Luận án TS: Sự gắn kết của sinh viên và mối quan hệ với chất lượng cuộc sống đại học

Luận án Sự gắn kết của sinh viên và mối quan hệ với chất lượng cuộc sống đại học được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu các yếu tố thuộc nhận thức và đặc điểm cá nhân [giá trị dịch vụ cảm nhận (PSV), khả năng hấp thu (AC), mục đích cuộc sống (PL), tính bền bỉ (GR)] ảnh hưởng như thế nào đến sự gắn kết của sinh viên (SE), và mối quan hệ giữa sự gắn kết với chất lượng cuộc sống đại học (QL).

Luận án TS: Sự gắn kết của sinh viên và mối quan hệ với chất lượng cuộc sống đại học

1. Tổng quan

1.1 Bối cảnh nghiên cứu

Việc xem xét sự gắn kết của sinh viên dưới góc nhìn đa chiều đã nhận ra điều này và cho phép hiểu biết sâu sắc về trải nghiệm của cá nhân (Fredricks và cộng sự, 2004). Hơn nữa, sự gắn kết được coi như là một quá trình tâm lý dễ uốn nắn, thay đổi về mức độ cảm xúc và thích nghi với môi trường; sự gắn kết của sinh viên được đề nghị nghiên cứu để cải thiện những hậu tố quan trọng như kết quả học tập hay chất lượng cuộc sống học thuật (Kahu, 2013). Trong bối cảnh nghiên cứu như vậy, tác giả quyết định chọn khái niệm sự gắn kết của sinh viên, dựa trên nền tảng tiếp cận chú trọng đến nhận thức và cảm xúc, để nghiên cứu sâu cho kết quả đầu ra là gia tăng sự hài lòng và hạnh phúc của người học, vấn đề có thể mang lại hàm ý có ý nghĩa đối với công tác quản trị đại học.

1.2  Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá và điều chỉnh thang đo các thành phần thuộc khái niệm sự gắn kết của sinh viên trong trường đại học (lĩnh vực kinh tế, kinh doanh) ở Việt Nam. 

Đánh giá và điều chỉnh thang đo bốn nhân tố thuộc nhận thức (cảm nhận) và đặc điểm (tính cách) cá nhân ảnh hưởng đến sự gắn kết của sinh viên. 

Xây dựng và kiểm định mô hình về những nhân tố tác động đến sự gắn kết của sinh viên và mối quan hệ với chất lượng cuộc sống ở trường đại học.

Đề xuất hàm ý nhằm giúp các nhà quản trị đại học xây dựng các giải pháp gia tăng sự gắn kết của sinh viên, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống đại học của họ.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Các yếu tố thuộc nhận thức và đặc điểm cá nhân được đo lường ra sao và chúng tác động đến sự gắn kết của sinh viên như thế nào? Ngoài vai trò biến độc lập trong mô hình, yếu tố nào giữ vai trò điều tiết?

Sự gắn kết của sinh viên tác động như thế nào đến chất lượng cuộc sống đại học của họ? Trong bốn yếu tố thuộc cảm nhận và tính cách cá nhân, yếu tố nào có tác động đến chất lượng cuộc sống đại học?

Các nhóm sinh viên khác nhau về giới tính, và vùng miền liệu có sự khác biệt về chất lượng cuộc sống đại học của họ?

Các nhóm sinh viên khác nhau về hình thức đào tạo liệu có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc nhận thức và đặc điểm cá nhân với sự gắn kết và chất lượng cuộc sống đại học của họ? 

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên được tổ chức đào tạo theo hình thức tập trung (tất cả thời gian đào tạo tại cơ sở giáo dục đại học; người học dành toàn bộ thời gian vào việc học), cụ thể là sinh viên hệ đại học chính quy;

Sinh viên được tổ chức đào tạo theo hình thức không tập trung (đào tạo tại cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở liên kết, phù hợp với yêu cầu của ngƣời học; người học dành một phần thời gian nhất định vào việc học để có thể vừa đi học vừa đi làm) gồm sinh viên vừa làm vừa học, và học viên cao học.

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), 2) Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở 1 - FTU), 3) Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), 4) Trường Đại học Kinh tế - Luật thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (UEL), và 5) Trường Đại học Tài chính - Marketing (UFM).

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện theo quy trình định lượng kiểm định lý thuyết khoa học thông qua ba bước: (1) Nghiên cứu lý thuyết gồm các điểm chính là xác định khe hổng nghiên cứu, thiết lập mô hình lý thuyết và thiết kế thang đo nháp cho các khái niệm nghiên cứu; (2) Nghiên cứu sơ bộ xác định thang đo chính thức cho các khái niệm trong mô hình đề xuất; và (3) Nghiên cứu chính thức để kiểm định mô hình và giả thuyết về các mối quan hệ trong mô hình đề xuất.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Giới thiệu chương 

Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Các yếu tố trong mô hình nghiên cứu

 Lý thuyết nền tảng

Mô hình nghiên cứu

2.2 Thiết kế nghiên cứu

Giới thiệu chương

Thiết kế nghiên cứu

2.3 Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu

Giới thiệu

Kết quả kiểm định thang đo sơ bộ

Kết quả kiểm định thang đo chính thức

Kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu

Kiểm định mô hình với biến điều tiết

Kết quả phân tích biến kiểm soát

Kết quả phân tích biến điều tiết nhóm

3. Kết luận và ý nghĩa của nghiên cứu

3.1 Tóm lược quá trình nghiên cứu

Đi cùng những đóng góp về lý thuyết, dưới góc nhìn của một cá nhân có nhiều kinh nghiệm quản trị trong lĩnh vực giáo dục đại học, tác giả đã đề xuất các hàm ý quản trị có liên quan đến kết quả nghiên cứu với mong muốn đóng góp một phần vào sự phát triển của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và hội nhập sâu rộng như hiện nay. Nội dung cuối cùng không thể thiếu chính là phần trình bày về những hạn chế của công trình nghiên cứu và kèm theo những ý tưởng có thể thực hiện trong tương lai. 

3.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Liên quan đến việc xem xét bốn yếu tố thuộc nhận thức (cảm nhận) và đặc điểm (tính cách) cá nhân ảnh hưởng như thế nào đến sự gắn kết của sinh viên ở trường đại học, có sáu giả thuyết được kiểm định

Liên quan đến việc xem xét biến phụ thuộc [chất lượng cuộc sống đại học] là kết quả của mô hình, có ba giả thuyết được kiểm định

Kết quả việc xem xét vai trò kiểm soát của giới tính và vùng miền đối với chất lượng cuộc sống đại học

Kết quả kiểm định kỳ vọng về sự khác biệt của hình thức đào tạo

3.3 Ý nghĩa của nghiên cứu

Nghiên cứu đã chỉ ra mức độ tác động của bốn yếu thuộc nhận thức và đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến sự gắn kết của sinh viên ở trường đại học. 

Nghiên cứu đã phát hiện vai trò điều tiết hỗn hợp của khả năng hấp thu và vai trò điều tiết thuần túy của mục đích cuộc sống đối với mối quan hệ giữa giá trị dịch vụ cảm nhận và sự gắn kết của sinh viên

Kết quả phân tích một lần nữa khẳng định sự đồng thuận với các nghiên cứu trước đây khi giới tính bị bác bỏ vai trò kiểm soát đối với chất lượng cuộc sống đại học

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Diệp Thanh Tùng, Võ Thị Ngọc Yến (2017). Các nhân tố tác động đến sự hài lòng và gắn kết của sinh viên thông qua việc đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo Trường Đại học Trà Vinh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh, 22(7/2017), 1-9.

Nguyễn Đình Bắc (2018). Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tạp chí Cộng sản (Nghiên cứu - trao đổi).

Nguyễn Đình Thọ (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2011). Nghiên cứu khoa học marketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Vol. Lần 2). Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

Nguyễn Khánh Duy (2009). Thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phần mềm AMOS (Lưu hành nội bộ): Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

4.2 Tiếng Anh

Agostino, D., & Arnaboldi, M. (2017). Social media data used in the measurement of public services effectiveness: Empirical evidence from Twitter in higher education institutions. Public Policy and Administration, 32(4), 296-322.

Agrey, L., & Lampadan, N. (2014). Determinant factors contributing to student choice in selecting a university. Journal of Education and Human Development, 3(2), 391-404. 

Anderson, J. C., & Gerbing, D. W. (1988). Structural equation modeling in practice: A review and recommended two-step approach. Psychological Bulletin, 103(3), 411-423. 

Appleton, J. J., Christenson, S. L., & Furlong, M. J. (2008). Student engagement with school: Critical conceptual and methodological issues of the construct. Psychology in the Schools, 45(5), 369-386. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ kinh tế trên ---

Ngày:26/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM