH NN, NT của vùng. Ncs tiếp thu những bài học có chọn lọc quốc tế, trong nước đưa ra những bài học có thể vận dụng cho ĐBSCL.

Kết hợp định hướng, mục tiêu thực hiện CNH, HĐH NN, NT của Đảng cùng với quan điểm bổ sung của Ncs để làm cơ sở đề xuất nhóm giải pháp chung cho CNH, HĐH NN, NT và nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và một số đột phá (đẩy mạnh liên kết vùng, hình thành một số mô hình kinh tế mới, đẩy mạnh phát triển hạ tầng), khuyến nghị với Trung ương, địa phương một số yếu tố đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH NN, NT ở ĐBSCL.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Các công trình nghiên cứu của các tác giả liên quan đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Những đúc kết khi nghiên cứu các công trình khoa học liên quan đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

2.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Mối quan hệ biện chứng giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Một số luận điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cùng với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở đồng bằng sông Hồng và một số quốc gia, cùng với những những bài học kinh nghiệm

2.3 Phương pháp nghiên cứu của luận án

Tổng quan phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Đề xuất khung phân tích của Luận án

2.4 Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long

Tổng quan điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua

Bài học kinh nghiệm về sự thành công bước đầu của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long

 Một số tồn tại bất cập chính yếu cần sớm giải quyết nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long

Nguyên nhân của những vấn đề cơ bản tồn tại bất cập

2.5 Định hướng và giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025

Dự báo tình hình tác động đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long

Định hướng, mục tiêu đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025

Những giải pháp cơ bản đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025

Khuyến nghị

3. Kết luận

Luận án đã khái quát khá đầy đủ những khá niệm cơ bản; Đưa ra được mối quan hệ biện chứng giữa NN, NT là NN, ND, NT có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển NN, NT, nếu chúng ta không nghiên cứu, giải quyết đồng bộ 3 vấn đề thì khó có thể thực hiện thành công CNH, HĐH NN, NT nói riêng và CNH, HĐH đất nước nói chung. Đồng thời, hệ thống được một số luận điểm khoa học của các nhà kinh tế lớn trên thế giới bàn về CNH, HĐH NN, NT cùng với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về CNH, HĐH NN, NT; Quá trình hình thành và phát triển quan điểm của ĐCSVN về CNH, HĐH NN, NT qua các kỳ Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc, cũng như Đảng, Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo ĐBSCL thực hiện CNH, HĐH NN, NT trong thời kỳ đổi mới. Song, cũng không quên nghiên cứu về CNH, HĐH NN, NT ở đồng bằng sông Hồng và một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản những kinh nghiệm của họ về hoàn thiện QHSX, ứng dụng KH-CN tiên tiến vào SX theo hướng phát triển NN đô thị, NN sạch, thực hiện chủ trương “Ly nông bất ly hương”, mô hình “Xí nghiệp hương chấn”, phong trào “Làng quê mới”... để rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho ĐBSCL thực hiện CNH, HĐH NN, NT.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Ban Chấp hành Trung ương, 2013. Tài liệu học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Hà Nội: Nxb Chính trị - Hành chính.

Ban Chấp hành Trung ương, 2012. Kết luận số 28-KL/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011 – 2020.

Ban Chấp hành Trung ương. Kết luận số 97-KL/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương bảy, khoa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hà Nội, ngày 9-5-2014.

Ban Chấp hành Trung ương. Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011 – 2020. Hà Nội, ngày 20-1- 2003.

Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Giáo dục và đào tạo, Ngân hang Thế giới, Ủy Ban kinh tế Quốc hội, Trường Đại học kinh tế quốc dân. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015 và những chiến lược điều chỉnh. Hà Nội. Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, 2013.

4.2 Tiếng Anh

Akemi Kamakawa. Structural change of agriculture in the rice granary of Vietnam, fifteen years post DOI MOI and Structural changes in land sizes of households in rice – growing areas in Mekong detal of Vietnam – Based on a case study in the former area of Hoa Duc hamlet in 2002&2011. TP. Hồ Chí Minh, 2013.

Barkema, Alan, Mark Drabenstott, and M. L. Cook. “The Industrialization of the U.S. Food System,” Food and Agricultural Marketing issues for the 21 st Century. Edited by Daniel 1. Padberg, Food and Agricultural Marketing Consortium, FAMC 93-1, Texas A&M University, College Station TX, 1993.

Barry, Peter J., Steven T. Sonka, and Kaouthar Lajili. “Vertical Coordination, Financial Structure, and the Changing Theory of the Finn.” Amerzcan Journal of Agricutural Economics. 74( 1992):12 19-1225.

Batie, Sandra S. “Sustainable Development: Challenges to the Profession of Agricultural Economics.” American Journal of Agricuttural Economics, 71 ( 1989): 1083- I 101.

Castle, Emery N., Robert P. Berrens, and Stephen Polasky. “Sustainability and Ecological Economics: Ephemeral Trend or Bedrock Development?” Paper presented at the 1993 American Agricultural Economics Meeting, San Diego, California, August 7-10, 1993.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM